Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8

3. Khối tròn xoay được tạo thành khi ta:

A. Xoay một hình chữ nhật quanh một trục cố định

B. Xoay một hình tam giác cân quanh một trục cố định

C. Xoay một hình tam giác đều quanh một trục cố định

D. Xoay một hình phẳng quanh một trục cố định của hình

4. Hình chiếu của một vật thể là:

A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu

B. Phần thấy của vật đối với người quan sát

C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ

D. Phần thấy của vật đối với cả a,b,c đều sai

5. Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu có:

A. Có các tia chiếu song song với nhau

B. Có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu

C. Có các tia chiếu đồng quy tại tâm chiếu

D. Có các tia chiều vuông góc với nhau

6. Phép chiếu vuông góc là cơ sở để:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 8
Chủ đề 1: Bản vẽ các khối hình học
1. Hình trụ là hình có dạng..
A. Khối đa diện    	B. Khối tròn xoay   	C. Hình tròn     	D. Hình cắt
2. Khi quay một hình chữ nhật quanh một trục (là cạnh của hình chữ nhật đó), ta sẽ được hình gì?
A. Hình nón          	B. Hình cầu             	C. Hình trụ      	D. Hình chỏm cầu
3. Khối tròn xoay được tạo thành khi ta:
A. Xoay một hình chữ nhật quanh một trục cố định
B. Xoay một hình tam giác cân quanh một trục cố định
C. Xoay một hình tam giác đều quanh một trục cố định
D. Xoay một hình phẳng quanh một trục cố định của hình
4. Hình chiếu của một vật thể là:
A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu
B. Phần thấy của vật đối với người quan sát
C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ
D. Phần thấy của vật đối với  cả a,b,c đều sai
5. Phép chiếu xuyên tâm là phép chiếu có:
A. Có các tia chiếu song song với nhau
B. Có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu
C. Có các tia chiếu đồng quy tại tâm chiếu
D. Có các tia chiều vuông góc với nhau
6. Phép chiếu vuông góc là cơ sở để:
A. Xây dựng hình chiếu song song
B. Xây dựng hình chiếu  phối cảnh
C. Xây dựng hình chiếu  vuông góc
D. Xây dựng hình chiếu xuyên tâm
7. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
A. Từ trước tới         	B. Từ trên xuống   	C. Từ trái sang    	D. Từ phải sang.
8. Mỗi hình chiếu thể hiện mấy chiều kích thước của vật thể:
A. 1                          B. 2                        C. 3                      D. 4
9.  Hình chiếu cạnh thể hiện các chiều kích thước của vật thể là:
A. Chiều cao, chiều rộng
B. Chiều dài, chiều rộng
C. Chiều dài, chiều cao
D. Chiều dài, chiều cao, chiều rộng.
Chủ đề 2: Bản vẽ kĩ thuật
1: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
1. Khung tên   2. Các bộ phận  3. Yêu cầu kĩ thuật  4. Kích thước  5. Hình biểu diễn
A. 1, 5, 4, 2, 3
B. 1, 5, 4, 3, 2
C. 1, 5, 3, 4, 2
D. 1, 5, 2, 4, 3
2: Nội dung cần hiểu khi đọc khung tên của bản vẽ chi tiết là:
A. Vật liệu, tỉ lệ, ngày vẽ
B. Vật liệu, tỉ lệ, tên người vẽ
C. Vật liệu, tỉ lệ, tên gọi chi tiết
D. Vật liệu, tỉ lệ, chữ kí người vẽ
3: Nội dung cần hiểu khi đọc bước tổng hợp của bản vẽ chi tiết là:
A. Tên gọi và công dụng của chi tiết
B. Mô tả hình dạng, cấu tạo, kích thước chung của chi tiết
C. Công dụng, kích thước chung của chi tiết
D. Mô tả hình dạng, cấu tạo và công dụng của chi tiết
4: Hình cắt dùng để:
A. Biểu diễn rõ hơn hình dạng phía sau của vật thể
B. Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên ngoài của vật thể
C. Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
D. Biểu diễn rõ hơn phía trước của vật thể
5: Ren bị che khuất được vẽ bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch gạch
6: Ren ngoài được vẽ theo quy ước sau:
A. Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền mảnh, đường chân ren vẽ bằng nét liền đậm
B. Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền mảnh, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh
C. Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh
D. Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét liền đậm
7: Đường giới hạn ren của ren lỗ (ren trong) được vẽ bằng:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh
Chủ đề 3: Gia công cơ khí
1: Các đồ dùng được làm từ chất dẻo nhiệt là:
A. Áo mưa, can nhựa, vỏ ổ cắm điện
B. Vỏ quạt điện, thước nhựa, áo mưa
C. Vỏ bút bi, can nhựa, thước nhựa.
D. Can nhựa, thước nhựa, áo mưa
2: Các đồ dùng được làm từ kim loại đen là:
A. Lưỡi kéo, chảo gang, lõi đồng dây dẫn điện
B. Nồi nhôm, khung xe đạp, lưỡi cuốc
C. Móc khoá cửa, lưỡi kéo, lưỡi cuốc
D. Nồi nhôm, chảo gang, lõi đồng dây dẫn điện
3: Tính chất công nghệ của vật liệu biểu thị:
A. Tính cứng, tính dẻo, tính bền
B. Tính đúc, tính hàn, tính rèn,...
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy,...
D. Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.
 4: Đồng dẻo hơn thép, khó đúc thể hiện các tính chất cơ bản nào của vật liệu:
A. Cơ học và hoá học
B. Hoá học và lí học
C. Cơ học và công nghệ
D. Lí học và công nghệ
5: Gang có tỉ lệ cacbon là:
< 2,14%
≤ 2,14%
> 2,14%
≥ 2,14%
Chủ đề 4: Chi tiết máy và lắp ghép
1: Chi tiết máy là :
A. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong máy
B. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong máy
C. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
2 : Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy là :
A. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, có thể tháo rời từng phần
B. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, không thể thào rời hơn nữa
C. Phần tử có cấu tạo riêng biệt, không thể tháo rời hơn nữa
D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có thể tháo rời từng phần
3 : Những chi tiết máy thuộc nhóm công dụng chung là :
A. Bu lông, lò xo, trục khuỷu
B. Đai ốc, bánh răng, khung xe đạp
C. Lò xo, bánh răng, đai ốc
D. Trục khuỷu, bu lông, bánh răng
Chủ đề 5 : Truyền và biến đổi chuyển động ?
Câu 3 : Ứng dụng của truyền động xích để tính tỉ số truyền :
Bài tập 1 :  Tính tỉ số truyền của bộ truyền động xích, khi biết số răng đĩa xích (bánh dẫn) là 50 răng, số răng đĩa líp (bánh bị dẫn) là 20 răng?
Bài tập 2 :  Tính tỉ số truyền của bộ truyền động xích, khi biết đường kính đĩa xích (bánh dẫn) là 30 mm, đường kính đĩa líp (bánh bị dẫn) là 10 mm?
Bài tập 3 :  Tính tỉ số truyền của bộ truyền động xích, khi biết đĩa xích (bánh dẫn) quay 40 vòng/phút, đĩa líp (bánh bị dẫn) quay 60 vòng/phút?
Chủ đề 6 : An toàn điện
Câu 1 : Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào chỗ trống dưới đây :
a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.    
b) Thả diều gần đường dây điện.
c)  Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp
d) Không xây nhà gần sát đường dây cao áp.                        
e) Chơi gần dây néo, dây chằng cộ điện cao áp.           
Câu 2 : Những hành động nào dưới đây dễ gây tai nạn điện ?
A. Rút phích vào ổ điện khi tay đang ướt.
B. Rút phích điện trước khi di chuyển đồ dùng điện.
C. Kiểm tra cách điện những đồ dùng điện để lâu không sử dụng.
D. Không cắt nguồn điện trước khi sửa chữa điện
E. Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.
F. Sử dụng phích cắm điện bị nứt vỏ.
Câu 3: nhiệm vụ của các nhà máy điện là: 
Biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thủy năng thành nhiệt năng
Biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thủy năng thành cơ năng
Biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thủy năng thành thế năng
Biến đổi các dạng năng lượng: nhiệt năng, thủy năng thành điện năng
Chủ đề 7: ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH
Câu 1: Nhóm vật liệu dẫn điện là:
Anico, ferit, fecmaloi, sắt non
Cao su, nhựa dẻo, giấy cách điện, mica
Sắt, than chì, gang, đồng
Chì, cao su, inox, nhôm
Câu 2: Nhóm đồ dùng Điện – nhiệt là:
Bàn là, quạt điện, máy bơm nước, nồi cơm điện
Bàn là, đèn huỳnh quang, máy nước nóng, bếp từ
Bàn là, nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện
Đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn cao áp, đèn LED
Câu 3: Nhóm đồ dùng Điện – cơ là:
Bàn là, quạt điện, máy bơm nước, nồi cơm điện
Quạt điện, máy bơm nước, máy hút bụi, máy xay xát
Bàn là, nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện
Đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn cao áp, đèn LED
Câu4: điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Vật liệu dẫn điện là vật liệu dòng điện đi qua, có điện trở suất., đặc tính
.. càng nhỏ, dẫn điện càng tốt
Vật liệu không cho dòng điện đi qua gọi là.., điện trở suất.. đặc tính.
Vật liệu dẫn từ là vật liệu cho. đi qua. Đặc tính
Câu hỏi lý thuyết:
Sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại và phi kim loại; kim loại đen và kim loại màu 
Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren?
Hãy nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy và cho ví dụ về các chi tiết máy ?
Chi tiết máy được chia làm những nhóm nào ? Lấy ví dụ cho từng nhóm chi tiết máy ?
Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu truyền chuyển động ?
Nêu nguyên lí và viết công thức tỉ số truyền động ăn khớp ?
Hãy nêu các tính chất hoá học và công nghệ của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ‎nghĩa gì trong sản xuất?
Hãy nêu tính chất cơ học và tính chất vật lí của vật liệu cơ khí? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng tính chất?

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoc ki I.doc