Đề cương ôn tập cuối năm môn: hóa học 8

Đáp án:

a) Tính chất hóa học của oxi:

- Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4

- Tác dụng với phi kim

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 5104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập cuối năm môn: hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập cuối năm
Môn: Hóa học 8
I – Kiến thức cần nhớ:
1) Trình bày tính chất hóa học của oxi, hidro, nước? Viết PTHH minh họa.
Đáp án:
Tính chất hóa học của oxi:
- Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Tác dụng với phi kim: S + O2 SO2
- Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 b) Tính chất hóa học của hidro:
- Phản ứng cháy: 2 H2 + O2 2H2O
- Tác dụng với một số oxit kim loại (tính khử): H2 + CuO Cu + H2O
 c) Tính chất hóa học của nước:
- Tác dụng với một số kim loại (K, Na, Ca, Ba, Li: 
 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2ư
- Tác dụng với một số oxit bazo (K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O )
	 CaO + H2O đ Ca(OH)2
- Tác dụng với nhiều oxit axit ( SO2, SO3, P2O5, CO2, N2O5 ) 
 SO2 + H2O đ H2SO3
2) Trình bày phương pháp điều chế oxi, hidro trong phòng thí nghiệm?
Đáp án:
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân các chất giàu oxi và dễ bị phân hủy như KMnO4; KClO3:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2ư
2KClO3 2KCl + 3O2ư
Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm: Cho một số kim loại (Zn, Al, Fe ) tác dụng với một số dd axit ( dd HCl, dd H2SO4 ):
Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư
Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2ư
3) Các loại phản ứng đã học trong chương trình lớp 8? Viết PTHH minh họa.
Đáp án:
Phản ứng hóa hợp: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó một chất được tạo thành từ 2 hay nhiều chất.
VD: 2 H2 + O2 2H2O
Phản ứng phân hủy: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó 2 hay nhiều chất được tạo thành từ một chất.
VD: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2ư
Phản ứng thế: Phản ứng thê là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó các nguyên tử của đơn chất thay thế các nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
VD: Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2ư
4) Nêu thành phần phân tử, phân loại và cách lập CTHH các loại hợp chất vô cơ? Cho VD minh họa
Đáp án:
Oxit:
Thành phần: Gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
Phân loại: 2 loại chính
+ Oxit bazo: Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazo. 
 VD: CaO tương ứng với Ca(OH)2, 
 Fe2O3 tương ứng với Fe(OH)3 
+ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
 VD: SO3 tương ứng với H2SO4
 P2O5 tương ứng với H3PO4 
Cách lập CTHH:
+ Viết kí hiệu hóa học của kim loại (hoặc phi kim) trước rồi đến kí hiệu hóa học của oxi.
+ Lập CTHH theo quy tắc hóa trị
Axit:
Thành phần: Gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
Phân loại: 2 loại
+ Axit có oxi: HNO3, H2SO4 
+ Axit không có oxi: HCl, H2S 
Cách lập CTHH: 
+ Viết kí hiệu hóa học của H trước rồi đến gốc axit.
+ Chỉ số của H = hóa trị của gốc axit
Bazo:
Thành phần: Gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit ( - OH).
Phân loại: 2 loại
+ Bazo tan được trong nước (kiềm): NaOH, Ba(OH)2 
+ Bazo không tan được trong nước: Mg(OH)2, Fe(OH)3 
Cách lập CTHH:
+ Kí hiệu của kim loại viết trước nhóm – OH 
+ Số nhóm – OH (chỉ số) = hóa trị của kim loại
Muối: 
Thành phần: Gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Phân loại: 2 loại
+ Muối trung hòa là những muối mà gốc axit không còn nguyên tử H có thể bị kim loại thay thế: CaCO3, NaCl 
+ Muối axit là những muối mà gốc axit có nguyên tử H có thể bị kim loại thay thế: NaHCO3, KHSO4 
Cách lập CTHH:
+ Kí hiệu hóa học của kim loại viết trước gốc axit.
+ Lập CTHH theo quy tắc hóa trị
5) Các công thức tính toán trong hóa học đã học trong lớp 8?
Đáp án: 
1) Công thức về khối lượng, số mol và khối lương mol:
m
n
m
M
 m = n . M ị n = và M = 
2) Công thức về thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn:
V
22,4
	V = n . 22,4 ị n =
3) Công thức tính nồng độ dung dịch:
C% . mdd
mct
	a) mdd = mdm + mct 
mct . 100%
mdd
 ị mct = 
	b) C% = 
mct.100%
C%
	 ị mdd = 
n
V
	c) CM = 	ị n = CM . V
4) Công thức tính khối lượng dựa vào khối lượng riêng: 
	m = D . V
6) Phương pháp giải bài tập tính theo phương trình hóa học?
Đáp án: 
Viết PTHH
Tính số mol của chất đã cho ( n = m : M hoặc n = V : 22,4)
* Xác định chất tham gia phản ứng hết và chất dư nếu có chất dư.
Tính số mol của chất cần tìm (Dựa vào hệ số của PTHH).
Tính khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu đầu bài ( m = n.M hoặc V= n.22,4)
7) Phương pháp tính khối lượng một nguyên tố trong một lượng hợp chất?
Đáp án:
Tính số mol hợp chất.(n = m : M hoặc n = V : 22,4)
Tính số mol nguyên tử của nguyên tố cần tính khối lượng (=n hợp chất. chỉ số)
Tính khối lượng nguyên tố theo yêu cầu. ( m = n . M)
II – Bài tập:
Bài 1: Cho các chất sau: 
 Na, H2SO4, Ca(OH)2,Cu, HCl, Fe(OH)3, NaHCO3, P, CaCO3, CO2, Na2O, FeO.
Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.
Chất nào tác dụng được với oxi? Viết PTHH.
Chất nào tác dụng với hidro? Viết PTHH.
Chất nào tác dụng được với nước? Viết PTHH.
Đáp án:
Gọi tên và phân loại:
STT
CTHH
Tên gọi
Phân loại
1
Na
Natri
Kim loại
2
H2SO4
Axit sunfuric
Axit có oxi
3
Ca(OH)2
Canxi hidroxit
Bazo tan (kiềm)
4
Cu
Đồng
Kim loại
5
HCl
Axit clo hidric
Axit không có oxi
6
Fe(OH)3
Sắt (III) hidroxit
Bazo không tan
7
NaHCO3
Natri hidro cacbonat
Muối axit
8
P
Photpho
Phi kim
9
CaCO3
Canxi cacbonat
Muối trung hòa
10
CO2
Cacbon đioxit
Oxit axit
11
Na2O
Natri oxit
Oxit bazo
12
FeO
Sắt (II) oxit
Oxit bazo
Chất tác dụng với oxi: Na, Cu, P.
PTHH: 	4Na + O2 2Na2O
	2Cu + O2 2CuO
	4P + 5O2 2P2O5
Chất tác dụng với hidro: FeO
PTHH: 	H2 + FeO Fe + H2O
Chất tác dụng với nước: Na, CO2, Na2O.
PTHH:	2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2ư
	CO2 + H2O đ H2CO3
	Na2O + H2O đ 2 NaOH
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam sắt trong khí oxi.
Tính thể tích oxi tham gia phản ứng (đktc)
Tính khối lượng sản phẩm thu được bằng 2 cách.
Đáp án:
PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 
n Fe = 16,8 : 56 = 0,3 mol
Theo PTHH: nO2 = 2/3nFe = 2/3.0,3 = 0,2 mol
	VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít
Cách 1: Theo PTHH: n Fe3O4 = 1/3nFe = 1/3.0,3 = 0,1 mol
m Fe3O4 = 0,1 . 232 = 23,2 gam
	Cách 2:	 mO2 = 0,2 . 32 = 6,4 gam
	Theo định luật BTKL: 
m Fe3O4 = mFe + mO2 = 16,8 + 6,4=23,2 gam
Bài 3: Dùng 3,36 lít hidro (đktc) để khử 32 gam Fe2O3.
a) Sau phản ứng có mặt những chất rắn nào?
b) Tính khối lượng các chất có mặt sau phản ứng?
Đáp án:
a) PTHH: 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
	 0,15 mol
	Theo GT: nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
	nFe2O3 = 32 : 160 = 0,2 mol
0,15
3
0,2
1
0,15
3
nH2 theo GT
Hệ số H2 
Ta có: = < 
0,2
1
nFe2O3 theo GT
Hệ số Fe2O3 
 = ị H2 phản ứng hết;Fe2O3 dư 
	ị Sau phản ứng có mặt các chất: Fe; Fe2O3 dư và H2O
b) Theo PTHH: nFe = 2/3 nH2 = 2/3 . 0,15 = 0,1 mol
	mFe = 0,1 . 56 = 5,6 gam
 Theo PTHH: nH2O = nH2 = 0,15 mol
	mH2O = 0,15 . 18 = 2,7 gam
 Theo PTHH: nFe2O3 = 1/3 nH2 = 1/3 . 0,15 = 0,05 mol
	mFe2O3 phản ứng = 0,05 . 160 = 8 gam
	m Fe2O3 dư = 32 – 8 = 24 gam.
Bài 4: Tính khối lượng NaOH có trong:
200 gam dung dịch NaOH 10%. 
200 ml dung dịch NaOH 0,5M
500 ml dung dịch NaOH 20% và có khối lượng riêng 1,2 gam / ml.
10% . 200
100%
C% . mdd
100%
Đáp án:
a) mNaOH = = = 20 gam
b) nNaOH = CM . V = 0,5 . 0,2 = 0,1 mol
	mNaOH = 0,1 . 40 = 4 gam
c) 	mdd = 500 . 1,2 = 600gam
	mNaOH = 20% . 600 : 100% = 120 gam
Bài 5: Trộn lẫn 200 gam dd NaCl 10% với 300 gam dd NaCl 20%. Tính nồng độ 
 phần trăm dung dịch thu được.
Đáp án:
Khối lượng NaCl trong 200g dd NaCl 10% là: 10% . 200 : 100% = 20 gam
Khối lượng NaCl trong 300g dd NaCl 20% là: 20% . 300 : 100% = 60 gam
Khối lượng dd sau khi trộn là: 200 + 300 = 500 gam
Khối lượng NaCl trong dd sau khi trộn là: 20 + 60 = 80 gam
Ngồng độ C% dd sau khi trộn là: 80 . 100% : 500 = 16%
Bài 6: Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaOH 0,1M với 300 ml dung dịch NaOH 
 0,2M. Tính nồng độ mol/lít dung dịch thu được.
Đáp án:
Số mol NaOH trong 200ml dd NaOH 0,1M là: 0,2 . 0,1 = 0,02 mol
Số mol NaOH trong 300ml dd NaOH 0,2M là: 0,3 . 0,2 = 0,06 mol
Thể tích dd sau khi trộn là: 200 + 300 = 500 ml = 0,5 lít
Số mol NaOH trong dd sau khi trộn là: 0,02 + 0,06 = 0,08 mol
Nồng độ C% dd sau khi trộn = 0,08 : 0,5 = 0,16M
Bài 7: Hòa tan 26 gam kẽm vào 400 gam dung dịch H2SO4 12,25%.
Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
Đáp án:
a) PTHH: Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2ư
	0,4 mol
Theo GT: nZn = 26 : 65 = 0,4 mol
	mH2SO4 = 12,25% . 400 : 100% = 49 gam
	nH2SO4 = 49 : 98 = 0,5mol 
Theo PTHH: n Zn = n H2SO4 
Theo GT: nZn < n H2SO4 ị Zn phản ứng hết, H2SO4 dư
Theo PTHH: nH2 = n Zn = 0,4 mol ị VH2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 lít
b) Dung dịch sau phản ứng gồm: H2SO4 dư và ZnSO4
mdd = 26 + 400 – mH2 = 426 - 0,4 . 2 = 425,2 gam
Theo PTHH: nH2SO4 phản ứng = nZn = 0,4 mol
	n H2SO4 dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol
	mH2SO4 dư = 0,1 . 98 = 9,8 gam
Theo PTHH: n ZnSO4 = n Zn = 0,4 mol
	m ZnSO4 = 0,4 . 161 = 64,4 gam
	C% H2SO4 dư = 9,8 . 100% : 425,2 ằ 2,3%
	C% ZnSO4 = 64,4 . 100% : 425,2 ằ 15,1%
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam P2O5 vào nước người ta thu được 200 ml 
 dung dịch. Tính nồng độ mol/l dung dịch thu được.
Đáp án:
PTHH:	P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
	 0,1 mol
n P2O5 = 14,2 : 142 = 0,1 mol
Theo PTHH: n H3PO4 = 2n P2O5 = 2 . 0,1 = 0,2 mol
CM = 0,2 : (200 : 1000) = 0,04M.

File đính kèm:

  • docDe cuong hoa hoc 8.doc