Đề Cương Ôn Tập Hóa Học 8 -Trần Thanh Tùng
Phần I: Lý thuyết
Câu 1: Định nghĩa 4 loại PƯHH và cho ví dụ.
1. Phản ứng hoá hợp: Là PƯHH trong đó có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu
vd: C + O2 ---> CO2
S + O2 ---> SO2
2Mg + O2 ---> 2MgO
2. Phản ứng phân huỷ: Là PƯHH trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
vd: CaCO3 ---> CaO + CO2
2KClO3 ---> 2KCl + 3 O2
2KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2
3. Phản ứng thế: Là PƯHH giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
vd: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
4. Phản ứng OXi hoá khử: Là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử:
vd: CuO + H2 ---> Cu + H2O
Fe2O3 +3 H2 ---->2 Fe + 3H2O
Câu2: Trình bày phương pháp điêù chế oxi và hiđrô trong PTN và trong công nghiệp. Cho biết phương pháp thu khí.
1. Điều chế oxi
a. Trong PTN:
- Phân huỷ các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4o
2KClO3 ---> 2KCl + 3 O2
2KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2
b. Trong công nghiệp:
- Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp áp suất cao( - 1830C) hoạc dùng phương pháp điện phân nước
PTHH: 2H2O ----> 2 H2 + O2
* Phương pháp thu khí:
Đề CƯƠNG ÔN TậP HóA HọC 8 Phần I: Lý thuyết Câu 1: Định nghĩa 4 loại PƯHH và cho ví dụ. 1. Phản ứng hoá hợp: Là PƯHH trong đó có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu vd: C + O2 ---> CO2 S + O2 ---> SO2 2Mg + O2 ---> 2MgO 2. Phản ứng phân huỷ: Là PƯHH trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới vd: CaCO3 ---> CaO + CO2 2KClO3 ---> 2KCl + 3 O2 2KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2 3. Phản ứng thế: Là PƯHH giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất vd: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2 4. Phản ứng OXi hoá khử: Là PƯHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử: vd: CuO + H2 ---> Cu + H2O Fe2O3 +3 H2 ---->2 Fe + 3H2O Câu2: Trình bày phương pháp điêù chế oxi và hiđrô trong PTN và trong công nghiệp. Cho biết phương pháp thu khí. 1. Điều chế oxi a. Trong PTN: - Phân huỷ các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4o 2KClO3 ---> 2KCl + 3 O2 2KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2 b. Trong công nghiệp: - Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp áp suất cao( - 1830C) hoạc dùng phương pháp điện phân nước PTHH: 2H2O ----> 2 H2 + O2 * Phương pháp thu khí: - Dựa vào tính chất vật lý; Oxi nhẹ hơn nước và ít tan trong nước ta thu bằng phương pháp đẩy nước - Khí Oxi nặng hơn không khí ta thu bằng phương pháp đẩy không khí 2. Phương pháp điều chế hiđrô: a. Trong PTN: - Thường dùng các kim loại Fe,Zn,Al cho tác dụng với các axít HCl, H2SO4loãng PTHH: Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2 Trong công nghiệp: - Điện phân nước bằng dòng điện một chiều: PTHH: 2H2O ----> 2 H2 + O2 - Phương pháp thu khí: Dựa vào tính chất vật lý: Hiđrô nhẹ hơn nước và ít tan trong nước ta thu bằng phương pháp đẩy nước - Khí Hiđrô nhẹ hơn không khí ta thu bằng phương pháp đẩy không khí. Chú ý để úp ống nghiệm: Câu3: Cho biết thành phần của không khí? - Bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng thành phần của không khí gồm: 78% Nitơ, 21%oxi các khí còn lại chiếm 1% gồm CO, CO2 , H2 , hơi nước.... Câu4: Trình bày tính chất hoá học của oxi? T/C1: Tác dụng với phi kim: a. Tác dụng với lưu huỳnh S + O2 ---> SO2 b. Tác dụng với Phốt pho 4P +5 O2 ---> 2P2O5 T/C2 Tác dụng với kim loại : 3Fe + 2O2 ---> Fe3O4 T/C3 Tác dụng với hợp chất : CH4 +2O2 --- > CO2 + 2 H2O Câu 5: ứng dụng của oxi Oxi là chất khí có nhiều ứng dụng song chia thành hai lĩnh vực: a. Sự hô hấp: - Oxi cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật và con người. Đặc biệt cần cho phi công bay cao, thợ nặn chiến sĩ chữa cháy và một số trường hợp lao động trong môi trường đặc biệt b. Sự đốt nhiên liệu: - Dùng đốt nhiên liệu trong sinh hoạt, oxi lỏng dùng cho động cơ tên lửa, làm mìn phá đá, dùng bơm vào lò luyện gang thép.... Câu 6: Trình bày tính chất hoá học của Hiđrô T/C1 : Tác dụng với oxi (phản ứng cháy) 2H2 + O2 --->2 H2O T/C2 : Tác dụng với oxits kim loại: CuO + H2 ---> Cu + H2O Câu 7: Trình bày ứng dụng của Hiđrô - Hiđrô là khí nhẹ dùng bơm vào bóng bay, khí cầu, bóng thám không. - Là chất khử mạnh , dùng khử các oxít kim loại trong công nghiệp luyên kim. - Dùng làm nhiên liệu đốt trong công nghiệp. Câu 8: Những ứng dụng của phản ứng oxi hoá khử - Là cơ sở sản xuất của nhiều ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá học. Câu 9: Trình bày tính chất hoá học của nước ? vai trò của nước trong thực tiễn và trong đời sống T/C1: Tác dụng với kim loại mạnh: K, Na, Ca, Li tạo ra dung dịch bazơ và giảI phong H2 PTHH: K + H2O KOH + H2 T/C2: Tác dụng với một số oxít bazơ( K2O,Na2O, CaO, BaO) tạo ra dung dịch bazơ PTHH: Na2O + H2O 2KOH T/C: Tác dụng với nhiều oxít axít tạo ra dung dịch axít PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 ứng dụng của nước trong đời sống và trong sản xuất: Nước rất cần thiết trong đời sống và trong sinh hoạt Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.xây dựng , giao thông vận tải Câu 10: Dung dịch là gì: Cho biết các thành phần của dung dịch Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môI và chất tan. Dung dịch gồm 2 thành phần : dung môI và chất tan. Câu 11: Nồng độ %, nồng độ mol/lít (M) của dung dịch? Công thức tính. Nồng độ % của dung dịch: Số gam chất tan có trong 100g dung dịch gọi là nồng độ phần trăm của dung dịch. Công thức: *Nồng độ(M) của dung dịch: Số mol chất tan trong 1lít dung dịch gọi là nồng độ mol/lít của dung dịch: Công thức: Câu 12: Độ tan của một chất; số gam chất tan tan trong 100g nước để trở thành dung dịch bão hoà. Câu 13: Thế nào là oxít, axít, bazơ, muối Phần II - Bài tập Bài tập 1. Cho các phản ứng hoá học sau, Lập PTHH và cho biết chúng thuộc loại PƯHH nào đã học: 6. C + CO2 -- > CO 5. Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + Fe 1. C + H2O --> CO + H2 7 . S + O2 ---> SO2 2. Fe2O3 + H2 ---> Fe + H2O 8. CaCO3 ---> CaO + CO2 3. CO + Fe2O3 ---> Fe + CO2 9. Zn + HCl --> ZnCl2 + H2 4. Al + CuO ---> Al2O3 + Cu 10. KClO3 --> KCl + O2 11. . P + O2 ---> P2O5 12. Fe + O2 --> Fe3O4 Baì tập 2: Lập công thức hoá học của các hợp chất có tên gọi sau đây và cho biết chúng thuộc loại oxít nào đã học: - Can xi oxít - Lưu huỳnh tri oxít - Đi phốt pho pen ta oxít - Lưu huỳnh đi oxít - Sắt ( III) oxít - Các bonđi oxít - Nat ri oxít - Đồng (II) oxít - Oxít sắt từ - Barioxít - Các bon oxít - Kẽm oxít Bài tập 3: Gọi tên các hợp chất có công thức hoá học sau? CaCl2 Ca( H2PO4)2 H2SO4 NaOH Ca(OH)2 KNO3 Fe(OH)3 Al(OH)3 Mg(HSO4)2 K3PO4 ? Cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào ? Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phốt pho trong không khí người ta thu được một lượng điphốt pho penta oxít. a. Hãy lập PTHH b. Tính thể tích không khí ở (đktc) cần dùng cho phản ứng trên c. Tính khối lựơng sản phẩm tạo ra sau phản ứng Biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí Bài tập 5: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí H2 bằng cách cho Zn tác dụng với dd HCl theo sơ đồ sau: . Zn + HCl --> ZnCl2 + H2 a. Tính khối lựơng Zn tham gía khi thu được 13,44 lít khí H2( ở đktc) b. Tính khối lượng ZnCl2 tạo ra sau phản ứng Bài tập 6: Khi làm bay hơi 500g dung dịch muối ăn thì thu được 20g muối khan? hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối này Bài tập 7: Trộn 200g dung dịch muối năn ( NaCl) 5% với 300g dung dịch muối năn (NaCl) 15%, được dung dịch muối A. Tính nồng độ % của dung dịch A. Bài tập 8: hoà tan 30g muối ăn vào trong 200g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối này. Bài tập 9: Cho biết độ tan của muối KNO3 ở 200C là 35,5g. Tính nồng độ % của dung dịch muối ở nhiệt độ này? Bài tập 10: Trong 500ml dung dịch NaOH có chứa 8g NaOH nguyên chất, hãy tính nồng độ (M) của dung dịch này Bài tập 11: Trộn 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M với 200ml dd Ca(OH)2 2,5M, được dung dịch A. Tính nồng độ M của dung dịch này Bài tập 12: Có hoá chất và dụng cụ cần thiết, hãy trình bày cách pha chế 200ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M Bài tập 13: Tính thể tích H2O cần thiết để pha chế 500ml dung dịch NaCl 0,2M từ dd NaCl 1,5M Bài tập 14: Có dụng cụ và hoá chất cần thiết? Trình bày cách pha chế 200g dung dịch KOH 5% từ dung dịch KOH 20% Bài tập 15: Khử đồng (II) oxít bằng khí H2 người ta thu được 6,4g đồng ngyên chất và một lượng nước. Lập PTHH của phản ứng Tính khối lượng CuO bị khử Tính thể tích H2(đktc) tham gia phản ứng. Bài tập 17: Trong PTN người ta điều chế oxi bằng cách phân huỷ KMnO4 ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng KMnO4 cần thiết để điều chế được 6,72 l khí oxi ở đktc Bài tập 18: Có các chất bột màu trắng: CaO, CaCO3, P2O5. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các hợp chất này? Viết PTHH nếu có. Bài tập 19: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí không màu sau: a.CO2 và H2 b.SO3 và O2 c CO2 , H2 , O2
File đính kèm:
- On tap Hoa hoc 8.doc