Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

1. Nêu quá trình hình thành hệ thống XHCN?

a. Quá trình thành lập nhà nước DCND ở các nước

- Năm 1917, CM Nga thành công Liên Xô tiến lên xây dựng CNXH.

- 1944 1945, LX trên đường truy kích quân Đức cùng nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy, khởi nghĩa giành chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập ở Đông Âu.

Ba Lan (7-1944), Ru ma ni (8-1944), Hung ga ri (4-1945), Tiệp Khắc (5-1945), Nam Tư (11-1945), An ba ni (12-1945), Bun ga ri (6-1946).

Riêng nước Đức được chia thành 2 nước.

1-10-1949: Nhà nước CHDC Đức được thành lập

-1-10-1949, nước CHND Trung Hoa thành lập CNXH được nối liền từ Âu sang Á.

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam á là vì:
- Năm 1984, Bru nây giành độc lập, tham gia và trở thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.
- Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt. Xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7- 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy.
- Tháng 9- 1997, Lào và Mi an ma tham gia.
- 4- 1999, Cam pu chia được kết nạp.
Như vậy, ASEAN đã phát triển thành mười nước.
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, 10 nước Đông Nam á đều đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ Các nước chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng thành thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do.
+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực.
à Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam á.
* Lập bảng kê các nước Đông Nam á
TT
Tên nước
Thủ đô
Ngày độc lập
Thời gian gia nhập ASEAN
1
Bru nây
Banđa Xêri Begaoan
 1984
 1984
2
Cam pu chia
Phnom pênh
 4- 1999
3
In đô nê xi a
Gia các ta
 8- 1945
8- 8- 1967
4
Lào
Viêng chăn
 10- 1945
 9- 1997
5
Ma lai xi a
Cu la Lăm pơ
 8- 1957
8- 8- 1967
6
Mi an ma
Yan gun
 1- 1948
 9- 1997
7
Phi lip pin
Ma ni na
 7- 1946
8- 8- 1967
8
Thái lan
Băng cốc
8- 8- 1967
9
Việt Nam
Hà Nội
2- 9- 1945
 7- 1995
10
Xin ga po
Xin ga po
8- 8- 1967
7. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam á đã có những biến đổi to lớn nào? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
a. Những biến đổi to lớn:
- Các nước Đông Nam á từ thân phận là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập.
- Sau khi giành độc lập, các nước đều ra sức xây dựng và phát triển kinh tế xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn như Xingapo, Thái Lan, Malaixia
- Cho đến tháng 4/1999các nước đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực.
b. Biến đổi quan trọng nhất:
- Các nước đều trở thành các nước độc lập.
- Nhờ có biến đổi đó mà mà các nước có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
8. Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, thời cơ và thách thức
- Quá trình: VN gia nhập vào năm 1997.
- Thời cơ: VN có điều kiện tiếp thu những tiến bộ KHKT và những tinh hoa văn hóa của các nước, từ đó sẽ rút ngắn hoảng cách về cơ sở vật chất kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới, kinh tế phát triển hơn, đời sống nhân dân sẽ được cải thiện hơn.
- Thách thức: Dễ bị hòa tan, nền kinh tế sẽ nguy hiểm vì điều kiện kỹ thuật sản xuất kém hơn, khó cạnh tranh với nền kinh tế trong khu vực.
- Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thờ cơ, cần ra sức học tập, nắm vững khoa học kỹ thuật, nhanh chóng hòa nhập.
9. Đặc diểm nền kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Từ 1945 – 1950
- Mỹ thu lợi 114 tỷ đô la, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Mỹ trở thành chủ nợ của nhiều nước trên thế giới.
- Mỹ có tốc độ phát triển kinh tế cao
* Nguyên nhân:
+ Mỹ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá.
+ Do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến
+ Trong chiến tranh, nhiều nhà khoa học đã chạy sang Mỹ để nghiên cứu, phục vụ cho Mỹ à Mỹ đã tận dụng cơ hội.
à Mỹ đã vươn lên, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
b. Từ 1950
+ Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng không còn ưu thế như trước nữa.
+ Nguyên nhân:
- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của Tây Âu và Nhật Bản.
- Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng hoảng.
- Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mỹ phải chi phí nhiều cho chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, lập các căn cứ quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược
- Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế, xã hội ở Mỹ.
10. Chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau 1945:
* Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh:
- Tiến hành “Chiến tranh lạnh” để chống Liên Xô và các nước XHCN.
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” để làm bá chủ thế giới.
Để thực hiện mưu đồ trên, Mỹ đã:
+ Tiến hành viện trợ, lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ. (Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức)
+ Đầu tư nhiều cho việc sản xuất các loại vũ khí hiện đại như: tên lửa chién lược, máy bay tàng hình, nhất là vũ khí hạt nhân, nguyên tử có tính chất hủy diệt sự sống.
+ Lập các khối quân sự như: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), khối quân sự ở Đông Nam á (SEATO)
- Gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược như ở Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, I rắc
* Kết quả: Tuy đã đạt được một số mưu đồ, nhưng Mỹ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề như ở Việt Nam, Lào, I rắc
11. Trình bày đặc điểm của kinh tế Nhật Bản sau 1945
a. Hoàn cảnh
- Sau 1945, Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
- Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Nhiều khó khăn xuất hiện trong nước: Thất nghiệp, thiếu lương thực, hàng hóa, lạm phát trầm trọng.
b. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.
- Kinh tế Nhật dần được khôi phục và phát triển từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6- 1950) và Việt Nam (Từ những năm 60).
- Kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng thần kỳ, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
- Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính thế giới.
- Kinh tế của Nhât Bản tăng trưởng gắn liền vơi sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
- Đạt nhiều thành tựu tiến bộ trong cuộc cách mạng KHKT, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.
c. Nguyên nhân
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật- sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.
- Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ cần thiết.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ‏‎ ý chí vươn lên, có kỷ luật lao động.
- Được sực viện trợ, giúp đỡ của Mỹ.
d. So sánh với kinh tế của Mỹ
+ Giống nhau:
- Đều có nền kinh tế rất phát triển, đứng đầu thế giới về nhiều mặt.
- Là những trung tâm kinh tế, tài chính trên thế giới.
- Đều dựa vào việc sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh để thu lợi.
+ Khác nhau:
- Mỹ giàu lên là do chiến tranh thế giới II không tàn phá đất nước, có điều kiện sản xuất, buôn bán vũ khí. Trong chiến tranh, nhiều nhà khoa học đã chạy sang Mỹ, Mỹ đã tận dụng thời cơ về “chất xám” này để phát triển kinh tế.
- Nhật dựa vào sự viện trợ của Mỹ và 2 cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để phát triển.
12. Nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật Bản
a. Nguyên nhân chung
- Tận dụng được thành quả của cuộc cách mạng KHKT.
- Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.
- Thu lợi qua chiến tranh.
b. Nguyên nhân riêng
+ Mỹ: 
- Nhờ trình độ sản xuất và tập trung tư bản rất cao.
- Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
- Nhờ tài nguyên giàu có, không có chiến tranh, chất xám trên thế giới đổ vào Mỹ.
+ Nhật:
- Lợi dụng vốn nước ngoài.
- Biết len, lách, thâm nhập vào thị trường các nước.
- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh.
- Truyền thống tự lực, tự cường 
- Chiến lược phát triển của nhà nước.
13. Sự hình thành trật tự thế giới mới
a. Hội nghị I-an-ta
- HN họp từ ngày 4 đến ngày 11- 2- 1945 tại I-an-ta (Liên Xô).
- Có 3 nguyên thủ của 3 cường quốc tham dự là: Liên Xô, Mỹ, Anh.
- HN thông qua quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa LX và Mỹ.
à Hình thành trật tự thế giới mới.
- HN còn quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc để:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ, hữu nghị giữa các dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
( Việt Nam tham gia LHQ từ tháng 9 – 1977).
b. Chiến tranh lạnh
* Khái niệm: 
- Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với LX và các nước XHCN.
- Mỹ và các nước đế quốc đã chạy đua vũ trang, tang cường quân sự, thành lập các khối QS , tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào GPDT.
* Hậu quả: Hết sức nặng nề
- Thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới.
- Các cường quốc chi phí nhiều tiền của để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây các căn cứ quân sự
 - Trong khi đó, loài người vẫn còn gặp nhiều khó khăn như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai nhất là ở châu á, Phi.
c. Xu thế của thế giới ngày nay
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế, nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình để giải quyết tranh chấp.
- Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Tuy nhiên, Mỹ lại chủ trương xác lập “thế giới đơn cực” để làm bá chủ thế giới.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. 
Các nước hợp tác, liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau phát triển. EU, ASEAN).
- Nhiều khu vực lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. (Như ở I rắc, Li băng, châu Phi).
- Tuy nhiên, xu thế chung ngày nay vẫn là: hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
* Vì sao vừa là thời cơ, vừa là thách thức?
+ Thời cơ: 
- Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế sẽ có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Các nước có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
- Có điều kiện tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Khai thác các nguồn vốn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất, người lao động có thêm việc làm và cải thiện mức sống của mình.
 + Thách thức:
 - Nếu không chớp lấy thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu.
 - Hội nhập nếu

File đính kèm:

  • docON TAP HOC SINH GIOI.doc