Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Liêng Trang

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

 1. Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô) thành lập vào thời gian nào?

 A. 02 / 1917. B. 11 / 1917.

 C. 12 / 1922. D. 12 / 1921

 2. Nhật Bản thoát khỏi sự thống trị của thực dân phương Tây nhờ:

 A. cải cách Minh Trị Duy tân . B. chính sách ngoại giao khôn ngoan.

 C. tinh thần đoàn kết dân tộc cao. D. tất cả đáp án A, B, C đúng.

 3. Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ chính quyền của giai cấp nào sau đây?

 A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.

 C. giai cấp tư sản. D. giai cấp phong kiến.

 4. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:

 A. Chiếm hữu nô lệ. B. Phong kiến.

 C. Xã hội chủ nghĩa. D. Tư bản.

 5. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc được coi là:

 A. cách mạng dân chủ tư sản B. cách mạng vô sản.

 C. cách mạng tư sản C. cách mạng ruộng đất

 6. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là:

 A. cuộc chiến tranh phát xít B. cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa

 C. cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc D. cuộc chiến tranh chính nghĩa

 7. Đâu là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á thoát khỏi thân phận thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

 A. Việt Nam

 B. In – đô - nê – xi - a

 C. Xiêm ( Thái Lan)

 D. Miến Điện

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quyền của giai cấp nào sau đây?
	A. giai cấp công nhân.	B. giai cấp nông dân.
	C. giai cấp tư sản.	D. giai cấp phong kiến.
 4. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:
	A. Chiếm hữu nô lệ.	B. Phong kiến.
	C. Xã hội chủ nghĩa.	D. Tư bản.
	5. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc được coi là:
	A. cách mạng dân chủ tư sản 	B. cách mạng vô sản.
	C. cách mạng tư sản	C. cách mạng ruộng đất
	6. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là:
	A. cuộc chiến tranh phát xít	B. cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa
	C. cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc	D. cuộc chiến tranh chính nghĩa
	7. Đâu là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á thoát khỏi thân phận thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
 A. Việt Nam
 B. In – đô - nê – xi - a
	C. Xiêm ( Thái Lan)
	D. Miến Điện
	8. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên mang tính chất là cuộc cách mạng vô sản là:
 A. khởi nghĩa của công nhân tơ dệt thành phố Li-ông (Pháp) 1831
 B. khởi nghĩa của công nhân dệt vùng Sơ lê din (Đức) 1844
 C. khởi nghĩa của nhân dân Pa ri ( Pháp ), 18 - 3 - 1871
	C. khởi nghĩa Xi Pay ( Ấn Độ), 1857 – 1859
	9. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để vì:
	A. chưa đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến.
	B. không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	C. lật đổ chế phong kiến nhà Thanh.
	D. đáp án A và B đúng. 
 10. cuộc cách mạng được coi là mở ra thời kì Cận đại là:
 A. cách mạng Hà Lan, 1566
 B. cách mạng tháng Mười Nga, 1917
 C. cách mạng Tân Hợi, 1911
 D. cách mạng tư sản Pháp, 1789
 11 cuộc cách mạng được coi là mở ra thời kì hiện đại là:
 A. cách mạng tháng Hai Nga, 1917
 B. cách mạng tháng Mười Nga, 1917
 C. cách mạng Tân Hợi, 1911
 D. cách mạng tư sản Pháp, 1789
 12. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
 A. Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến sức mua của người dân
 B. Do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lên cao mạnh mẽ
 C. Do giai cấp tư sản bóc lột nhân dân lao động tàn tệ
 D. Do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
 13. Vì sao nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
 A. Vì giới cầm quyền Mĩ đã phát xít hóa bộ máy thống trị
 B. Vì nước Mĩ có điều kiện thuận lợi về tài nguyên, bóc lột triệt để nhân dân lao động
 C. Vì tư sản Mĩ đã có nhiều biện pháp cải tiến kỉ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền
 D. Vì chính phủ Mĩ đã thực hiện “chính sách mới” của tổng thống Ru- rơ ven.
 14. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào ngày tháng năm nào?
	A. Ngày 11/11/1918	B. Ngày 13/11/1918
	C. Ngày 09/11/1918	D. Ngày 20/11/1918
 15. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ vào ngày tháng năm nào?
	A. Ngày 05/04/1919	B. Ngày 13/11/1919
	C. Ngày 09/ 05/1919	D. Ngày 04/05/1919
Câu 2. Nối cột A và cột B để có đáp án đúng với nội dung đã học:
a.
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
A. Cách mạng dân chủ tư sản
1, 
2. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ( cách mạng vô sản)
2, 
3. Cách mạng tháng Hai Nga năm 1917
C. Cách mạng tư sản
3, 
4. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
 D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa
4, .
b. 
Thời gian
Sự kiện 
Đáp án
 Năm 1566
A.Cách mạng tháng Mười Nga
1, 
 Năm 1871
B.Cách mạng Tân Hợi
2, 
 3. Năm 1911
 C.Công xã Pa ri
3, 
 4. Năm 1917
D.Cách mạng tư sản Hà Lan
4, .
 Câu 3. 
1. Điền các cụm từ : dân tộc, cổ vũ, vô sản, điều kiện vào chổ trống để hoàn thành ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với thế giới
	Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, ..mạnh mẽ và tạo ra những .thuận lợi cho cuộc đấu tranh của giai câp.và cácbị áp bức trên toàn thế giới.
2. Điền các cụm từ: Phục hồi, đạo luật, Nhà nước, kiểm soát để hoàn thành nội dung chủ yếu của chính sách mới do tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
Chính sách mới bao gồm các về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, ..sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính và đặt dưới sựcủa 
II. TỰ LUẬN: 
 Câu 1. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)? Theo em cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Liên hệ với tình hình Việt Nam hiện nay? 
 Câu 2. Vì sao năm 1917 ở Nga lại có hai cuộc cách mạng?
 Câu 3. Nhà khoa học Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó ?
 Câu 4. Nội dung, tác dụng của “chính sách kinh tế mới” do Lê nin khởi xướng năm 1921? Chính sách đó có còn tác dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay không? Em hãy liên hệ với nước ta trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
 Câu 5. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với thế giới? Theo em hiểu “chủ nghĩa phát xít” là gì?
Câu 6: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á?
Câu 7: So sánh phong trào độc lập ở khu vực Đông Nam Á giai đoạn những năm 20 của thế kỉ XX với giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. ĐÁP ÁN 
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
A
D
C
D
A
B
C
C
D
A
B
A
D
A
D
Câu 2:
a. 1-C; 2-D; 3-A; 4-C
b. 1-D; 2-C;3-B; 4-A
Câu 3
a Các cụm từ lần lượt là: cổ vũ, điều kiện, vô sản, dân tộc
b, Các cụm từ lần lượt là: đạo luật, phục hồi, kiểm soát, Nhà nước
II. TỰ LUẬN:
Câu1. 
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nhiều hậu quả cho nhân loại:
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá..bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận, nhất là Mĩ
- Cách mạng thế giới tiếp tục phát triển với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, 1917
- Để bảo vệ hòa bình: trước hết phải cần toàn thế giới tham gia đấu tranh cho hòa bình, phải bằng mọi biện pháp đấu tranh trong hòa bình đối với tất cả các xung đột và tranh chấp 
- Từ tháng 5/2014 Trung Quốc đã có những hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam. Nhưng Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ý thức được vị trí của hòa bình vì vậy bằng mọi biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Đó là dùng báo chí, bằng chứng về chủ quyền biển đảo trong lịch sử để khẳng định chủ quyền của dân tộc trên hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế đặc biệt là tòa án quốc tế với tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi biện pháp hòa bình
Câu 2. Vì sao năm 1917 ở Nga lại có hai cuộc cách mạng ?
 Nước Nga vào năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng vì:
 - Để giải quyết mâu thuẩn gay gắt trong xã hội Nga đầu thế kỉ XX 
 - Kết quả cách mạng tháng 2/ 1917 đưa đến hai chính quyền song song cùng tồn tại, chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu của nhân dân lao động Nga, chính phủ tư sản tiếp tục thi hành những chính sách đi ngược với lợi ích của nhân dân
- Yêu cầu chấm dứt tình trạng hai chính quyền , thiết lập nhà nước thống nhất trong cả nước của các Xô viết đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền .
Câu 3. Nhà khoa học Nô-ben nói: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó ?
Bài làm phải nêu được :
- Tích cực( tốt ): mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất và tinh thần cho con người 
- Tiêu cực ( xấu ) tạo ra phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, gây ô nhiễm môi trường.
Câu 4. Nội dung, tác dụng của chính sách kinh tế mới của Lê Nin đối với nước Nga Xô viết:
* Nội dung:
- Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực
- Khuyến khích tự do buôn bán, cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ, tư bản nước ngoài đầu tư, 
* Tác dụng:
Thu được kết quả tốt đẹp
- Kinh tế được khôi phục và phát triển
- Đời sống nhân dân được cải thiện
Liên hệ với Việt Nam
Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng chính sách mới của Lê nin vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986, đó là ban hành việc giao khoán ruộng đất cho người nông dân, ban hành chế độ thu thuế nông nghiệp
Chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Kết quả: kinh tế xã hội chủ nghĩa thu được những kết quả tốt đẹp, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện
Câu 5. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
Là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài và có sức tàn phá chưa từng thấy, đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ
Để thoát khỏi khủng hoảng một số nước tư bản đã lựa chọn con đường cải cách kinh tế xã hội, một số nước chọn con đường phát xít hóa chế độ thống trị
“ Chủ nghĩa phát xít” là hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động hiếu chiến nhất chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết laapk chế độ khủng bố công khai để đàn áp nhân dân trong nước và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Câu 6: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á:
Từ sau cách mạng tháng Mười Nga, 1917 và chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc đã bước sang thời kì mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực
Các phong trào tiêu biểu:
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919
Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ, thành lập nước cộng hòa Nhân dân
Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ do Đảng quốc đại lãnh đạo do M. Gan-đi đứng đầu
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Thổ Nhĩ Kì, thành lập nước cộng hòa
Trong cao trào cách mạng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia, nhiều Đảng cộng sản được thành lập
Câu 7: So sánh phong trào độc lập ở khu vực Đông Nam Á những năm 20 của thế kỉ XX với phong trào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Giống nhau: Đều diễn ra sôi nổi với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhâ

File đính kèm:

  • docsu 8.doc