Đề 4 Trắc nghiệm hóa vô cơ

546. Borax (Hàn the) có công thức Na

2B4O7.10H

2

O. Phần trăm khối lượng của bor (B) có

trong borax là:

a) 11,33% b) 21,47% c) 12,07% d) 18,32%

(C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23; B = 10,8)

pdf28 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề 4 Trắc nghiệm hóa vô cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 H3O+ 
d) CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O 
632. Cho 2,8 gam bột Fe vào 100 mL dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,3 M. 
Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Trị số của m là: 
a) 4,87 g b) 3,84 c) 3,93 g d) 3,00 g 
(Fe = 56; Ag = 108; Cu = 64) 
633. Khi pha dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, nhằm phục vụ cho sinh viên thực tập 
định phân dung dịch FeSO4 bằng dung dịch KMnO4, trong môi trường axit H2SO4, nhân 
viên phòng thí nghiệm thường cho một chiếc đinh sắt vào dung dịch vừa pha. Mục đích 
của việc dùng đinh sắt này để làm gì? 
a) Để ion Fe2+ không bị khử thành Fe b) Để ion Fe2+ không bị oxi hóa tạo thành Fe3+ 
c) Để dung dịch được tinh khiết hơn d) Để loại axit dư, nếu có 
634. Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 69 gam vào 200 mL dung dịch CuSO4 0,45 M. 
Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, khối lượng của thanh kim loại bây giờ tăng thêm 
3% so với khối lượng lúc đầu. Kim loại đồng tạo ra bám hết vào thanh nhôm còn dư. 
Khối lượng kim loại đồng tạo ra là bao nhiêu gam? 
a) 5,76 b) 1,92 c) 2,88 d) 2,56 
(Al = 27; Cu = 64; S = 32; O = 16) 
635. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc phản ứng, còn lại 
hai kim loại. Dung dịch thu được chứa chất tan là: 
a) Fe(NO3)2 b) Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 
 c) Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3 d) AgNO3 
636. Hòa tan hết 6,16 gam Fe vào 300 mL dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/L). Sau khi 
phản ứng xong, thu được hai muối sắt có khối lượng là 24,76 gam. Trị số của C là: 
a) 0,1 b) 0,5 c) 1,5 d) 1,0 
(Fe = 56; Ag = 108; N = 14; O = 16) 
637. Cho 0,01 mol Zn và 0,012 mol Fe dạng bột vào 100 mL dung dịch AgNO3 0,5 M. Khuấy 
kỹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch thu được sau 
phản ứng là: 
a) 4,310 g b) 4,050 g c) 4,422 g d) 4,794 g 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 13
(Zn = 65; Fe = 56; Ag = 108; N = 14; O = 16) 
638. Hỗn hợp dạng bột gồm hai kim loại sắt và đồng có số mol bằng nhau. Đem hòa tan 12 
gam hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xong, có 0,12 mol khí 
NO thoát ra, thu được dung dịch X và còn lại một kim loại. Đem cô cạn dung dịch X, thu 
được m gam muối khan. Trị số của m là: 
a) 33,04 g b) 39,24 g c) 36,80 g d) 43,00 g 
(Fe = 56; Cu = 64; N = 14; O = 16) 
639. Sục V mL khí SO2 (đktc) vào 200 mL dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được 1,8 gam kết 
tủa. Trị số lớn nhất của V là: 
a) 336 b) 672 c) 560 d) 448 
(Ca = 40; S = 32; O = 16) 
640. Đem hòa tan x gam Na vào 200 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1 M, thu được dung dịch A. 
Cho từ từ dung dịch A vào 100 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,1 M, thu được y gam kết tủa. 
Tìm trị số của x để y có trị số lớn nhất. Trị số của x và trị số cực đại của y là: 
a) x = 0,46 g; y = 1,56 g b) x = 0,46 g; y = 6,22 g 
c) x = 0,69 g; y = 1,56 g d) x = 0,69 g; y = 8,55 g 
(N = 23; Al = 27; O = 16; H = 1; Ba = 137; S = 32) 
641. Có sơ đồ phản ứng: 
X + H2SO4(l) 
 X + H2SO4(đ, nóng) → Y + Z 
 Y + H2S → T↓ + Z 
 Y + KMnO4 + H2O → U + V + R 
 X là: 
 a) Cu b) Fe c) S d) Ag 
642. Có sơ đồ phản ứng: 
A + Cl2 → B 
A + HCl → D + E 
D + Cl2 → B 
A là chất nào? 
a) Ca b) Zn c) Al d) Fe 
643. Bản chất của sự ăn mòn điện hóa học là gì? 
a) Kim loại hay hợp kim bị phá hủy bởi các chất của môi trường xung quanh nó. 
b) Kim loại hay hợp kim bị oxi hóa trực tiếp bởi các chất của môi trường. 
 c) Có sự tạo ra pin điện hóa học và kim loại nào đóng vai trò cực âm (anot) của pin thì bị 
ăn mòn 
 d) Giữa kim loại hay hợp kim tạo với môi trường ngoài vô số các vi pin và kim loại nào 
đóng vai cực âm của pin hay catot thì bị oxi hóa (hay bị ăn mòn). 
644. Cho các chất: Fe, Fe2+, Fe3+, FeO, Fe3O4, Fe2O3, S, S2-, SO2, CO2, Cl2, HCl. Số chất tùy 
trường hợp (tùy tác chất phản ứng với nó) mà có thể có ba vai trò là chất oxi hóa, chất 
khử hoặc chất trao đổi là: 
a) 3 b) 4 c) 5 d) 6 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 14
645. V lít khí SO2 (đktc) làm mất vừa đủ 20 mL dung dịch KMnO4 1M. Trị số của V là: 
a) 1,12 b) 2,24 c) 3,48 d) 0,56 
646. Điều kiện để có sự ăn mòn điện hóa học là: 
 a) Phải có hai kim loại hay kim loại với phi kim hay kim loại với một hợp chất có tính 
khử mạnh yếu khác nhau 
 b) Phải có hiện diện dung dịch chất điện ly trên bề mặt kim loại hay hợp kim, mà trong 
thực tế là lớp nước rất mỏng đọng trên bề mặt kim loại có hòa tan khí CO2, O2,.. 
 c) Các kim loại có tính khử tiếp xúc với nhau hay được nối với nhau bằng dây dẫn điện 
 d) Cả (a), (b), (c) 
647. Hòa tan hết 23,2 gam sắt từ oxit bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho từ từ 
bột kim loại đồng vào dung dịch X và khuấy đều cho đến khi bột đồng không bị hòa tan 
nữa, thì đã dùng hết m gam bột đồng. Trị số của m là: 
 a) 19,2 b) 12,8 c) 9,6 d) 6,4 
(Fe = 56; O = 16; Cu = 64) 
648. Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch A. Dung dịch A làm 
mất màu vừa đủ 9,48 gam KMnO4 trong môi trường axit H2SO4, thấy có khí Cl2 thoát ra. 
Trị số của m là: 
 a) 16,8 b) 5,6 c) 4,48 d) 6,72 
(Fe = 56; K = 39; Mn = 55; O = 16) 
649. Hòa tan hết 4,64 gam Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. 
Dung dịch X làm mất màu vừa đủ V mL dung dịch KMnO4 0,1 M. Trị số của V là: 
 a) 120 b) 80 c) 40 d) 30 
(Fe = 56; O = 16) 
650. Để khử hoàn toàn 101,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 để tạo kim loại, cần 
dùng 1,8 mol CO. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 101,6 gam hỗn hợp A trong dung dịch 
H2SO4 đậm đặc nóng, dư thì thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Trị 
số của V là: 
a) 3,36 b) 4,48 c) 2,4 d) 5,6 
(Fe = 56; O = 16) 
651. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy 
kỹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,1 mol khí NO duy nhất, dung dịch X có hòa 
tan 91,8 gam một muối và 5,68 gam kim loại. Trị số của m là: 
 a) 30 gam b) 35 gam c) 40 gam d) 45 gam 
(Fe = 56; N = 14; O = 16) 
652. Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam 
hỗn hợp A này bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, dư thì thu được 1,008 lít (đktc) 
một khí mùi hắc duy nhất. Trị số của m là: 
 a) 16,24 gam b) 46,4 gam c) 23,2 gam d) 20,88 gam 
(Fe = 56; O = 16) 
653. Cho dung dịch HNO3 loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu. 
Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có V lít khí NO thoát ra (đktc), còn lại 1,6 gam 
một kim loại. Trị số của V là: 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 15
 a) 4,48 b) 3,36 c) 2,24 d) 1,12 
(Fe = 56; Cu = 64) 
654. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,75 gam Al với 19,2 gam Fe2O3 trong điều kiện 
không có oxi, oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt 
nhôm bằng dung dịch xút dư, thu được 739,2 mL H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt 
nhôm là: 
 a) 95% b) 91,2% c) 85% d) 100% 
(Al = 27; Fe = 56; O = 16) 
655. Hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Để khử hoàn toàn 160,8 gam hỗn hợp A cần 
2,7 mol CO. Mặt khác, hòa tan hết 160,8 gam hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng 
vừa đủ, thu được x mol khí NO. Trị số của x là: 
 a) 0,2 b) 0,3 c) 0,4 d) 0,5 
(Fe = 56; O = 16) 
656. Cho 1,2 gam kim loại X vào 100 mL dung dịch NaOH 1 M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, 
thu được dung dịch D và có 196,2 cm3 khí H2 thoát ra (đktc). X là: 
a) Al b) Zn c) Ba d) K 
(Al = 27; Zn = 65; Ba = 137; K = 39) 
657. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit của chúng, bằng phương pháp 
nhiệt luyện nhờ chất khử CO, H2, C hay Al? 
a) Fe, Mg, Cu, Pb b) Zn, Al, Fe, Cr 
c) Fe, Mn, Ni, Cr d) Ni, Cu, Ca, Pb 
658. Những kim loại nào sau đây chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng 
chảy hợp chất của chúng? 
a) Fe, Al, Cu, Na b) Al, Mg, K, Ca 
c) Na, Mn, Ni, Al d) Ni, Cu, Ca, Pb 
659. Thổi một lượng hỗn hợp khí CO và H2 dư đi chậm qua một hỗn hợp đun nóng gồm 
Al2O3, CuO, Fe2O3, Fe3O4, MgO, MnO2. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn 
gồm: 
a) Al2O3, Cu, Fe, MgO, Mn b) Al, Cu, Fe, Mg, Mn 
c) Cu, Fe, Mn d) Cu, Fe, Al2O3, MgO; MnO2 
660. Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách: 
a) Điện phân dung dịch MgCl2, dùng điện cực trơ, thu được Mg ở catot bình điện phân 
 b) Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch, Mg tạo ra không tan trong nước, 
được tách lấy riêng. 
 c) Cô cạn dung dịch, thu được muối MgCl2 khan, rồi điện phân MgCl2 nóng chảy 
 d) Cho dung dịch MgCl2 tác dụng với NaOH, thu được kết tủa Mg(OH)2. Đem nung 
Mg(OH)2, được MgO. Sau cùng dùng CO hay H2 để khử MgO, thu được Mg. 
661. Từ Ba(OH)2 người ta điều chế Ba bằng cách nào trong các cách sau? 
 (1) Điện phân Ba(OH)2 nóng chảy. 
 (2) Cho Ba(OH)2 tác dụng dung dịch HCl vừa đủ, sau đó điện phân dung dịch BaCl2 có 
màng ngăn. 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 16
 (3) Nung Ba(OH)2 ở nhiệt độ cao, thu được BaO, sau đó khử BaO bằng CO hoặc H2 ở 
nhiệt độ cao. 
 (4) Cho Ba(OH)2 tác dụng dung dịch HCl đến môi trường trung tính, đem cô cạn dung 
dịch rồi điện phân BaCl2 nóng chảy. 
Cách làm đúng là: 
 a) 1 và 4 b) Chỉ có 4 c) 1, 3 và 4 d) Cả 1, 2, 3 và 4 
662. Có một hỗn hợp dưới dạng bột gồm Ag và Fe. Người ta loại bỏ sắt trong hỗn hợp đó 
bằng cách: 
(1) Cho hỗn hợp này vào dung dịch AgNO3 dư, Fe tan hết, sau đó lọc lấy Ag 
 (2) Cho hỗn hợp này vào dung dịch HCl dư, Fe tan hết, ta lọc lấy Ag còn lại 
 (3) Đun nóng hỗn hợp trong oxi dư, sau đó cho hỗn hợp sản phẩm vào dung dịch HCl, 
Ag không phản ứng với O2 và không tác dụng với HCl tan, ta lọc lấy Ag 
 (4) Cho hỗn hợp này vào dung dịch Fe(NO3)3 dư, Fe bị hòa tan hết, Ag không tan ta lọc 
lấy Ag 
 Cách làm đúng là: 
 a) 1 và 2 b) 1, 2 và 3 c) 2 và 4 d) Cả 1, 2, 3, 4 
663. Từ Fe2(SO4)3 muốn thu được kim loại sắt thì nên dùng cách nào sau đây trong phòng thí 
nghiệm? 
a) Điện phân dung dịch Fe2(SO4)3, thu được Fe ở catot bình điện phân. 
 b) Cho Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa Fe(OH)3, đem nung kết 
tủa này, sẽ thu được Fe2O3 và sau cùng dùng H2 hay CO để khử Fe2O3 khi đun nóng, 
sẽ thu được Fe kim loại. 

File đính kèm:

  • pdftracnghiemvoco-4.pdf