Đề cương ôn tập giữa học kì II - Ngữ Văn 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì II - Ngữ Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2020 - 2021 A. LƯU Ý CHUNG. I. Giới hạn ôn tập Chương trình ôn tập từ tuần 17 đến hết tuần 25 theo PPCT Ngữ văn 11 II. Cấu trúc đề thi Đề thi giữa học kì II gồm 2 phần - Phần I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm) Kiểm tra kiến thức đọc hiểu văn bản. - Phần II: Làm văn (7 điểm) Viết bài văn NLVH – phân tích một bài thơ, đoạn thơ, nhân vật, đoạn trích hoặc tác phẩm văn xuôi. III. Thời gian làm bài: 90 phút B. NỘI DUNG ÔN TẬP I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) 1. Phong cách ngôn ngữ - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 2. Các phương thức biểu đạt - 6 phương thức biểu đạt: Tự sư; miêu tả; biểu cảm; thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ 3. Các thao tác lập luận - Thao tác lập giải thích - Thao tác lập luận chứng minh - Thao tác lập luận phân tích - Thao tác lập luận so sánh - Thao tác lập luận bác bỏ - Thao tác lập luận bình luận 4. Các biện pháp tu từ Trong đề thi, câu hỏi thường có dạng, tìm ra biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy. Chính vì cần phải nhớ được hiệu quả nghệ thuật mang tính đặc trưng của từng biện pháp: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, Điệp (từ, ngữ, cấu trúc), nói giảm nói tránh, nói quá, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, tương phản đối lập, liệt kê 5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản) a. Phép lặp từ ngữ b. Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) c. Phép nối d. Phép thế 5. Phân biệt các thể thơ a. Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói; b. Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn; c. Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, 7. Các kiến thức khác 1. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản 2. Xác định nội dung chính của văn bản 3. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản 4. Dựa vào văn bản cho sẵn viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng 5. Thông điệp qua đoạn ngữ liệu đọc hiểu văn bản II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (7 điểm) 1. Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu 2. Hầu trời - Tản Đà 3. Vội vàng - Xuân Diệu 4. Tràng Giang - Xuân Diệu 5. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử 6. Chiều tối - Hồ Chí Minh 7. Từ ấy - Tố Hữu 8. Tôi yêu em - Puskin 9. Người trong bao - Sê khốp C. ĐỀ THI MINH HỌA Thời gian: 90 phút Phần 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4. Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: – Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: – Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng: – Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ! Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội? Trời vẫn nắng vẫn râm Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên. (Theo vinhvien.edu.vn) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. “Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con: Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.” Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó? Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên? Phần 2: LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi - Hỡi xuân hồng ta muốn căn vào ngươi! (Trích Vội vàng - Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11, trang 23)
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_ngu_van_11.docx