Đề 8 thi tuyển sinh đại học 2010 môn thi: hoá – khối a

Hiện tượng kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn nhiều so với hợp kim của nó có thể được giải thích bằng nguyên nhân nào sau đây? Mật độ electron tự do trong hợp kim nhỏ hơn trong kim loại thành phần vì liên kết trong hợp kim là:

A. liên kết kim loại.

B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

D. liên kết hỗn tạp giữa liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 8 thi tuyển sinh đại học 2010 môn thi: hoá – khối a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. Cột sắt chỉ gồm sắt tinh khiết nên không bị ăn mòn điện hoá học.
C. Cột sắt được bao phủ bởi một lớp oxit bền vững.
D. Chưa có lời giải thích thoả đáng.
Đồng là một trong số ít các nguyên tố được biết và sử dụng từ thời thượng cổ. Cho biết số thứ tự của đồng là 29. Cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+ lần lượt là:
 A. 1s22s22p63s23p63d104s1, 1s22s22p63s23p63d10, 1s22s22p63s23p63d9.
 B. 1s22s22p63s23p63d94s2, 1s22s22p63s23p63d94s1, 1s22s22p63s23p63d9.
 C. 1s22s22p63s23p63d104s1, 1s22s22p63s23p63d94s1, 1s22s22p63s23p63d9.
 D. 1s22s22p63s23p63d94s2, 1s22s22p63s23p63d10, 1s22s22p63s23p63d9.
Hãy chọn phương án đúng.
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo một hình cầu.
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào.
Obitan là khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó chiếm phần lớn xác suất có mặt của electron.
Obitan s không có sự định hướng trong không gian.
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có: 
A. cùng số khối	B. cùng số proton	
C. cùng số nơtron	D. cùng số nơtron và electron.
Hãy chọn phương án đúng.
Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối
A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.
B. bằng tổng số hạt các hạt proton và nơtron.
C. bằng nguyên tử khối.
D. bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron.
Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Nguyên tử X là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Có bao nhiêu electron trong một ion Cr3+ ?
a. 28	B. 21
C. 24 	D. 52
Hãy chọn phương án đúng.
Dung dịch X chứa hai chất tan là H2SO4 và CuSO4 có pH = 1. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào 100ml dung dịch X cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dùng hết 250ml. Nồng độ mol/L của các chất trong dung dịch X là :
 A. 0,05M và 1,2M B. 0,5M và 1,2M
 C. 0,05M và 2,4M D. 0,5M và 2,4M.
Cho dung dịch KOH đến dư vào 100 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thoát ra ở đktc là bao nhiêu? 
A. 2,24 lít	B. 22,4 lít	 C. 4,48 lít	 D. 44,8 lít	
Cho 12,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu? 
A. 13,3 gam B. 2,66 gam C. 1,33 gam D. 26,6 gam
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 13,0 gam hai muối K2CO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu? 
A. 1,41 gam 	 B. 14,1 gam 
C. 11,4 gam 	 D. 12,4 gam.
Hãy chọn phương án đúng. 
Nếu không may bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để sơ cứu ? 
A. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoni clorua 10%.
B. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoni clorua 10%.
C. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau khô.
D. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Vạn lí trường thành của Trung Quốc, dài khoảng 5000 km, được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, nhằm chống lại sự xâm lược của Hung nô. Vữa để xây dựng trường thành chủ yếu gồm vôi, cát và nước. Vì sao vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá? Lí do nào sau đây là hợp lí?
A. Vì có phản ứng giữa cát (SiO2) và vôi tôi thành canxisilicat (CaSiO3).
B. Vì có phản ứng giữa vôi tôi và khí cacbonic trong khí quyển tạo thành đá vôi.
C.Vì Ca(OH)2 mất nước thành vôi sống.
D. A và B đúng.
Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu? 
A. 1M và 1M	B. 2M và 2M C. 1M và 2M	 D. 2M và 2M.
Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một chất hoá học để nhận biết thì dùng chất nào trong các chất có dưới đây?
A. Dung dịch HNO3 	 B. Dung dịch KOH 	
C. Dung dịch BaCl2	 	D. Dung dịch NaCl.
Có 4 kim loại: Mg, Ba, Zn, Fe. Chỉ được dùng thêm một chất thì có thể dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết các kim loại đó?
A. Dung dịch NaOH 	B. Dung dịch Ca(OH)2	
C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch H2SO4 loãng. 
Trong các mệnh đề sau, điều nào là sai?
 A. NH3 có thể khử CuO thành Cu ở nhiệt độ cao.
B. Khi tham gia phản ứng oxi hoá -khử thì NH3 chỉ đóng vai trò chất khử.
C. NH3 có thể khử một lượng nhỏ Cl2 trong phòng thí nghiệm.
D. NH3 là một chất khí tan mạnh trong nước.
Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu lít?
A. 1,12lít B. 2,254 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít.
Nung nóng 29 gam oxit sắt với khí CO dư, sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại là 21 gam. Công thức oxit là gì? 
A. FeO B. Fe2O3 
 C. Fe3O4 D. Không xác định được.
Người ta dùng phương pháp nào để thu lấy kết tủa khi cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2?
A. Cô cạn	B. Chưng cất	C. Lọc	D. Chiết.
Để tách dầu nành (lipit lỏng) ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Chiết	B. Chưng cất	 C. Lọc 	 	D. Thăng hoa.
Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì:
A. Không thấy xuất hiện kết tủa.
B. Có kết tủa keo màu xanh sau đó tan thành dung dịch màu xanh thẫm.
C. Có kết tủa keo màu xanh xuất hiện và không tan.
D. Sau một thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.
Có thể loại trừ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây?
A. Nước sôi ở 1000C.
B. Khi đun sôi đã làm giảm độ tan của các chất kết tủa.
 C. Khi đun sôi các chất khí bay ra.
D. Cation Mg2+ và Ca2+ kết tủa dưới dạng hợp chất không tan.
Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì:
A. Rất độc	B. Tạo bụi cho môi trường
C. Làm giảm lượng mưa	D. Gây hiệu ứng nhà kính.
Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO, CuO cần 4,48 lít H2 (ở đktc). Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư tạo ra bao nhiêu gam kết tủa? 
A. 1 gam B. 2 gam C. 20 gam D. Kết quả khác.
Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là bao nhiêu? Giải thích? 
A. 1,12 lít B. 1,68 lít C. 2,24 lít D. Kết quả khác 
Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất thu được Na2CO3 tinh khiết? 
A. Hoà tan vào nước rồi lọc. B. Nung nóng 
C. Cho tác dụng với NaOH D. Cho tác dụng với HCl rồi cô cạn.
Để phân biệt khí SO2 với khí C2H4, có thể dùng dung dịch nào trong số các dung dịch sau?
A. Dung dịch KMnO4 trong H2O B. Dung dịch Br2 trong nước
C. Dung dịch Br2 trong CCl4 D. Dung dịch NaOH trong nước.
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ	B. Saccarozơ	C. Mantozơ	D. Đường hoá học.
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
 A. Hiđrocacbon no chỉ có các liên kết đơn trong phân tử.
 B. Hiđrocacbon no chỉ tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. 
 C. Hiđrocacbon no tham gia phản ứng thế với clo, có ánh sáng.
 D. Hiđrocacbon no mạch hở có các nguyên tử C lai hóa sp3.
Pentan có CTPT là C5H12. Trong các đồng phân của nó, đồng phân nào cho phản ứng thế clo theo tỉ lệ 1: 1 về số mol chỉ cho một sản phẩm duy nhất? 
A. CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 B. CH3 - CH - CH2 - CH3
 CH3 CH3
C. CH3 - C - CH3 D. Kết quả khác.
 CH3
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí C3H8 và C4H10 đối với H2 là 25,5. Thành phần % thể tích của hỗn hợp khí đó là bao nhiêu? Giải thích?
A. 50% và 50% B.75% và 25% 
C. 45% và 55% D. Kết quả khác.
Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của 2 hiđrocacbon là gì? Giải thích?
A.C2H4 và C4H8 B. C3H8 và C5H12
C. CH4 và C3H8 D. C2H6 và C4H10
Câu nào sau đây sai? 
A. Hai nguyên tử cacbon mang liên kết đôi ở trạng thái lai hoá sp2.
B. Liên kết đôi C = C ở phân tử anken gồm 1 liên kết và 1 liên kết .
C. Hai nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đôi C = C quay tự do xung quanh trục liên kết.
D. Phân tử etilen có 2 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử H đều nằm trên một mặt phẳng.
Đặc điểm liên kết trong phân tử anken là gì? 
 A. Hoàn toàn là liên kết 
 B. Hoàn toàn là liên kết 
 C. Gồm các liên kết và . 
 D. Gồm nhiều liên kết và 1 liên kết .
Câu nào sau đây sai khi nói về stiren (C6H5CH=CH2) ?
A. Stiren là một hiđrocacbon thơm.
B. Stiren làm mất màu nước brom.
C. Stiren tham gia phản ứng cộng.
D. Stiren là hợp chất dễ thế, khó cộng, khó bị oxi hoá.
Toluen (C6H5CH3) ngoài tính chất tương tự benzen còn có tính chất nào khác? 
A. Tạo kết tủa với AgNO3/NH3 
B. Phản ứng làm mất màu dung dịch brom.
C. Làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
D. Làm mất màu dung dịch CuSO4. 
Câu nào sau đây sai? 
A. Chế hoá dầu mỏ làm biến đổi cấu tạo hoá học các chất.
B. Xăng A92 chống kích nổ sớm tốt hơn xăng A95.
C. Refominh có thể chuyển ankan mạch thẳng thành ankan mạch nhánh và xicloankan.
D. Crackinh xúc tác sẽ thu được xăng có chất lượng cao hơn crackinh nhiệt. 
Đun sôi dung dịch gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH khan. Khí sinh ra sục vào bình nước brom, sau thí nghiệm khối lượng bình tăng 1,4 gam. Khối lượng C2H5Br đã phản ứng là bao nhiêu gam, coi hiệu suất là 100%?
A. 5,45 gam B. 4,55 gam 
C. 5,55 gam D. Kết quả khác.
Để thu được sản phẩm là anđehit thì chất đem oxi hoá phải là ancol loại nào? 
A. Ancol bậc 1 B. Ancol bậc 2
C. Ancol bậc 3 D. A, B đều đúng.
Đốt cháy một lượng rượu E thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. CTPT của Ê là gì? 
A. CH3OH B. C2H5OH 
C. C3H7OH D. C4H9OH.
Đun nóng hỗn hợp gồm 1,6 gam rượu X và 2,3 gam rượu Y là 2 rượu no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). CTPT 2 rượu là gì?
A. CH3OH, C2H5OH B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH D. C4H9OH, C5H11OH
Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 

File đính kèm:

  • docDai hoc Hoa 2010 so 9.doc
Giáo án liên quan