Đề 9 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Chất nào sau đây là este?

A. C2H5OH B. CH3 – O – CH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOH

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 9 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP TN THPT NĂM 2010
 Môn Hóa học – Chương trình chuẩn
 Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ SỐ : 09
Câu 1: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este? A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 2: Chất nào sau đây là este?
A. C2H5OH	B. CH3 – O – CH3	C. CH3COOC2H5	D. C2H5COOH
Câu 3:Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
	A. 360 g. 	B. 270 g. 	C. 250 g D. 300 g.
Câu 4:X là một a-aminoaxit mạch thẳng chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối clorua của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. CH3CH(NH2)COOH 	B. H2NCH2COOH 
	C. H2NCH2CH2COOH 	D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 5:Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần tính bazơ: 
 (1) C6H5NH2 ; (2) C2H5NH2 ; (3) (C6H5)2NH ; (4) (C2H5)2NH ; (5) NaOH ; (6) NH3
A. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3) 	B. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6) 
C. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6) 	D. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)
Câu 6:Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. dung dịch phenolphtalein. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím.
Câu 7:Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại : A.ancol no đa chức. B. axit no đơn chức. C. este no đơn chức. D. axit không no đơn chức.
Câu 8:Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. axit - bazơ.	B. trao đổi.	C. trùng hợp.	D. trùng ngưng.
Câu 9:Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. tinh bột.	B. saccarozơ.	C. xenlulozơ.	D. protein
Câu 10:Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5) A. 7,65 gam.	B. 0,85 gam.	C. 8,10 gam.	D. 8,15 gam.
Câu 11:Peptit coù coâng thöùc caáu taïo nhö sau:
H2N-CH-CO-NH-CH2-CO-NH-CH-COOH
 CH3	 CH(CH3)2. Teân goïi ñuùng cuûa peptit treân laø:
A. Ala-Ala-Val.	B. Ala-Gly-Val.	C. Gly – Ala – Gly.	D. Gly-Val-Ala.
Câu 12:Este A ñöôïc ñieàu cheá töø aminoaxit B (chæ chöùa C, H, O, N) vaø ancol metylic. Tæ khoái hôi cuûa A so vôùi H2 laø 44,5. CTCT cuûa A laø
	 A. H2N – CH2 – CH2 – COOCH3. 	B. H2N – CH2 – COOCH3. 
 C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOCH3.	 	D. CH3 – CH(NH2) – COOCH3.
Câu 13:Cao su tổng hợp lần đầu tiên được điều chế bằng phương pháp Lebedev theo sơ đồ:
Ancol etylic buta–1,3–đien cao su buna.
Hiệu suất quá trình điều chế là 80%, muốn thu được 540 kg cao su thì khối lượng ancol etylic cần dùng là 
A. 920 kg.	B. 856 kg. C. 1150 kg. D. 684,8 kg.
Câu 14:Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là	A. Na, Ba, K.	B. Ba, Fe, K.	C. Be, Na, Ca.	D. Na, Fe, K.
Câu 15: Cho phản ứng sau: Fe+ HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 16:Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 17:Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. Na2CO3.	B. MgCl2.	C. NaCl.	D. KHSO4.
Câu 18:Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+.	B. HCO3-, Cl-.	C. Ca2+, Mg2+.	D. SO42-, Cl-.
Câu 19 : Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng manhetit.	B. quặng boxit.	C. quặng đôlômit.	D. quặng pirit.
Câu 20:Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị khử.	B. bị oxi hoá.	C. nhận proton.	D. cho proton.
Câu 21:Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng. C. kết tủa trắng xuất hiện.	D. bọt khí bay ra.
Câu 22:Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là 
	A. 2,52 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 1,26 lít. 
Câu 23:Lá kim loại Au bị một lớp Fe phủ trên bề mặt. Để thu được Au tinh khiết một cách đơn giản chỉ cần ngâm trong một lượng dư dd nào sau đây?
      	A. Fe(NO3)3	 B. NaOH 	C. Nước cường toan. 	D. CuSO4
Câu 24:Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2. B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d54s1.	D. . 1s22s22p63s23p6
Câu 25:Cho sơ đồ sau: FeCl3? ? X X là chất nào sau đây?
A. Fe2O3	B. FeO	C.Fe3O4	D. Fe(OH)3
Câu 26:Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối với một sợi dây nhôm. Có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối hai kim lọai khi để lâu ngày trong không khí ẩm ?
A.Chỉ có sợi dây nhôm bị ăn mòn; B.Chỉ có sợi dây đồng bị ăn mòn;
C.Cả hai sợi dây đồng thời bị ăn mòn; D.Không có hiện tượng gì xảy ra;
Câu 27:Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. 	B. AgNO3. 	C. KNO3. 	D. HCl.
Câu 28:Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ.	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
	C. có kết tủa keo trắng.	D. dung dịch vẫn trong suốt.
Câu 29: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2. 	B. CuSO4 và HCl. 	C. ZnCl2 và FeCl3. 	D. HCl và AlCl3.
Câu 30: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch 
	A. NaOH. 	B. Na2SO4. 	C. NaCl. 	D. CuSO4. 	
Câu 31:Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là A. 21, 56 gam.	B. 21,65 gam.	C. 22,56 gam.	D. 22,65 gam.
Câu 32: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)những tấm kim loại A. Cu. 	B. Zn. 	C. Sn. 	D. Pb.
Câu 33:để biến 1 số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
A.hiđrô hóa( Ni,t0)	B. cô cạn ở nhiệt độ cao C.làm lạnh	D. xà phòng hóa
Câu 34:Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
Câu 35:Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp là
A. phải là hiđrocacbon	B. phải có 2 nhóm chức trở lên
C. phải là anken hoặc ankađien.	D. phải có một liên kết đôi hoặc vòng no không bền.
Câu 36:Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
	A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 37:Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6720ml H2 ( đktc).Hai kim loại đó là: (Be=9, Mg =24, Ca =40, Sr = 87, Ba =137)
A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Mg và Ca. D. Sr và Ba.
Câu 38:Cho m (g) hỗn hợp X (Mg, Zn, Fe) tác dụng với dd H2SO4 loãng, dư tạo ra 2,24 lit H2 (đktc) + ddY. Cô cạn ddY được 18,6g chất rắn khan. Tính m A. 6,0g  B. 8,6g  C. 9,0g  D. 10,8g
Câu 39:Phương trình phản ứng hoá học sai là
A. Al + 3Ag+ = Al3+ + Ag.	B. Zn + Pb2+ = Zn2+ + Pb.
C. Cu + Fe2+ = Cu2+ + Fe.	D. Cu + 2Fe3+ = 2Fe2+ + Cu2+.
Câu 40:Cho Na vào dd CuSO4 ta thấy xuất hiện ?
 A.Có bọt khí B.Chất rắn màu đỏ bám lên Na C.Có bọt khí và có kết tủa màu xanh 	D.Có kết tủa màu xanh 
----------------------------------------------------------------------
(Cho: C = 12; Na = 23; O = 16; H = 1; Br = 80; K = 39; N= 14; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; Ag = 108).
Học sinh không được sử dụng thêm tài liệu gì .
---------------------------------------------	------------ HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe on thi Hoa TN 2010 so 9.doc