Đề Cương Môn Học Xã Hội Học Pháp Luật

Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt, nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.

Là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành luật, xã hội học pháp luật cung cấp, trang bị cho sinh viên luật cách tiếp cận mới - tiếp cận xã hội học đối với các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong xã hội thông qua việc áp dụng các phương pháp điều tra xã hội học để thu thập, xử lí và phân tích các thông tin thực nghiệm làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất của chúng. Xã hội học pháp luật cũng giới thiệu các trào lưu nghiên cứu pháp luật trên thế giới để giúp sinh viên có cái nhìn đối sánh với luật học trong nước; làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với các loại chuẩn mực xã hội khác, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức; phân tích, làm nổi bật các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực tế xã hội ở nước ta hiện nay.

Việc học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật chắc chắn sẽ mang lại cho sinh viên luật nhiều điều lí thú, bổ ích, phục vụ thiết thực, trực tiếp cho quá trình học tập và nghiên cứu các môn khoa học pháp lí.

 

doc36 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 6161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề Cương Môn Học Xã Hội Học Pháp Luật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật;
Chủ động, tự tin trong lí giải, phân tích một vấn đề pháp luật;
Tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của người cung cấp thông tin và những người cùng làm việc trong nhóm.
6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT
MT
VĐ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
1. 
Nhập
 môn 
xã 
hội 
học
pháp luật
1A1. Nêu được nguyên nhân xuất hiện, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật.
1A2. Nêu được một số trào lưu xã hội học pháp luật tiêu biểu (xã hội học pháp luật thực dụng, trào lưu hiện thực trong luật học ở Mỹ...).
1A3. Trình bày được đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật.
1A4. Trình bày được mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và các khoa học pháp lí. 
1A5. Trình bày được các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật.
1A6. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật. 
1B1. Phân tích được quan điểm của các trào lưu xã hội học pháp luật tiêu biểu.
1B2. Phân tích được đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật.
1B3. Phân tích được các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật.
1C1. So sánh, chỉ ra được sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật và đối tượng nghiên cứu của lí luận nhà nước và pháp luật.
2. Phương
 pháp
nghiên cứu 
của 
xã 
hội 
học
pháp luật
2A1. Nêu được một số vấn đề chung về phương pháp nghiên cứu của xã hội học.
2A2. Nêu được các bước của giai đoạn chuẩn bị để tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về các sự kiện, hiện tượng pháp luật.
2A3. Nêu được các bước của giai đoạn tiến hành thu thập thông tin trong điều tra xã hội học về các sự kiện, hiện tượng pháp luật.
2A4. Trình bày được các nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các tài liệu về pháp luật.
2A5. Trình bày được các nội dung cơ bản của phương pháp quan sát dùng trong xã hội học pháp luật.
2A6. Trình bày được các nội dung cơ bản của phương pháp phỏng vấn dùng trong xã hội học pháp luật.
2A7. Trình bày được các nội dung cơ bản của phương pháp ankét dùng trong xã hội học pháp luật..
2A8. Trình bày được các nội dung cơ bản của phương pháp thực nghiệm dùng trong xã hội học pháp luật.
2B1. Phân tích được nội dung của giai đoạn chuẩn bị tiến hành một cuộc điều tra xã hội học về các sự kiện, hiện tượng pháp luật. (cho ví dụ minh hoạ).
2B2. Phân tích được nội dung các bước của giai đoạn tiến hành thu thập thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật (cho ví dụ minh hoạ).
2B3. Phân tích được nội dung, chỉ ra được những điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp phỏng vấn và phương pháp ankét dùng trong xã hội học pháp luật.
2B4. Phân tích được nội dung, chỉ ra được những điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm dùng trong xã hội học pháp luật.
2C1. Từ một đề tài về một vấn đề pháp luật cho trước, thực hiện được một cuộc điều tra xã hội học; lựa chọn và sử dụng một hoặc hai phương pháp thu thập thông tin phù hợp với đề tài. 
3.
Nguồn gốc,
bản chất
xã hội và
các chức năng
xã hội của pháp luật
3A1. Trình bày được một số quan niệm về nguồn gốc của pháp luật.
3A2. Nêu được quan điểm của xã hội học pháp luật mác-xít về nguồn gốc của pháp luật.
3A3. Trình bày được khái niệm pháp luật theo quan điểm xã hội học pháp luật.
3A4. Nêu được các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực pháp luật.
3B1. Phân tích được khái niệm, các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực pháp luật, cho ví dụ cụ thể.
3B2. Phân tích được các chức năng xã hội của pháp luật.
3C1. So sánh được cách tiếp cận xã hội học pháp luật trong nghiên cứu các chức năng xã hội của pháp luật với cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề trên của lí luận nhà nước và pháp luật.
4. 
Pháp luật trong mối 
liên hệ với 
các loại chuẩn mực 
xã hội 
4A1. Nêu được khái niệm, các hình thức biểu hiện của chuẩn mực xã hội.
4A2. Trình bày được các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội, tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội.
4A3. Trình bày được khái niệm, các đặc điểm của chuẩn mực chính trị.
4A4. Trình bày được khái niệm, các đặc điểm của chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo.
4A5. Trình bày được khái niệm, các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực thẩm mĩ.
4A6. Trình bày được khái niệm, các đặc điểm của chuẩn mực phong tục, tập quán.
4B1. Phân tích được nội dung các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội, cho ví dụ cụ thể ở từng đặc trưng.
4B2. Phân tích được mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật với chuẩn mực chính trị và chuẩn mực tôn giáo. 
4B3. Phân tích được mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật với chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán và chuẩn mực thẩm mĩ. 
4C1. Phân tích, đánh giá được tác dụng của mỗi loại chuẩn mực xã hội trong việc điều chỉnh hành vi xã hội của các cá nhân trong sự so sánh với chuẩn mực pháp luật.
5. 
Sai 
lệch và sai lệch chuẩn mực pháp luật
5A1. Nêu được khái niệm, cách phân loại và hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5A2. Trình bày được các yếu tố tác động tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5A3. Trình bày được các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5A4. Trình bày được một số loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có tính nguy hiểm cao cho xã hội.
5A5. Nêu được các biện pháp phòng chống hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. 
5B1. Phân tích được khái niệm, phân loại và hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, cho ví dụ cụ thể.
5B2. Phân tích được các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, cho ví dụ cụ thể. Ý nghĩa thực tiễn rút ra từ mỗi cơ chế trong công tác phòng chống sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5B3. Phân tích được các biện pháp phòng, chống hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5C1. So sánh, đối chiếu được hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật (theo quan điểm xã hội học pháp luật) với hành vi vi phạm pháp luật (theo quan điểm của lí luận nhà nước và pháp luật).
6. 
Các khía cạnh 
xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật
6A1. Nêu được khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật.
6A2. Nêu được các nội dung nghiên cứu về các khía cạnh xã hội trước và trong khi xây dựng pháp luật.
6A3. Trình bày được các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật sau khi pháp luật được ban hành và có hiệu lực thực thi.
6A4. Trình bày được các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật.
6A5. Nêu được các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật.
6B1. Phân tích được các nội dung nghiên cứu về các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật.
6B2. Phân tích được các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật.
6B3. Phân tích được các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật.
6C1. Liên hệ được tình hình thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay. 
7. 
Các khía cạnh 
xã hội của hoạt động thực hiện pháp luật
7A1. Trình bày được khái quát về hoạt động thực hiện pháp luật.
7A2. Trình bày được các cơ chế thực hiện pháp luật.
7A3. Nêu được các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
7A4. Trình bày được biện pháp phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
7A5. Trình bày được biện pháp nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ thể pháp luật.
7A6. Trình bày được biện pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật.
7B1. Phân tích được các nội dung nghiên cứu về các khía cạnh xã hội của hoạt động thực hiện pháp luật.
7B2. Phân tích được các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
7B3. Phân tích được các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
7C1. Liên hệ được tình hình thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. 
7C2. Đánh giá được tình hình thực hiện pháp luật trong sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. 
Các khía cạnh 
xã hội của hoạt động 
áp 
dụng pháp luật
8A1. Nêu được khái quát về hoạt động áp dụng pháp luật.
8A2. Trình bày được mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật.
8A3. Trình bày được mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật.
8A4. Nêu được vai trò của các nhân tố chủ quan và khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật.
8A5. Nêu được các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
8B1. Phân tích được khái niệm, các đặc điểm và quy trình áp dụng pháp luật.
8B2. Phân tích được vai trò của các nhân tố chủ quan và khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật. Cho ví dụ cụ thể.
8B3. Phân tích được các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
8C1. Liên hệ được tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
8C2. Đánh giá được những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc thi hành các quyết định áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.
7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC
Mục tiêu
Vấn đề
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Tổng
Vấn đề 1
6
3
1
10
Vấn đề 2
8
4
1
13
Vấn đề 3
4
2
1
7
Vấn đề 4
6
3
1
10
Vấn đề 5
5
3
1
9
Vấn đề 6
5
3
1
9
Vấn đề 7
6
3
2
11
Vấn đề 8
5
3
2
10
Tổng
45
24
10
79
8. 	HỌC LIỆU 
A. 	GIÁO TRÌNH
Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
Ngọ Văn Nhân - Phan Thị Luyện, Giáo trình xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC
Kulcsar Kalman, Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.
Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1994.
Đào Trí Úc, “Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số tháng 1/2003.
Đào Trí Úc, “Xã hội học thực hiện pháp luật”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 2/2005.
Võ Khánh Vinh, “Về những nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 10(126)/1998.
Mai Quỳnh Nam, “Xã hội học với hoạt động lập pháp”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 1(259)/2009.
C. 	TÀI LIỆU THAM KHẢO LỰA CHỌN
* 	Sách
Ngọ Văn Nhân, Dư luận xã hội và sự tác động của nó đối

File đính kèm:

  • docxa_hoi_hoc_phap_luat_k34.doc