Đề cương hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Bác Hồ của chúng ta không những là một nhà cách mạng tài ba, mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ uyên bác. Bác không những cống hiến và hy sinh cả cuộc đời mình vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ cuối năm 1945 đến năm 1946 chính quyền non trẻ dưới sự lãnh đạo của Bác đã từng bước đẩy lùi được 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” để “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặt, ai cũng được học hành” đặc biệt Bác là một nhà giáo đầy nhiệt huyết trong phong trào chống “giặc dốt”, Bác đã coi “giáo dục là khâu cơ bản để hình thành nhân cách con người, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thế đó, mỗi việc làm của Bác đều là những câu chuyện về những tấm gương sáng để chúng ta soi và noi theo. Bác luôn dành cho sự nghiệp giáo dục sự quan tâm sâu sắc .

Sau đây, tôi xin kể lại 1 mẫu chuyện về Bác có tựa đề “ Nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng hết sức vinh quang của các thầy giáo, cô giáo”. Trong sách những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập 2 trang 202 của nhà xuất bản chính trị quốc gia. Mẫu chuyện có nội dung như sau:

Bác đến. Cả hội trường reo lên. Bác vẫy tay chào mọi người, rồi bước lên bục nói chuyện. Nhìn thấy Bác, tôi vui sướng quá, nước mắt cứ trào ra. Bác mặc bộ quần áo kaki đã bạc trắng và vẫn đi đôi dép cao su. Bác khỏe lắm, nước da đỏ hồng. Râu tóc đạ bạc nhiều. Nhưng vẫn ánh mắt dịu dàng và nụ cười hiền hậu, gần gũi năm xưa Ánh mắt, nụ cười mà tôi không bao giờ quên được.

Bác nói chuyện với chúng tôi rất vui, rất sôi nổi. Bác hoan nghênh năm học vừa qua các thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng.

Bác nói:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
HỘI THI “KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC 
HỒ CHÍ MINH”
Mẫu chuyện: “NHIỆM VỤ NẶNG NỀ NHƯNG CŨNG HẾT SỨC VINH QUANG CỦA CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO”.
Kính thưa Ban tổ chức hội thi, ban giám khảo cùng quý thầy cô .
Tôi tên: Nguyễn Văng Thị Mỹ Duyên, hôm nay tôi rất là vinh dự được đại diện cho Tổ Sinh-Công nghệ tham gia hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào trân trọng nhất đến tất cả mọi người.
Bác Hồ của chúng ta không những là một nhà cách mạng tài ba, mà Bác còn là một nhà văn, nhà thơ uyên bác. Bác không những cống hiến và hy sinh cả cuộc đời mình vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ cuối năm 1945 đến năm 1946 chính quyền non trẻ dưới sự lãnh đạo của Bác đã từng bước đẩy lùi được 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” để “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặt, ai cũng được học hành” đặc biệt Bác là một nhà giáo đầy nhiệt huyết trong phong trào chống “giặc dốt”, Bác đã coi “giáo dục là khâu cơ bản để hình thành nhân cách con người, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thế đó, mỗi việc làm của Bác đều là những câu chuyện về những tấm gương sáng để chúng ta soi và noi theo. Bác luôn dành cho sự nghiệp giáo dục sự quan tâm sâu sắc . 
Sau đây, tôi xin kể lại 1 mẫu chuyện về Bác có tựa đề “ Nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng hết sức vinh quang của các thầy giáo, cô giáo”. Trong sách những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập 2 trang 202 của nhà xuất bản chính trị quốc gia. Mẫu chuyện có nội dung như sau: 
Bác đến. Cả hội trường reo lên. Bác vẫy tay chào mọi người, rồi bước lên bục nói chuyện. Nhìn thấy Bác, tôi vui sướng quá, nước mắt cứ trào ra. Bác mặc bộ quần áo kaki đã bạc trắng và vẫn đi đôi dép cao su. Bác khỏe lắm, nước da đỏ hồng. Râu tóc đạ bạc nhiều. Nhưng vẫn ánh mắt dịu dàng và nụ cười hiền hậu, gần gũi năm xưa Ánh mắt, nụ cười mà tôi không bao giờ quên được.
Bác nói chuyện với chúng tôi rất vui, rất sôi nổi. Bác hoan nghênh năm học vừa qua các thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng.
Bác nói:
-Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước tiên phải có con người xã hội chủ nghĩa. Các thầy giáo, cô giáo là những người đào tạo cho Tổ quốc những con người mới. Các thầy giáo, cô giáo phải thấy nhiệm vụ đó là hết sức vinh quang nhưng cũng vô cùng nặng nề, mà mỗi người đều phải cố gắng vượt bậc mới hoàn thành được
Trích trong Bác Hồ sống mãi với chúng ta, Sđd, t.2, tr.493 (Hiền Đức).
Qua câu chuyện trên Bác rất quan tâm đến đội ngũ những người thầy cô giáo“Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. “ Nếu không có thầy cô giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội cho được?”
Bác nói:“ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước tiên phải có con người xã hội chủ nghĩa. Các thầy giáo, cô giáo là những người đào tạo cho Tổ quốc những con người mới. Các thầy giáo, cô giáo phải thấy nhiệm vụ đó là hết sức vinh quang nhưng cũng vô cùng nặng nề, mà mỗi người đều phải cố gắng vượt bậc mới hoàn thành được”
Là những người giáo dục, là các thầy cô giáo, với vai trò và trách nhiệm của mình chúng ta có suy nghĩ gì?
Qua câu chuyện trên, chúng ta học được ở Bác là: các cấp lãnh đạo cũng như Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn phải luôn thân thiện, quan tâm sâu sắc lãnh chỉ đạo cụ thể, thường xuyên động viên khuyến khích tinh thần của anh chị em giáo viên cùng nhau thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Qua mẫu chuyện còn toát lên vừa là lời nhắn nhủ vừa là chỉ thị của Bác đối với thầy cô giáo. Người ta nói “ có thầy giỏi thì mới có trò giỏi”. Thầy cô giỏi sẽ có những ý kiến xác đáng giúp học trò định hướng đúng trong học tập, lựa chọn ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, qua lời dạy của Bác, bản thân chúng ta là những thầy giáo, cô giáo phải biết được vai trò trách nhiệm của mình phảỉ luôn cố gắng phấn đấu, vượt khó không ngừng tu dưỡng đạo đức đề cao tinh thần tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, luôn cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, ƯDCNTT trong dạy học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tinh thần học tập của các em học sinh. Qua tiết dạy, tiết HĐNG lồng ghép GD đạo đức, kỹ năng sống, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính,giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt: trí, đức, thể, mỹ tạo nên những con người mới vừa hồng vừa chuyên. 
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người”. Dạy chữ đã khó, dạy người lại càng khó hơn, đối với XH ngày nay dưới sự phát triển ồ ạt của CNTT, phim ảnh, khó mà kiểm soát hết được những tác nhân xấu ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của học sinh, cũng như theo công văn 673 của PGD& ĐT v/v tăng cường công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Và “ vì lợi ích trăm năm trồng người”. “Đây là nhiệm vụ nặng nề mà mỗi thầy cô giáo phải cố gắng vượt bậc mới hoàn thành được”.
Trong giáo dục đạo đức học sinh “ Bác không nói trẻ em hư, không nói con người hỏng, mà người xét có một số chậm tiến, có 1 số cụ thể có lúc nào đó, ở chổ nào đó chưa tốt, chưa hay lắm. Cái chưa hay, chưa tốt ấy cần được uốn nắn 1 cách chân tình và kịp thời”.
Bản thân tôi cũng rất chú trọng việc giáo dục đạo đức học sinh ở mọi nơi mọi lúc, trong các tiết dạy, ở phòng tư vấn học đường. Mặc dù trong các tiết dạy nội dung bài khá dài tôi vẫn dành thời gian giáo dục đạo đức học sinh qua ngôn phong, ứng xử với thầy cô, bạn bè
Nhiệm vụ “trồng người” đó là trực tiếp bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân có đủ đức, tài. Vậy thì trước tiên thầy, cô giáo phải có đức, có tài, có tâm, có lòng yêu thương học sinh và nghề nghiệp. Chúng ta giáo dục học sinh bằng chính hành vi nêu gương của mình. Mỗi thầy, cô giáo là 1 tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo. Vì vậy thầy cô giáo chúng ta cũng không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao tri thức và phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Đồng thời phải luôn luôn ra sức thi đua trong công tác học tập thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ- để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “trồng người” và luôn hảnh diện rằng “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”
Xin trân trọng kính chào!

File đính kèm:

  • docde cuong hoi thi ke chuyen tam guong d d Ho Chi Minh.doc