Đề cương Ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 6 năm học 2013-2014

6.Nguyên liệu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là:

 a)Nước và khí cacbonic b)Khí cacbonic và muối khoáng

 c)Khí ô xi và nước d)Khí ô xi,nước và muối khoáng

7.Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của mọi cơ thể sống?

 a.Trao đổi chất b.Tự tổng hợp chất hữu cơ c. Lớn lên d.Sinh sản

8.Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa ?

a.Cây xoài, cây ớt, cây hoa hồng, cây cải b.Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cau

c.Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu d.Cây ngô, cây cải, cây rau bợ, cây lúa

9.Nhóm cây gồm toàn cây có rễ cọc?

a.Cây táo, cây mít, cây ổi, cây ớt b.Cây bưởi, cây hành, cây cà chua, cây cải

c.Cây xoài, cây ớt, cây hoa hồng, cây lúa. d.Cây dừa, cây lúa, cây hành, cây ngô

10. Nhóm cây nào có cùng một loại thân?

a. Cây dừa,cây lúa, cây cau b. Cây ổi,cây bạch đàn, cây phượng

c. Cây cải, cây cà phê, cây ngô d. Cây đậu ván,cây mít,cây nhãn

11.Thân to ra do đâu ?

a. Do phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ b.Do tế bào ở mô phân sinh ngọn

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 6 năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – SINH 6 - Năm 2013-2014
I./ TRẮC NGHIỆM: 
1. Chức năng của thân cây là:
 a)Vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá b) Quang hợp
 c)Dùng làm cột d)Vận chuyển các chất 
2. Hiện tượng quang hợp của cây xanh diễn ra ở:
 a) Những bộ phận có lạp lục b) Lá c) Rễ d) Thân 
3.Khi quang hợp cây xanh đã tạo ra:
 a) Tinh bột và khí ôxi b) Tinh bột và khí cácbonic
 c)Tinh bột và hơi nước d) Tinh bột, hơi nước và khí cacbonic
4.Thời gian cây xanh thực hiện quá trình hô hấp: 
 a) Suốt ngày đêm b) Trời tối c) Ban đêm d) Ngoài ánh sáng
5.Thân dài ra do:
 a) Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn b)Sự lớn lên và phân chia tế bào
 c) Chồi ngọn d)Mô phân sinh ngọn
6.Nguyên liệu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là:
 a)Nước và khí cacbonic b)Khí cacbonic và muối khoáng
 c)Khí ô xi và nước d)Khí ô xi,nước và muối khoáng
7.Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của mọi cơ thể sống? 
 a.Trao đổi chất b.Tự tổng hợp chất hữu cơ c. Lớn lên d.Sinh sản 
8.Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa ?
a.Cây xoài, cây ớt, cây hoa hồng, cây cải b.Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cau
c.Cây dừa, cây hành, cây thông, cây rêu d.Cây ngô, cây cải, cây rau bợ, cây lúa
9.Nhóm cây gồm toàn cây có rễ cọc?
a.Cây táo, cây mít, cây ổi, cây ớt b.Cây bưởi, cây hành, cây cà chua, cây cải
c.Cây xoài, cây ớt, cây hoa hồng, cây lúa. d.Cây dừa, cây lúa, cây hành, cây ngô
10. Nhóm cây nào có cùng một loại thân?
a. Cây dừa,cây lúa, cây cau b. Cây ổi,cây bạch đàn, cây phượng
c. Cây cải, cây cà phê, cây ngô d. Cây đậu ván,cây mít,cây nhãn
11.Thân to ra do đâu ?
a. Do phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ b.Do tế bào ở mô phân sinh ngọn
c. Do giác và ròng. d.Cả a và b
12.Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây thân rễ ?
a.Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây gừng b.Cây dong riềng, cây cải, cây gừng
c.Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ d.Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt 
13. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia?
a Ở mô phân sinh b. Ở phần ngọn của cây.
c. Tất cả các bộ phận của cây d. Ở các phần non có màu xanh của cây.
14. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân và lá là:
a. mạch gỗ b. mạch rây c. bó mạch d. ruột
15. Sự sắp xếp bó mạch ở cấu tạo trong của thân non:
a. mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong b. mạch rây ở trong, mạch gỗ ở ngoài
c. mạch rây xen kẽ mach gỗ d. mạch rây chồng lên mạch gỗ 
16. Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá giúp nó tổng hợp được nhiều chất hữu cơ là:
a. phiến lá rộng b. phiến lá màu lục c. phiến lá dạng bản dẹt d. cả a,b,c
17. Phần dài ra nhanh nhất của rễ là:
a. miền sinh trưởng b. miền hút c. miền chóp rễ d. miền trưởng thành
18. Khi đi trồng cây hoặc cấy lúa người ta cần tỉa bớt lá, cành để:
a. Giảm thoát hơi nước b. Cây giảm quang hợp
c.Giảm hút phân d. Cây nhận được nhiều ánh sáng 
19. Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng:
a. Lông hút b. Thịt vỏ c. Biểu bì d. vỏ
20. Thành phần có chức năng điều khiển mọi hoạt dộng sống của tế bào : 
a. Vách tế bào 	 b. Màng sinh chất 	 c. Chất tế bào ,	 d. Nhân 
21. Những nhóm cây nào sau đây toàn là cây có rễ củ : 
a.Củ cải, ca rốt, khoai lang 	 	b.Nghệ , gừng, dong ta, 
c.Khoai tây, su hào , riềng 	d.Khoai lang, khoai tây , gừng 	
22. Cây riềng sinh sản sinh dưỡng bằng : 
a. Thân rễ	 b. Thân củ 	 c. Lá 	 d. Rễ củ 
23. Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
a. Vách tế bào b. Màng sinh chất c. Chất tế bào d. Nhân
24.Cây cứng cao, có cành thuộc loại thân gì?
a. Thân gỗ b.Thân cỏ c.Thân quấn d.Tua cuốn
25. Nhóm cây nào người ta thường tỉa cành?
a. Cây ăn quả b. Cây lấy củ c. Cây lấy gỗ, lấy sợi d. Cây lấy lá
26. Để quan sát được ảnh của vật với độ phóng to 150 lần,cần điều chỉnh thị kính- vật kính với các chỉ số nào sâu đây:
a. X20 - X15 b. X20 - X130 c. X10 - X15 d. X40 - X110 
27. Loại rễ nào có chức năng chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả :
a. Rễ cọc 	 b. Rễ chùm 	 c. Rễ củ	 d. Rễ giác mút 
28. Đặt điểm của cấu tạo ngoài của lá giúp nó tổng hợp được nhiều chất hữu cơ là :
a. Cuống lá dài và to b. Phiếm lá rộng c. Phiến lá hẹp 	 d. Gân lá hình mạng 
29. Thân cây gồm:
a. Thân chính, cành, chồi ngọn b. Thân chính, cành, chồi hoa
c. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách c. Thân chính,cành, chồi lá
30. Phần lớn rễ hút nước vào cây được thải ra ngoài qua:
a. Lá b. Lỗ khí của lá c. Thân d. Gân lá
31. Muốn cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao cần: a. Bón phân đúng loại b. Bón đủ phân, đúng loại c.Bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc d. Bón ít phân, đúng loại
32. Lá trên các mấu thân sắp so le nhau nhằm: 
a. Bảo vệ thân cây 	b.Giúp lá trao đổi khí 
c. Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng d. Giúp lá thoát hơi nước 
33. Ở rễ cây , miền có chức năng quan trọng nhất là:
 a. Miền hút b. Miền trưởng thành. c. Miền chóp rễ. d. Miền sinh trưởng.
34. Trong quá trình phân bào, thành phần nào của tế bào phân chia đầu tiên là:
 a. Màng. b. Chất tế bào. c. Nhân. d. Màng sinh chất.
35.Ban đêm ngủ dưới gốc cây người ta thấy mệt mỏi vì:
 a. Cây quang hợp lấy khí ôxi ; b. Cây hô hấp mạnh nhã khí cac boníc .
 c.Cây hô hấp nhã khí ôxi. ; d. Cả a và b đúng. 
36. Biểu bì của thân non có chức năng:
 a. Tham gia quang hợp 	b. Bảo vệ	 
 c. Dự trữ chất dinh dưỡng 	d. Vận chuyển chất hữu cơ
37. Gừng sinh sản bằng:	 a. Thân bò b. Lá	 c. Rễ củ d. Thân rễ
38. Cây hô hấp: a. Suốt ngày đêm b. Ban ngày	 c. Ban đêm d. Khi có ánh sáng
39. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với sinh vật
 a. Giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển b. Làm cho sinh vật duy trì nói giống	
 c. Làm cho sinh vật lớn lên	 d. Giúp sinh vật phát triển nòi giống
40. Hình thức sinh sản dưới đây không phải sinh sản sinh dưỡng :
 a. Bằng thân rễ b. Bằng lá c. Bằng hạt d. Bằng thân bò
B/ TỰ LUẬN 
- Nêu những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống?
- Đặc điểm chung của Thực vật? Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cơ thể Thực vật có hoa gồm những loại cơ quan nào?
- Vẽ tế bào biểu bì vẩy hành, tế bào cà chua.
- Trình bày cấu tạo tế bào thực vật? Vẽ và chú thích cấu tạo tế bào thực vật. 
- Mô là gì? Kể tên các loại mô chính của thực vật.
- Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia. Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào. Ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
- Vai trò của rễ đối với cây. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng mỗi miền? Miền nào là phần quan trọng nhất của rễ ? Vì sao?
- Trình bày cấu tạo miền hút của rễ?Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao? 
- Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? Có thể làm thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng? 
- Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Con dường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây?
- Phân biệt các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa? 
- Vì sao các cây sống trong nước rễ không có lông hút ? 
- Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân ? Cho ví dụ.
- Phân biệt chồi hoa và chồi lá?
- Thân dài ra do đâu? Thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của thân. 
- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, tỉa cành? Cho vài ví dụ?
- Thân non gồm những bộ phận nào? Chức năng từng phần? So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ?
- Vì sao buộc dây thép lên thân gỗ lâu ngày ta thấy mép vỏ phía trên dây thép phình to ra?Nhân dân ta thường ứng dụng như thế nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như : Hồng ,cam, bưởi , nhãn,vải...?
- Thân to ra do đâu? Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
- Chức năng của mạch gỗ, mạch rây? Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
- Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
- Phân biệt lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá. 
- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng mỗi phần là gì?
- Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp? Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì trong thiên nhiên và đời sống con người.
- Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó có đúng không? Vì sao? 
- Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta còn thả thêm vào bể cá các loại rong?
- Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm bớt sự ô nhiễm không khí ? 
- Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy nguyên liệu đó từ đâu?
- Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ ?
- Tại sao trong trồng trọt, muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày.? 
- Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp?Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
- Tại sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?
- Trình bày thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá .Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
- Tại sao khi đem cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn?
- Nêu các loại lá biến dạng và chức năng từng loại? Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
- Phát biểu khái niệm SSSD. Phân biệt được SSSD tự nhiên và SSSD do người.
- Tại sao cành giâm phải có đủ mắt và chồi?
- Chiết cành khác giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
- Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao?

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Sinh 6HK I20132014.doc
Giáo án liên quan