Đề cương môn Hóa 9 học kỳ I – Năm học 2014 - 2015

I. LÝ THUYẾT:

* Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ:

Câu 1: Trình bày Tính chất hóa học chung của Oxit? Với mỗi TCHH, hãy đưa ra 3PTHH để chứng minh?

Câu 2: Trình bày Tính chất hóa học chung của Axit? Với mỗi TCHH, hãy đưa ra 3PTHH để chứng minh?

Câu 3: Trình bày Tính chất hóa học chung của Bazơ? Với mỗi TCHH, hãy đưa ra 3PTHH để chứng minh?

Câu 4: Trình bày Tính chất hóa học chung của Muối? Với mỗi TCHH, hãy đưa ra 3PTHH để chứng minh?

Câu 5: Mô tả TCVL, TCHH, ứng dụng, điều chế Canxi Oxit? Viết PTHH minh hoạ.

Câu 6: Nêu TCVL, TCHH, điều chế Lưuhuỳnh đioxit?Viết PTHH minh hoạ.

Câu 7: Mô tả TCVL, TCHH, ứng dụng, sản xuất Axit Sunfuric?Viết PTHH minh hoạ.

Câu 8: Mô tả TCVL, TCHH, ứng dụng, điều chế Natrihidroxit? Viết PTHH minh hoạ.

Câu 9: Trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối. Viết PTHH minh hoạ.

Câu 10: Nêu phương pháp hoá học để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.

 *Chương 2: Kim loại

Câu 11: Trình bày TCVL đặc trưng của kim loại và ứng dụng của chúng trong thực tế?

Câu 12: Trình bày TCHH của kim loại? Viết 3PTHH để minh hoạ cho mỗi tính chất?

Câu 13: Viết Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Nêu Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Câu 14: Trình bày TCVL, TCHH, ứng dụng, SX nhôm. Viết các PTHH minh hoạ.

Câu 15: Trình bày TCHH của Sắt. So sánh với Nhôm. Viết các PTHH minh hoạ.

Câu 16: So sánh Gang và thép: Thành phần, tính chất, ứng dụng, sản xuất.

Câu 17: Thế nào là sự ăn mòn kim loại. Nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn?

 

doc11 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Hóa 9 học kỳ I – Năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng. 
Hướng dẫn . Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag$
Cứ 1 mol Cu phản ứng khối lượng lá đồng tăng: 2.108 -64 = 152 g.
vậy x mol .. 15,2 g
 => x = 0,1 mol.
Số mol AgNO3 phản ứng n = 2.0,1 = 0,2 mol	Nồng độ AgNO3 là CM = 0,2:0,5 = 0,4M.
Bài 45. Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. Lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Hướng dẫn
a. Ngâm bột Fe trong dung dịch CuSO4 có phản ứng :
	Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu$
Fe dư bị hoà tan trong dung dịch HCl, chất rắn còn lại là Cu có khối lượng :
	mCu = 64.0,2.0,5 = 0,64(g)
b. Dung dịch B tác dụng NaOH: 
	FeSO4 + 2NaOH " Fe(OH)2$ + Na2SO4
 số mol NaOH: nNaOH	= 2nFeSO4 = 2nCuSO4	= 2.0,1 = 0,2 mol
	=> VNaOH = 0,2: 1 = 0,2(l)
 4Fe(OH)2 + O2 ® 2Fe2O3 + 4H2O
Khối lượng kết tủa thu được: mFe2O3 = 0,05.160 = 8g
 Bài 46. Cho thanh sắt nặng 15 g vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra, sấy khô cân nặng m gam và thu được dung dịch A.
a. Tính m.
b. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn.
Bài 47. Cho 78 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 149 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
Hướng dẫn. phương trình hoá học 
	2A + Cl2 ® 2ACl
	 2A ........ 2(A+35,5)
 78 ........ 149g => A = 39: A là K
Bài 48. Ngâm một lá sắt có khối lượng 28 gam trong 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, người ta lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng 28,8g.
a. Hãy viết phương trình hoá học.
b. Tính nồng độ CM của dung dịch CuSO4.
Bài 49. Cho 16,6g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở (đktc).
a. Viết các phương trình hoá học.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mối kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn.
 a.	
 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2#
	 a ......................................1,5 a
	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2#
	 b .............................. b
b. Số mol H2 thoát ra: n = 1,12/22,4 = 0,05 mol
 	27a + 56b = 16,6 => a = 0,2
	1,5a + b = 0,5 b = 0,2
% Khối lượng các kim loại trong hỗn hợp :
	% mAl = 32,5%	% mFe = (100 - 32,5)% = 67,5%
Bài 50. Có 3 kim loại nhôm, bạc, magie. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hoá chất coi như đủ, viết các phương trình hoá học để nhận biết.
Hướng dẫn. - Dùng dung dịch HCl nhận biết được bạc: Không tan
- Dùng dung dịch NaOH nhận biết được Al và Mg: Al tan còn Mg không tan.
Bài 51. Cho 20 g dung dịch muối sắt clorua 16,25% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì tạo thành 8,61 gam kết tủa. Hãy tìm công thức của muối sắt.
Bài 52. Những kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl
	A. Mg	B. Fe
	C. Al	D. Ca	E Tất cả các kim loại trên.
Bài 53. Những kim loại nào sau đây đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4
	A. Fe	C. Ba
	B. Ag	D. Tất cả các kim loại trên
Bài 54. Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các chất rắn sau đây hay không? Nếu được hãy viết các phương trình hoá học và nêu hiện tượng nhận biết.
	A. Cu và Al	B. CuO và Fe	C. Fe và Fe2O3	D. CuO và FeO
 Hướng dẫn. 
	A. Cu không tan, Al tan và có khí thoát ra 	2Al + 6HCl ®2AlCl3 + 3H2#
	B. Cả 2 cùng tan nhưng Fe cho khí thoát ra	Fe + 2HCl ®FeCl2 + H2#
	C. Tương tự B.
	D. Cả 2 cùng tan, CuO cho dung dịch màu xanh đặc trưng.
Bài 55. Một hỗn hợp A gồm Ca và Mg có khối lượng 8,8 g. Nếu hoà tan hết hỗn hợp này trong nước thì thu được 2,24 l khí H2 (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b. Nếu hoà tan hết cũng lượng hỗn hợp trên trong dung dịch HCl thì thể tích H2 (đktc) thu được là bao nhiêu?
Hướng dẫn . 
a. Khi hoà tan hỗn hợp trong nước chỉ có Ca tác dụng 	Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2#
	0,1 ................................. 0,1 mol
	Khối lượng Ca: m = 0,1.40 = 4 g	Khối lượng Mg: m = 8,8 - 4 = 4,8 g
b. Khi hoà tan trong dung dịch HCl	Ca +2HCl ® CaCl2 + H2#
	 0,1 .......................... 0,1 mol
	Mg +2HCl ® MgCl2 + H2#
	 0,2 .......................... 0,2 mol
	Số mol H2 thu được : n = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol	Thể tích H2 : V = 0,3.22,4 = 6,72 lit
Bài 56. Hoà tan hoàn toàn 7,8 g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl thu được 8,96(l) H2 (đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan.
Bài 57. Hãy chọn hoá chất cần thiết để hoàn thành các phương trình hoá học sau:
	1. .......... + 2HCl ® FeCl2 + H2#
	2. .............+ H2SO4 ® Al2(SO4)3 + H2#
	3. Ca + ............... ®CaCl2 + H2#
	4. ..............+ Cl2 ® NaCl
	5. K + ............. ® K2O
Hướng dẫn. 1. Fe	2. Al	3. HCl	4. Na	5. O2
Bài 58. Cho 1,2 g kim loại M hoá trị II tác dụng hết với khí Clo. Sau phản ứng thu được 4,75 g muối.
a. Xác định kim loại M.	b. Tính thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Hướng dẫn. 
a. Phương trình phản ứng M + Cl2 ® MCl2
	 M ............... M + 71
	 1,2 ............ 4,75
	=> 4,75.M = 1,2.(M + 71) 	=> M = 24 : Mg
Bài 59. Đốt cháy hết 4,05 g kim loại hoá trị n duy nhất trong oxi. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,65 g oxit. Xác định kim loại M.
Hướng dẫn. Phương trình phản ứng 4M + nO2 ® 2M2On
	 4M ............... 4M + 32n
	 4,05 ............ 7,65
	=> M = 9n 	=> M = 27, n= 3 là phù hợp: Al
Bài 60. Kim loại Al có tính chất hoá học đặc biệt, tác dụng được với dung dịch NaOH theo phương trình phản ứng :
	Al + NaOH + H2O ® NaAlO2 + H2#
a. Hãy cân bằng phương trình phản ứng trên.
b. Tính khối lượng Al cần thiết để điều chế 6,72 lit H2(đktc).
Bài 61. Viết các phương trình phản ứng theo sự chuyển hóa sau:
 Al AlCl3 Al(OH)3 NaAlO2 Al(OH)3 Al2O3 Al
Bài 62. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1. Cho miếng nhôm vào dung dịch CuCl2.
2. Cho miếng nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng.
3. Cho miếng nhôm vào dung dịch AgNO3.
4. Cho miếng nhôm vào dung dịch NaCl.
Hướng dẫn .
1. Miếng nhôm tan dần, có kim loại thoát ra bám vào miếng nhôm, dung dịch chuyển dần sang màu xanh.	2Al + 3CuCl2 " 2AlCl3 + 3Cu$
2. Miếng nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra:	2Al + 3H2SO4 " Al2(SO4)3 + 3H2#
3. Miếng nhôm tan dần, có KL thoát ra bám vào miếng nhôm. Al + 3AgNO3 " Al(NO3)3 + 3Ag$
Bài 63. Dung dịch AlCl3 có lẫn FeCl2. Làm thế nào để làm sạch muối AlCl3.
Hướng dẫn . Cho miếng Al vào dung dịch 	2Al + 3FeCl2 " 2AlCl3 + 3Fe$
Bài 64. Có 3 kim loại Na, Al, Fe chỉ dùng nước có thể nhận biết được các kim loại này hay không ? Nếu được hãy nêu hiện tượng nhận biết và viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn . - Chỉ có Na tan trong H2O:	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
- Al và Fe cho tác dụng với dung dịch NaOH thu được, chỉ có Al tan.
Bài 65. Một hỗn hợp A gồm Al và Mg. Hoà tan m (g) A trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 l H2(đktc). Nếu cũng hoà tan m (g) A trong dung dịch NaOH thấy còn lại 3,6 g kim loại không tan. Tính m
Bài 66. Cho tan hoàn toàn 0,54gam một kim loại có hoá trị III trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lit H2(đktc). Viết phương trình hoá học dạng tổng quát và xác định kim loại.
Bài 67. Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 3,36 l khí SO2(đktc).
a. Viết phương trình phản ứng	b. Tính m.
Hướng dẫn . 2Al + 6H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3SO2+ 6H2O
Bài 68. Viết các phương trình phản ứng theo sự chuyển hóa sau:
a. Fe FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
Bài 69. Viết phương trình hoá học nếu có khi cho sắt tác dụng với các chất sau: dung dịch CuCl2, H2SO4 đặc nguội, H2SO4 loãng, AlCl3, Cl2.
Hướng dẫn . Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu	 Fe + H2SO4 loãng ® FeSO4 + H2#
	 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3
Bài 70. Người ta điều chế Fe từ quặng Pirit theo sơ đồ sau:
	FeS2 Fe2O3 Fe 
a. Viết các phương trình hoá học.
b. Để điều chế được 1 tấn Fe thì khối lượng FeS2 cần là bao nhiêu. Biết hiệu suất của cả quá trình là 70%.
Bài 71. Hòa tan 14,4 g một oxit sắt trong dung dịch HCl dư thu được 25,4 g muối. Xác định công thức hoá học của oxit sắt đó.
Hướng dẫn . 
	FexOy + 2yHCl ® xFeCl2y/x + yH2O
 56.x+16.y ................ 56.x + 71.y
 14,4 ..................... 25,4
=> (56.x + 16.y).25,4 = (56.x + 71.y).14,4
=> x = y Vậy oxit là FeO
Bài 72. Đốt cháy hoàn toàn 1,12g Fe trong bình chứa khí Clo, thấy thể tích của khí clo giảm đi 0,672 lit (đktc). Hãy xác định muối clorua tạo thành. Viết phương trình hoá học .
Hướng dẫn 
	nFe = 1,12:56 = 0,02 mol
	Số mol clo phản ứng : n = 0,672:22,4 = 0,03 mol. Số mol nguyên tử clo: nCl = 0,03.2 = 0,06. 
	Ta có tỉ lệ mol Fe : Cl = 0,02 : 0,06 = 1: 3	Vậy CTPT của muối clorua là FeCl3.
PTPƯ: 	2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3
Bài 73. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất rắn sau:
a. Fe, FeO, Cu, CuO	b. Al, Al2O3, NaCl, Cu
Hướng dẫn 
a. Hòa tan các chất trong dung dịch HCl dư:	+ Chất không tan là Cu
	+ Chất tan đồng thời có khí thoát ra là Fe	Fe +2HCl ® FeCl2 + H2 #
	+ Chất tan tạo dung dịch màu xanh là CuO	CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
	+ Chất tan tạo dung dịch không màu là FeO	FeO + 2HCl ® FeCl2 + H2O
b. - Hòa tan hỗn hợp trong nước. Chỉ có NaCl tan
 - Cho các chất không tan tác dụng với dung dịch HCl:
	+ Chất tan đồng thời có khí thoát ra là Al	2Al +6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 #
	+ Chất tan là Al2O3:	Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
	+ Chất rắn còn lại không tan là Cu
Bài 74. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất sau khỏi hỗn hợp :
a. Cu, Al, Fe	b. CuO, CaO, Cu	c. NaCl, CaCl2, CuCl2
Bài 75. Cho 11,2 g kim loại M hóa trị III tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 l H2 (đktc). Xác định M
Hướng dẫn . 	M + 2HCl ® MCl2 + H2#
	nM = n H2 = 0,2 mol => M = 11,2:0,2 = 56 : Fe
Bài 76. Cho một miếng Zn nặng 13 g vào 67,5 g dung dịch CuCl

File đính kèm:

  • docDe cuong on HKI chi tiet co loi giai.doc
Giáo án liên quan