Đề 7 thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;

K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

ĐỀ SỐ 08

1. Ion X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH?

 A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IIA.

 C. Chu kỳ 4, nhóm IA. D. Chu kỳ 2, nhóm IIA.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 7 thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi : HOÁ
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.
ĐỀ SỐ 08
Ion X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Xác định vị trí của X trong bảng HTTH?
	A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA.	B. Chu kỳ 3, nhóm IIA.
	C. Chu kỳ 4, nhóm IA.	D. Chu kỳ 2, nhóm IIA.
Từ hai đồng vị của cacbon là 12C, 14C và 3 đồng vị của oxi là 16O, 17O, 18O có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử khí cacbonic khác nhau? 
	A. 6.	B. 12.	C. 18.	D. 9.
Trong một phân nhóm chính của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. Số điện tích hạt nhân giảm dần.
	B. Độ âm điện tăng dần.
	C. Bán kính nguyên tử tăng dần.
	D. Tính kim loại giảm dần.
Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau:
NaNO3 (rắn) + H2SO4 đặc ¾® HNO3 + NaHSO4
Phản ứng trên xảy ra là vì
	A. axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.
	B. HNO3 dễ bay hơi hơn.
	C. H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.
	D. một nguyên nhân khác.
Hợp chất nào của N không được tạo ra khi cho axit HNO3 tác dụng với kim loại?
	A. NO.	B. N2.	C. N2O5.	D. NH4NO3.
Trung hoà 50 ml dung dịch NH3 thì cần 25 ml dung dịch HCl 2M. Để trung hoà cũng lượng dung dịch NH3 đó cần bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 1M?
	A. 25 ml.	B. 50 ml.	C. 12,5 ml.	D. 2,5 ml.
Có thể sử dụng chất nào sau đây để nhận biết khí N2 có chứa tạp chất H2S?
	A. NaOH.	B. PbSO4.	C. NH3.	D. Cu.
Sục 1,12 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,2M. dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?
	A. pH 7.	C. pH = 7.	D. pH = 14.
Dãy chất nào sau đây là lưỡng tính?
	A. ZnO, Al2O3, FeO, Pb(OH)2.
	B. Al(OH)3, Cr(OH)3, Cu(OH)2, Sn(OH)2.
	C. HSO4-, NH4+, HS-, Zn(OH)2	.
	D. HCO3-, H2O, Zn(OH)2, Al2O3.
Biểu thức Kb của CH3COO- là
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,015 mol SO42-, x mol Cl-. Giá trị của x là
	A. 0,015.	B. 0,035.	C. 0,02.	D. 0,01.
Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với dung dịch NaOH?
	A. Na2CO3, CuSO4, HCl.	B. MgCl2, SO2, NaHCO3.
	C. Al2O3, H2SO4, KOH.	D. CO2, NaCl, Cl2.
Dãy kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thuỷ luyện?
	A. Cu, Fe, Na.	B. Fe, Pb, Mg.	C. Cu, Ag, Zn.	D. Ca, Fe, Sn.
Phương pháp nào sau đây có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
	A. Cho tác dụng với NaOH.	B. Đun nóng.
	C. Cho tác dụng với HCl.	D. Cho tác dụng với Na2CO3.
Cho các hợp chất: Cu2S, CuS, CuO, Cu2O
Hai chất có thành phần phần trăm về khối lượng của Cu bằng nhau là:
	A. Cu2S và CuO.	B. Cu2S và Cu2O.
	C. CuS và Cu2O.	D. CuS và CuO.
Phèn chua có công thức nào sau đây?
	A. Al2 (SO4)3.	B. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.
	C. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O.	D. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O.
Dung dịch chứa hỗn hợp nào sau đây được gọi là nước Javen
	A. NaCl + NaClO3.	B. NaCl + NaClO2.
	C. NaCl + NaClO.	D. CaOCl2+ CaCl2. 
Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất là NaBr và NaI. Để thu được muối ăn tinh khiết người ta sục vào đó khí X đến dư, sau đó cô cạn. Khí X là
	A. Cl2.	B. F2.	C. O2.	D. HCl.
Nhiệt phân KNO3 thu được sản phẩm gồm:
	A. K, NO2 và O2.	B. KNO2 và O2.
	C. K2O và NO2.	D. KNO2 và NO2.
Cho 4,05 gam nhôm kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được khí NO duy nhất. Khối lượng của NO là
	A. 4,5 gam.	B. 6,9 gam.	C. 3 gam.	D. 6,75 gam.
Để tinh chế một mẫu bạc kim loại có lẫn đồng kim loại người ta ngâm mẫu bạc đó vào dung dịch nào sau đây?
	A. ZnCl2.	B. NaCl.	C. AgNO3.	D. Cu(NO3)2.
Có 6 dung dịch NaCl, FeCl2, FeCl3, MgCl2, NH4Cl, (NH4)2SO4. Dùng kim loại nào sau đây có thể phân biệt 6 dung dịch trên?
	A. Na.	B. Ba.	C. Al.	D. Tất cả đều sai.
Hòa tan 8,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe bằng dung dịch HCl loãng thu được 0,5 gam khí H2. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối có khối lượng bằng bao nhiêu?
	A. 26,05 gam.	B. 25,6 gam.	C. 29,6 gam.	D. 26,9 gam.
Cho Fe tác dụng với các dung dịch nào sau đây thì đều thu được một muối của sắt?
	A. HCl và Cl2.	B. HCl và FeCl3.
	C. CuCl2 và HCl.	D. B và C.
Quặng xiđerit có công thức là
	A. FeS2.	B. FeCO3.	C. Fe2O3	D. Fe3O4.
Khi điện phân Al2O3 người ta hòa tan Al2O3 trong criolit để làm gì?
	A. Giảm nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
	B. Tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn.
	C. Tạo hỗn hợp nhẹ nổi bên trên ngăn không cho Al bị oxi hóa.
	D. Cả A, B và C.
Cho dung dịch có chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng hóa chất nào để loại được nhiều anion nhất?
	A. BaCl2.	B. MgCl2.	C. Ba(NO3)2.	D. NaOH.
Cho 0,1 mol Na và 0,1 mol Al vào nước dư thì sinh ra bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?
	A. 4,48 lít.	B. 1,12 lít.	C. 6,72 lít.	D. 22,4 lít.
Cần lấy những muối nào để pha chế được dung dịch có các ion: Na+, Cu2+, SO42-, NO3-, Cl-?
	A. NaCl, CuSO4, NaNO3.	B. Na2SO4, CuCl2, Cu(NO3)2.
	C. Na2SO4, NaCl, Cu(NO3)2.	D. A, B, C đều đúng.
Số nguyên tố trong các chu kì 2 và 5 lần lượt là
	A. 8 và 18.	B. 8 và 8.	D. 18 và 18.	D. 18 và 8.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 20,4 gam và có 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
	A. C2H6.	B. C3H8.	C. C3H6.	D. C4H8.
Cho toluen phản ứng với Clo theo tỉ lệ 1 : 1, có xúc tác ánh sáng. Sản phẩm chính thu được
	A. benzyl clorua.	B. m-clotoluen.
	C. p-clotoluen.	D. o-clotoluen.
Chọn thuốc thử để nhận biết 3 hiđrocacbon CH4, C2H4, C2H2?
	A. dung dịch KMnO4.	B. dung dịch AgNO3/NH3.
	C. dung dịch HCl.	D. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.
Etylen glicol phản ứng với Cu(OH)2 thu được phức màu xanh thẫm. Các loại liên kết hóa học có trong phức đó là
	A. liên kết cộng hóa trị.	B. liên kết ion.
	C. liên kết cho nhận.	D. cả A và C.
Rượu etylic có thể tạo thành trực tiếp từ chất nào?
	A. anđehit axetic.	B. etyl clorua.
	C. etilen.	D. Tất cả đều đúng.
Một rượu đơn chức có 50% oxi về khối lượng. Công thức phân tử của rượu là
	A. C2H5OH.	B. CH2=CH-CH2OH.
	C. CH3OH.	D. (CH3)3CHOH.
Rượu isoamylic có tên gọi quốc tế là
	A. n-pentanol.	B. 2-metylbutanol-2.
	C. 2,2-đimetybutanol.	D. 3-metylbutanol-1.
17,7 gam một amin bậc 1 phản ứng vừa đủ với FeCl3 thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của amin là
	A. C2H5NH2.	B. C3H7NH2.	C. CH3NH2.	D. C4H9NH2.
Công thức nào đúng nhất sau đây được dùng để chỉ anđehit no đơn chức?
	A. CnH2nO.	B. CnH2n+1CHO.	C. CnH2n-1CHO.	D. R-CHO.
CxHyO2 là một anđehit no, mạch hở. Khi đó
	A. y = 2x.	B. y = 2x + 2.	C. y = 2x - 2.	D. y = 2x - 4.
Cho a mol một anđehit Y phản ứng hết với AgNO3/ NH3 thu được 4a mol Ag. Anđehit Y là
	A. HCHO.	B. (CHO)2.	C. R(CHO)2.	D. tất cả đều đúng.
Chất nào sau đây có nhiều trong thuốc lá?
	A. heroin.	B. nicotin.	C. morphin.	D. caroten.
Oxi hóa 2,2 gam anđehit X thu được 3 gam axit tương ứng. Xác định công thức của anđehit?
	A. (CHO)2.	B. CH3CHO.
	C. 	D. cả B và C
Thể tích H2 (ở 0oC, 2 atm) cần để phản ứng vừa đủ với 11,2 gam anđehit acrylic là
	A. 0,448 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 0,336 lít.
Trung hòa a mol axit hữu cơ X cần 2a mol NaOH. Mặt khác, đốt cháy a mol axit trên thu được 2a mol CO2. Công thức của X là
	A. CH3COOH.	B. (COOH)2.
	C. CH2(COOH)2.	D. cả A, B, C đều đúng.
Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng 2,46 gam muối khan. Công thức axit là
	A. HCOOH.	B. CH3COOH.
	C. CH2=CHCOOH.	D. C2H2COOH.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O3, X có thể phản ứng với Na và Na2CO3. Oxi hóa X bằng CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Công thức của X là
	A. 	B. 
	C. HCOOCH2 - CH3.	D. 
Để phân biệt dầu nhớt để bôi trơn động cơ và dầu thực vật, người ta dùng cách nào sau đây?
	A. Hòa tan vào nước, chất nào nhẹ nổi lên mặt nước là dầu thực vật.
	B. Chất nào tan trong dung dịch HCl là dầu nhớt.
	C. Đun nóng với dung dịch NaOH, sau đó để nguội. Cho sản phẩm thu được phản ứng với Cu(OH)2, thấy tạo ra dung dịch màu xanh thẫm là dầu thực vật.
	D. Tất cả đều sai.
Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit?
	A. H2N - CH2 - CH2 - COOH.	B. 
	C. 	D. 
Để phân biệt ba mẫu hóa chất: phenol, axit acrylic, axit axetic có thể dùng
	A. dung dịch brom.	B. dung dịch Na2CO3.
	C. dung dịch AgNO3/ NH3.	D. dung dịch NaOH.
ĐÁP ÁN ĐỀ 08:
1. B
6. A
11. C
16. C
21. C
26. D
31. B
36. C
41. D
46. B
2. B
7. B
12. B
17. C
22. B
27. C
32. A
37. D
42. B
47. A
3. C
8. B
13. C
18. A
23. A
28. A
33. D
38. B
43. D
48. C
4. B
9. D
14. D
19. B
24. D
29. D
34. D
39. B
44. C
49. D
5. C
10. C
15. A
20. A
25. B
30. A
35. D
40. C
45. B
50. A

File đính kèm:

  • docDE THI THU DH 2009 MA 08 DAP AN.doc
Giáo án liên quan