Đề cương Hóa học 8 - Chương VI: Dung dịch

A. Kiến thức trọng tâm

1. Các khái niệm

a) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

b) Dung môi là chất có khả năng khuyếch tán chất khác để tạo thành dung dịch. Dung môi thường là nước.

c) Chất tan là chất bị khuếch tán trong dung môi. Chất tan có thể ở dạng rắn, lỏng, khí.

d) Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

e) Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. Mỗi dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.

f) Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong một 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Hóa học 8 - Chương VI: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Na2O vào 6,9 g nước, tính nồng độ % của dung dịch.
	b) Cho 4,9 g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch.
VI. 7. Tính nồng độ % của :
	a) Dung dịch hoà tan CaCl2 bão hoà có độ tan là 23,4 g.
	b) Dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M (D = 1,2 g/ml).
	c) Dung dịch chứa NaOH nồng độ 1M và KOH nồng độ 0,5M có khối lượng riêng D = 1,3 g/ml.
VI.8. Đồ thị sau đây biểu thị sự hoà tan khí oxi trong nước :
Hãy cho biết nhiệt độ nào tốt nhất cung cấp oxi cho cá :
 0 o C ;	B. 20 oC ;	C. 40 oC ;	D. 5 oC.
VI. 9. ở 25 oC dung dịch AgNO3 bão hoà có độ tan 222 g, nồng độ % của 
dung dịch AgNO3 là :
	A) 80,2% ;	B) 68,9% ;	C) 22,22% ;	D) 111%.
	Hãy chọn câu trả lời đúng.
VI.10. 	Hãy chọn câu đúng.
	a) CTHH của khí hiđro :
	A) 2H	B) H2	C) H2	D) 2H
	b) CTHH của nhôm oxit :
	A) AL2O3 ;	B) O3Al2 ;	C) Al2O3 ;	D) Al2O3.
	b) CTHH của muối ăn :
	A) ClNa	;	B) NaCl ;	C) NaCL ;	D) Na2Cl2 
VI.11. 	Cho 2 nguyên tố A và B có hoá trị không đổi. Công thức oxit của A : A2O. Công thức hợp chất với hiđro của B : BH3.
	Công thức hoá học đúng của hợp chất tạo bởi nguyên tố A và B là :
	A) AB ;	B) A2B3 ;	C) A3B2 ;	D) A3B ;
VI.12.	Đun nóng dung dịch chất rắn A và giữ ở nhiệt độ không đổi 100 oC. 
Đồ thị sau biểu thị nồng độ dung dịch chứa chất rắn A theo thời gian :
	Từ đồ thị rút ra được các nhận xét sau :
	A) Từ thời điểm t1 nồng độ dung dịch giảm dần.
B) Tốc độ đun nóng dung dịch giảm dần.
C) Dung dịch trở thành bão hoà, chất rắn A tách khỏi dung dịch.
D) Chất rắn A được bổ sung liên tục vào dung dịch.
	Chọn câu nhận xét đúng.
VI. 13. Thông tin về 2 khí X, Y được biết đến như sau :
	– không màu, không mùi ;
	– là đơn chất ;
`	– Hỗn hợp A có 50% X và 50% Y về thể tích và có tỉ khối so với H2 là 8,5. Hỗn hợp A là :
	A) CH4 và H2 ;	 B) H2 và O2 ; C) N2 và O2 ; D) H2 và CO.
	Chọn câu trả lời đúng.
VI. 14 a) Hãy điền vào các ô trong mỗi hàng ngang bên phải những chữ cái của từ hay cụm từ phù hợp với nội dung ở hàng ngang bên trái.
A) Tên nguyên tố kim loại có trong thành phần của 
đá vôi
B) Chất mà dung dịch làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ
C) Phương tiện biểu diễn một chất 
D) Chất mà dung dịch làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu xanh
E) Khí duy trì sự cháy và sự hô hấp
F) ở dạng đơn chất là khí không độc, không cháy ; là nguyên tố có nhiều trong thành phần phân đạm.
	b) Tìm tên nguyên tố hoá học có trong chữ cái hàng dọc.
VI. 15. Có 2 bình thông nhau được ngăn cách bởi khoá K. Bình A có thể tích 20 lít chứa không khí có áp suất 2 atm. Bình B có thể tích 30 lít không chứa không khí (chân không) (nhiệt độ hai bình không đổi).
	 Mở khoá K sau một thời gian áp suất của khí trong bình A là :
	A) 5 atm	 ;	B) 0,8 atm ;	C) 2 atm ;	D) 0,5 atm 
VI. 16. Đồ thị sau biểu thị sự phụ thuộc độ tan của các chất a, b, c, d theo nhiệt độ.
	a) Từ đồ thị rút ra các nhận xét sau :
	Chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là :
	A) a, b, c ;	B) b, c, d ;	C) a, c, d ;	D) a, b, d.
	b) ở 25 oC chất có độ tan lớn nhất là :
	A) a ;	B) b ;	C) c ;	D) d.
	c) Chất có độ tan phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ là :
	A) d ;	B) c ;	C) b ;	D) a ;
	Hãy chọn câu nhận xét đúng.
VI. 17. Em hãy làm thí nghiệm rồi cho biết hiện tượng gì xảy ra khi :
a) Cho thìa muối ăn vào cốc thuỷ tinh đựng dầu hoả.
b) Cho thìa muối ăn vào cốc thuỷ tinh đựng nước.
c) Cho một mẩu nến (parafin) vào cốc đựng dầu hoả.
d) Cho một mẩu nến (parafin) vào cốc đựng nước.
e) Nhỏ vài giọt dầu hoả vào cốc đựng nước.
	Hãy xác định rõ chất tan, dung môi, dung dịch trong các thí nghiệm trên.
VI. 18. Nêu điều kiện để hoà tan nhanh :
a) Một chất rắn trong nước.
b) Một chất khí trong nước.
	So sánh các điều kiện hoà tan chất rắn và chất khí.
VI. 19. Đồ thị biểu diễn độ tan (S) của chất rắn X trong nước :
	a) Hãy cho biết dung dịch bão hoà ở trong những khoảng nhiệt độ nào ?
	b) Nếu 130 g dung dịch đang ở 70 oC, hạ nhiệt độ xuống còn 30 oC thì sẽ có bao nhiêu gam X tách ra khỏi dung dịch ?
VI. 20. ở nhiệt độ 80 oC, nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà là 27,65%. A) a) Hãy tính độ tan của NaCl ở 80 oC.
	b) Cho 27 g muối ăn vào 100 g nước, đun dung dịch đến 80 oC, người ta sẽ thu được dung dịch bão hoà hay chưa bão hoà ?
VI. 21. Cho dung dịch nước đường chưa bão hoà, để thu được dung dịch nước đường bão hoà người ta làm như sau :
	A) Đun nóng dung dịch để nước bay hơi bớt rồi đưa về nhiệt độ ban đầu.
	B) Làm lạnh dung dịch.
	C) Lọc dung dịch.
	D) Khuấy đều dung dịch.
	Cách làm nào đúng, cách làm nào sai.
VI. 22. Tính chất của dung dịch bão hoà được áp dụng để tinh chế một chất rắn tan trong nước. Hãy giải thích.
VI. 23. Dùng bảng tính tan hãy lựa chọn câu đúng trong các câu sau :
	Dãy các chất tan được trong nước :
	A) NaOH ; CuSO4 ; H2SO4 ; Mg(OH)2
	B) KCl ; Mg(NO3)2 ; Ba(OH)2 ; MgSO4
	C) KOH ; HNO3 ; CaCO3 ; AlCl3
	D) FeCl3 ; H2SiO3 ; HCl ; Na2CO3
VI. 24. 
	1. Cho bảng số liệu sau, vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của các chất A, B, C, D theo nhiệt độ .
T o
S 
10 oC
20 oC
30 oC
40 oC
50 oC
60 oC
70 oC
A (S)
15
15
20
25
25
30
35
B (S)
5
10
15
20
25
27
30
C (S)
10
20
30
40
40
40
40
D (S)
30
25
20
15
10
10
10
	2. Trả lời các câu hỏi sau :
a) Chất có độ tan lớn nhất là chất nào?
b) Chất nào có độ tan phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ ?
c) Chất nào có độ tan giảm theo nhiệt độ ?
VI. 25. Nêu hiện tượng :
a) Cho một thìa đường vào cốc nước và khuấy đều.
b) Cho một mẩu đá vôi vào nước và khuấy đều.
c) Đun nóng dung dịch NaCl bão hoà.
d) Làm lạnh dung dịch NaCl bão hoà.
VI.26. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau :
1. Cho một mẩu kim loại Na vào cốc đựng nước.
2. Cho một thìa muối ăn vào nước rồi khuấy nhẹ.
3. Cho một ít chất rắn K2O vào nước.
4. Cho một ít bột P2O5 vào nước.
	a) Nêu hiện tượng, viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).
	b) Trong các hiện tượng trên, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học ?
	c) So sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng trên, rút ra nhận xét về sự hoà tan một chất vào trong nước.
C. Đề kiểm tra học kỳ II
Đề số 1
	I- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
	Câu 1 (2 điểm) : 
	Chọn câu đúng trong các câu sau :
	1. Cho công thức hoá học biểu diễn các chất như sau : KOH ; NaCl ; CaCO3 ; HCl ; MgO ; Cu(OH)2 ; Ca(OH)2
	Chất làm đổi màu quỳ tím là :
A) KOH ; NaCl ; CaCO3	C) MgO ; Cu(OH)2 ; KOH
B) KOH ; Ca(OH)2 ; HCl	D) KOH, Cu(OH)2 ; HCl
	2. Độ tan của muối ăn trong nước ở 25 oC là 36 g. Dung dịch muối ăn ở 
25 oC là dung dịch bão hoà :
A) có nồng độ 26,47%.	
B) có nồng độ 36%.
C) có nồng độ 20%.	
D) có nồng độ 22,53%.
	Câu 2 (2 điểm) :
	Hãy chọn các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I)
Khái niệm (I)
Thí dụ (II)
A. Oxit
B. Bazơ
C. Axit
D. Kiềm
1. MgO ; CaO ; H2SO4
2. SO3 ; CuO ; CO
3. Ba(OH)2 ; Cu(OH)2 ; NaOH
4. Ba(OH)2 ; NaOH ; KOH
5. H2SO4 ; HNO3 ; HCl
6. NaCl ; HCl ; H2CO3
	1.
	2.
Khái niệm (I)
Thí dụ (II)
A) Phản ứng phân huỷ
B) Phản ứng hoá hợp
C) Phản ứng oxi hoá – khử
1.CaO + H2O Ca(OH)2
2.CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
3.2SO2 + O2 2SO3
4.2Zn + O2 2ZnO
5.KOH + HCl KCl + H2O
6. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
II- Phần tự luận (6 điểm)
	Câu 3 (3 điểm) :
	Viết phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau :
a) KMnO4 	 K2MnO4 	+ MnO2 + O2
b) Fe 	+ 	HCl 	 FeCl2 	+ ?
c) Cu 	+ 	O2 	 	?
d) H2 	+ 	O2 	 	?
+ Phản ứng nào dùng để điều chế O2 ; H2 trong phòng thí nghiệm.
+ Phản ứng nào thể hiện tính chất của O2 ; H2 ?
	Câu 4 (3 điểm) :
Cho a g kim loại sắt phản ứng vừa đủ với 200 g dung dịch HCl 14,6%.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính a.	
c) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
Đề số 2
	I- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
	Câu 1 : (2 điểm)
	1. Chọn cách làm ở cột (II) cho phù hợp với dung dịch cần pha ở cột (I).
Dung dịch cần pha (I)
Cách tiến hành (II)
A. Dung dịch NaOH có nồng độ 15%
B) Dung dịch NaOH có nồng độ 0,5M
C) Dung dịch NaOH có độ tan 30 g
1. Cân 15 g NaOH cho vào 100 g H2O rồi khuấy đều
2. Cân 15 g NaOH cho vào 85 g H2O rồi khuấy đều.
3. Cân 30 g NaOH cho vào 70 g nước rồi khuấy đều.
4. Cân 30 g NaOH cho vào 100 g nước rồi khuấy đều.
5. Cân 20 g NaOH cho vào 1 lít nước rồi khuấy đều.
6. Cân 20 g NaOH cho vào 700 ml H2O, khuấy đều rồi thêm nước cho đủ 1 lít.
	2. Cho các cụm từ : nhường oxi, tính khử, tính oxi hoá, chiếm oxi, nhẹ nhất, sự khử, sự oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử, tính tan, phản ứng phân huỷ.
	Hãy điền các cụm từ thích hợp vào các câu sau để được câu hoàn chỉnh
	a) Trong các chất khí, khí hiđro là khí (1)  Khí hiđro thể hiện (2). khi phản ứng với oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao.
	b) Trong phản ứng giữa H2 và FeO ở nhiệt độ cao, H2 thể hiện (3) vì H2 (4) của FeO.
	c) Quá trình kết hợp của nguyên tử oxi trong FeO với H2 gọi là (5) FeO có (6) vì FeO (7) cho H2.
	d) Sự tách oxi khỏi FeO gọi là (8) ... Phản ứng giữa H2 và FeO gọi là (9)..
	Câu 2 (2 điểm) :
	Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
	Cho các công thức hoá học : KOH ; HCl ; CaCl2 ; Al2O3 ; Mg(OH)2 ; H2SO4 ; Ca3(PO4)2 ; SO3 ; Ba(OH)2 ; HNO3 ; NaCO3 ; NO2 ; NaOH.
	1. Dãy công thức hoá học biểu diễn các axit là :
A) H2SO4 ; Ca3(PO4)2 ; Mg(OH)2
B) HNO3 ; HCl ; CaCl2
C) HCl ; H2SO4 ; HNO3
D) HNO3 ; NaCO3 ; Al2O3
	2. Dãy công thức hoá học biểu diễn các muối là :
	A) CaCl2 ; Ca3(PO4)2 ; KOH
	B) Ca3(PO4)2 ; Mg(OH)2 ; Ba(OH)2
C) Na2CO3 ; CaCl2 ; SO3
D) CaCl2 ; Na2CO3 ; Ca3(PO4)2
	3. Dãy các công thức hoá học biểu diễn kiềm là:
A) NaOH ; KOH ; Ba(OH)2
B) Mg(OH)2 ; NaOH ; KOH
C) KOH ; CaCl2 ; HCl
D) NaOH ; Ba(OH)2 ; HNO3
	II- Phần tự luận (6 điểm)
	Câu 3 (3 điểm) :
	1. Kim loại M có hoá trị III. Hãy viết công thức :
	a) Bazơ của M.
	b) Muối của M với gốc axit SO4 và gốc axit NO3.
	2. Tính hàm lượng P trong các hợp chất :
	Ca3(PO4)2 ; Ca(H2PO4)2 ; NH4H2PO4.
	Câu 4 (3 điểm) :
Cho 20 g SO3 hoà tan vào nước thu được 500 ml dung dịch axit H2SO4.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch.
b) Tính khối lượng Mg phản ứng hết với axit có trong dung dịch.
Đề số 3
I- Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm ) : Hãy khoanh tròn vào một trong các

File đính kèm:

  • docDe chuong 6.doc