Đề cương ôn tập hóa lớp 8

1/ Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước :

 A. không tăng B. không giảm C. đều giảm D. đều tăng

2/ Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

 A. đều tăng B. đều giảm C. phần lớn là tăng D. phần lớn là giảm

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập hóa lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8
A. TRẮC NGHIỆM:
1/ Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước : 
 A. không tăng	B. không giảm 	C. đều giảm	D. đều tăng 
2/ Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
 A. đều tăng	B. đều giảm	C. phần lớn là tăng	D. phần lớn là giảm
3/Dung dịch là hỗn hợp :
 A. của chất rắn trong chất lỏng	B. của chất khí trong chất lỏng
 C. đồng nhất của dung môi và chất tan 	D. đồng nhất của chất rắn và dung môi
4/ Oxit là hợp chất của oxi với:
A. một nguyên tố kim loại 	B. một nguyên tố phi kim
C. một nguyên tố hoá học khác 	D. các nguyên tố kim loại 
5/ Những chất nào trong số những chất sau đây được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm :
A. Fe3O4	B. không khí 	C. KMnO4 	D. H2O
6/ Các oxit sau oxit nào thuộc oxit bazơ:
A. SO3	B. CaO	C. N2O5	D. P2O5
7/ Trong những hợp chất sau hợp chất nào là muối:
A. NaOH	B. CO2	C. Na2SO4	D. HCl
8/ 0.15mol H2SO4 có khối lượng bằng :
A. 14,9 g	B.9,8g	C. 14,7g	D. 19,6g
9/ Thể tích khí hiđro cần dùng để tác dụng với khí oxi tạo ra 3,6g nước :
A. 4,48lít	B. 3,36lít	C. 2,24 lít 	D. 1,12lít
10/ Người ta điều chế được 1,6g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng (II) oxit. Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là :
A. 1g	B. 1,5g	C. 2g	D. 2,5g
11. Dẫn khí H2 đư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát đúng là :
	A. có tạo thành chất rắn màu đen vàng và có hơi nước 
	B. có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành
	C. có tạo thành chất rắn màu đỏ và có hơi nước bám vào thành ống nghiệm
	D. có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám vào thành ống nghiệm
12 : Hỗn hợp hiđro và oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ thể tích của chúng theo thứ tự là :
	A. 1 : 2	B. 2 : 1	C. 1 : 1	D. 2 : 2
13 : Có các phản ứng hóa học sau : 
	1. CaCO3 CaO +	CO2	2. 4P	+ 5O2 2P2O5
	3. CaO	 + H2O Ca(OH)2	4. H2	+ HgO Hg + H2O
	5. Zn	 + H2SO4 ZnSO4 + H2	6. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
 a. Nhóm chỉ gồm các phản ứng oxi hóa khử là :
	A. 1, 3	B. 2, 4	C. 4, 6	D. 1, 4
 b. Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân huỷ là :
	A. 1, 2	B. 3, 4	C. 5, 6	D. 1,6
 c. Nhóm chỉ gồm các phản ứng hóa hợp là :
	A. 1, 3	B. 2, 4	C. 3, 5	D. 2,3
14 : Có hai cách thu khí trong phòng thí nghiệm : (1) đẩy không khí, (2) đẩy nước. Cách thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm là :
	A. chỉ dùng cách (1)	B. chỉ dùng cách (2)
	C. dùng cách (1) hoặc cách (2)	D. không dùng cả hai cách
15: Khử 2, 4g đồng (II) oxit bằng khí hiđro số gam đồng thu được là:
A/ 6, 4g	B/ 1,92g	C/ 3, 2g	D/ 12, 8g
16: Những phản ứng hóa học nào sau đây có thể được dùng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm :
A/ 2H2O 2H2 + O2 	B/ 2Na + 2H2O2NaOH + H2
C/ Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 	D/ 2Al + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2
17:Biết nhôm có hóa trị III hãy chọn công thức đúng trong số các công thức sau:
A/ AlSO4	B/ Al2( SO4)3	C/ Al2SO4 	D/ Al( SO4)3
18:Dung dịch là hỗn hợp:
A/ Đồng nhất của chất rắn và dung môi	B/ Của chất rắn trong chất lỏng 
C/ Đồng nhất của dung môi và chất tan	D/ Của chất khí trong chất lỏng 
19:Số gam chất tan cần dùng để pha 2 lít dung dịch NaCl 1M là:
A/ 58, 5g	B/ 117g	C/ 175,5 g	D/ 234 g
20:Nồng độ phần trăm của dung dịch 40g K2SO4 trong 1000 g dung dịch:
A/ 1% B/ 2%	 C/ 3%	D/ 4%
B. TỰ LUẬN:
Câu1: Có 3 lọ đựng riêng biệt 3 khí sau: Oxi, không khí và hiđro. Làm thế nào để có thể nhận ra mỗi chất khí trong mỗi lọ?
Câu 2: Hãy lập phương trình hoá học của những phản ứng có sơ đồ sau :
a. N2O5 + H2O 	HNO3 (0,5 đ)
b. Al(OH)3 + H2SO4	Al2(SO4)3 (0,5 đ)
Câu 3: Viết phương trình hóa học thực hiện sự chuyển hóa theo sơ đồ sau:
Câu 4: 
 a. Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử ?
 b. Cho phản ứng : Fe2O3 + CO Fe + CO2
 Xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa của phản ứng trên. 
Câu 5: Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí là H2, O2 và CO2. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ ?
Câu 6: Cho 8,3 g hỗn hợp kim loại Fe và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí ở đktc.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Câu 7: Cho kẽm tác dụng vừa đủ với 100 g dung dịch H2SO4 9,8%
a) Viết phương trình hóa học xảy ra 
b) Tính thể tích khí thoát ra
c) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. 
(Cho Zn= 65	;	H= 1	;	S= 32	;	O= 16)
Câu 8 : Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric HCl (dư)
 a. Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
 b. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc).
 c. Nếu dùng toàn bộ lượng hiđro bay ra ở trên đem khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào dư? 
 dư bao nhiêu gam?
 (Cho : P = 31 ; Cu = 64 ; Zn = 65 ; O = 16)
* Hướng dẫn:
Câu 2/ làm đúng mỗi phương trình (0,5 đ)
 a. N2O5 + H2O 	 2NH3	(0,5đ)
 b. 2Al(OH)3 + 3 H2SO4 	 Al2(SO4)3 + 6H2O (0,5đ)
Câu 3: 
 (1) 	 	
 (2) 	
 (3) 	 
 (4) 	 
 (5) 	
 (6) 	
 (7) 2H2O + 2Na 2NaOH +H2 
Câu 6 làm đúng mỗi phần 0,5 đ
 số mol có trong dung dịch 1:
CM = n1 = CM. V1 = 1,5 .3 = 4,5 mol 
 Số mol đường có trong dung dịch 2:
 n2 = 1 . 2 = 2 mol 
thể tích của dung dịch đường sau khi trộn :
 V = 3 +2 = 5 lít 
 Nồng độ mol của dung dịch đương sau khi trộn :
Ta có : CM = = = 1,3 M
Câu 7: 
a) Theo phương trình phản ứng:
	Zn + H2SO4 
	nH2SO4 = 0,1mol
b) Theo phương trình phản ứng: 
	nH2 = nH2SO4 = 0,1 mol
	VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24l	 
 c) Dung dịch sau phản ứng: 
	mdd = 6,5 g + 100 g – 0,2 g = 106,3 g	 
	Theo phương trình: 
	n ZnSO4 = nH2SO4= 0,1	 
	mZnSO4 = 0,1 x 161 =16,1 g
	C%ZnSO4 = 
Câu 8:
a. PTHH : Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
b. 
c. 
PTHH: CuO + H2 Cu + H2O
< 
 H2 còn dư = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)
Số gam H2 còn dư là : 0,05 . 2 = 0,1 (g) 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap Hoa 8 Hk2.doc