Đề 3 thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;

K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

ĐỀ SỐ 03

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn thi : HOÁ
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.
ĐỀ SỐ 03
Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố theo thứ tự sau: 11Na, 13Al, 15P, 17Cl là
	A. tăng.	B. giảm.
	C. không thăng đổi.	D. vừa tăng vừa giảm.
Nếu biết vị trí của một nguyên tố trong bảng HTTH có thể suy ra
	A. nó là kim loại hay phi kim.	B. hóa trị cao nhất đối với oxi.
	C. tính chất của oxit và hiđroxit.	D. Tất cả đều đúng.
Axit nào yếu nhất trong các axit: HCl, HBr, HI, HF?
	A. HCl.	B. HBr.	C. HI.	D. HF.
Số electron tối đa trong lớp L (lớp n = 2) là
	A. 8.	B. 6.	C. 2.	D. 10.
Một ion có 18 electron và 16 proton thì điện tích hạt nhân là
	A. -2.	B. +2.	C. -18.	D. +16.
Các ion và nguyên tử 10Ne, 11Na+, 9F- có đặc điểm chung là có cùng
	A. số electron.	B. số proton.	C. số nơtron.	D. số khối.
Điện phân dung dịch chứa HCl và CuCl2. Kết thúc điện phân khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực. Dung dịch thu được có 
	A. pH = 7.	B. pH > 7.
	C. pH < 7.	D. không xác định được.
Nguyên tố R tạo được hợp chất với hiđro có công thức RH3. Công thức oxit cao nhất của X là
	A. RO.	B. R2O3.	C. RO2.	D. R2O5.
Chất nào sau đây là chất không điện li?
	A. C6H6.	B. HF.	C. Na2CO3.	D. Ca(OH)2.
CH3COOH điện li theo cân bằng sau:
CH3COOH → CH3COO- + H+
Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào?
	A. Thêm vài giọt dung dịch HCl.
	B. Thêm vài giọt dung dịch NaOH. 
	C. Thêm vài giọt dung dịch CH3COONa.
	D. Cả A và B.
Độ điện li của một chất điện li yếu sẽ thay đổi 
	A. khi thay đổi nhiệt độ.
	B. khi thay đổi nồng độ
	C. khi thêm vào dung dịch một chất điện li mạnh có chứa 1 trong 2 ion của chất điện li yếu đó.
	D. Cả 3 trường hợp trên.
Cho các bột trắng K2O, MgO, Al2O3, Al4C3. Để phân biệt các chất trên chỉ cần dùng thêm
	A. dung dịch HCl.	B. H2O.
	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch H2SO4.
Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 0,4 mol H2. Nếu cũng cho lượng hỗn hợp nói trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại lần lượt là
	A. 2,4 gam và 5,4 gam.	B. 5,4 gam và 2,4 gam. 
	C. 1,2 gam và 5,4 gam.	C. 2,4 gam và 2,7 gam.
Phản ứng nào không xảy ra với dung dịch NaHCO3 khi 
	A. đun nóng.	B. tác dụng với axit.
	C. tác dụng với bazơ.	D. tác dụng với BaCl2.
Từ Na2CO3 có thể điều chế được 
	A. NaCl.	B. Na2SO4.	C. NaHCO3.	D. Cả A, B, C.
Hoà tan hết m gam Kali trong 96,2 gam nước thu được dung dịch X có khối lượng riêng 1,079 gam/ml (giả thiết chất rắn chiếm thể tích không đáng kể). Khối lượng kali đã dùng là
	A. 7,8 gam.	B. 7,6 gam.	C. 3,9 gam.	D. 10,8 gam.
Dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3, CuCl2, ZnCl2
	A. dd NH3.	B. dd NaOH.	C. dd Ba(OH)2.	D. dd Ca(OH)2.
Cho Al vào hỗn hợp FeCl3 và HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các muối 
	A. AlCl3 và FeCl3.	B. AlCl3 và FeCl2.
	C. AlCl3.	D. FeCl3.
Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm 
	A. từ 2 ¸ 5%.	B. dưới 2%.	C. trên 5%.	D. 0%.
Sục một thể tích CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,01M thấy xuất hiện 0,1 gam kết tủa trắng, lọc kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch thu được 0,1 gam kết tủa nữa. Tính thể tích CO2?
	A. 22,4 ml.	B. 44,8 ml.	C. 67,2 ml.	D. 67,2 lít.
Cho 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn:
X
Y
Z
NaOH
-
-
+
HCl
+
+
+
HNO3 đặc nguội
-
+
-
X, Y, Z lần lượt là:
	A. Fe, Mg, Al.	B. Fe, Mg, Zn.	C. Cu, Mg, Al.	D. Mg, Fe, Al.
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế nitơ bằng cách nhiệt phân amoni nitrit. Tính khối lượng amoni nitrit cần nhiệt phân để thu được 5,6 lít N2 (đktc).
	A. 8 gam.	B. 32 gam.	C. 20 gam.	D. 16 gam.
Trộn 1 lít O2 với 1 lít NO. Hỏi hỗn hợp thu được có mấy chất và có thể tích là bao nhiêu?
	A. 2 chất và 2 lít.	B. 2 chất và 1,5 lít.
 	C. 1 chất và 1 lít.	D. 3 chất và 2 lít.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá khử?
	A. (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O
	B. 4NH3 + Zn(OH)2 ¾® [Zn(NH3)4](OH)2
	C. 2NH3 + H2SO4 ¾® (NH4)2SO4 
	D. 2NH3 + 3CuO ¾® N2 + 3Cu + 3H2O
Đun nóng 4,6 gam Na với 1,55 gam photpho trong điều kiện không có không khí, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Hoà tan A thu được khí B.
a) Chất rắn A gồm:
	A. Na3P.	B. Na3P, P, Na.	C. Na3P, Na.	D. Na3P, P.
b) Khí B gồm:
	A. H2.	B. PH3.	C. H2 và PH3.	D. P2H4.
Từ dung dịch CaCl2 làm thế nào điều chế được Ca kim loại?
	A. Cho tác dụng với Na.
	B. Điện phân dung dịch.
	C. Cô cạn rồi điện phân nóng chảy.
	D. Cô cạn rồi nhiệt phân.
Halogen nào sau đây không điều chế được bằng cách cho axit HX tương ứng phản ứng với chất oxi hoá mạnh như KMnO4, PbO2, 
	A. F2.	B. Cl2.	C. Br2.	D. I2.
Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3?
	A. Sủi bọt khí.
	B. Kết tủa nâu đỏ.
	C. Kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí.
	D. Kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí.
Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu thiếc bị xước thì kim loại nào bị ăn mòn trước?
	A. Sắt.	B. Thiếc.
	C. Cả 2 bị ăn mòn như nhau.	D. Không xác định được.
Thuỷ tinh bị ăn mòn bởi dung dịch axit nào sau đây?
	A. HCl.	B. H2SO4.	C. HBr.	D. HF.
 Số lượng đồng phân mạch hở phản ứng được với NaOH ứng với khối lượng phân tử 74 đvC là:
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Este A chứa tối đa 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Thuỷ phân hoàn toàn A thu được B, C. Biết rằng B, C đều có phản ứng tráng gương. CTCT của A là
	A. CH3COOCH=CH2.	B. HCOOC2H5.
	C. HCOOCH=CH2.	D. HCOOCH2CH=CH2.
Dung dịch glixin (axit amino axetic) có môi trường
	A. axit.	B. bazơ.	C. trung tính.	D. không xác định.
Nilon-6 là tên gọi của polipeptit mà
	A. trong phân tử có 6 nguyên tử cacbon.
	B. trong một mắt xích có 6 nguyên tử cacbon.
	C. tổng số nguyên tử trong một mắt xích là 6.
	D. phân tử có 6 mắt xích liên kết với nhau.
Cho 3 bazơ: n-butylamin, anilin, amoniac sắp xếp các chất theo thứ tự tính bazơ tăng dần. 
	A. n-butylamin; anilin; amoniac.	B. n-butylamin; amoniac; anilin.
	C. anilin; amoniac; n-butylamin.	D. anilin; n-butylamin; amoniac.
Sắp xếp các axit sau theo lực axit tăng dần: HCOOH (X), CH3CH2COOH (Y), CHºC-COOH (Z), C6H5COOH (T)
	A. X < Y < Z < T.	B. Y < X < Z < T.
	C. Y< X < T < Z.	D. Z < Y < X < T.
Cho hợp chất CH2=CH-COOH, tên gọi đúng theo danh quốc tế ứng với cấu tạo trên là
	A. axit acrylic.	B. axit vinyl fomic.
	C. axit propenoic.	D. Axit propanoic.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit Y thu được thể tích CO2 bằng thể tích hơi nước ở cùng điều kiện. Mặt khác tỉ khối hơi của Y so với nitơ nhỏ hơn 2,5. Y có công thức là
	A. HCOOH.	B. CH3COOH.	C. C2H3COOH.	D. cả A và B
Một rượu A mạch hở, không làm mất màu dung dịch nước brom. Để đốt cháy hoàn toàn a lít hơi A thì cần 2,5a lít O2 ở cùng điều kiện. CTPT của A là
	A. CH3OH.	B. C2H6O2.	C. C2H4O2.	D. C3H8O3.
Để nhận biết các đồng phân đơn chức của C3H6O2. 
	A. quỳ tím và Ag2O/NH3.	B. quỳ tím và NaOH.
	C. Na2CO3 và NaOH.	D. NaOH và Ag2O/NH3.
Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol rượu A và 0,2 mol rượu B tác dụng với Na dư sinh ra 0,5 mol H2. Một hỗn hợp khác gồm 0,3 mol A và 0,1 mol B cũng cho tác dụng với Na thì sinh ra 0,45 mol H2. Số nhóm chức của A và B lần lượt là
	A. 3 và 2.	B. 2 và 3.	C. 1 và 3.	D. 2 và 2.
Một rượu có CTPT C5H12O. Oxi hoá rượu đó bằng CuO có đun nóng thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Có bao nhiêu CTCT thoả mãn điều kiện trên?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D.6.
Ghép tên ở cột 1 với công thức ở cột 2 cho phù hợp?
Cột 1
Cột 2
1) phenyl clorua
2) metylen clorua
3) allyl clorua
4) vinyl clorua
5) clorofom
a. CH3Cl
b. CH2=CHCl
c. CHCl3
d. C6H5Cl
e. CH2=CH-CH2Cl
f. CH2Cl2
	A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a.	B. 1-d, 2-f, 3-b, 4-e, 5-c.
	C. 1-d, 2-f, 3-e, 4-b, 5-a.	D. 1-d, 2-f, 3-e, 4-b, 5-c.
1,4-đimetylbenzen có mấy nguyên tử C trong phân tử?
	A. 6.	B. 7.	C. 8.	D. một kết quả khác.
Hợp chất nào sau đây điều chế được bằng cách cho ankin tương ứng tác dụng với H2O có xúc tác là HgSO4?
	A. CH3CHO.	B. CH3COCH3.
	C. CH3CH2CHO.	D. Cả A, B.	
CTCT tổng quát của anken được biểu diễn như sau: R1R2C=CR3R4. Điều kiện để xuất hiện đồng phân hình học là
	A. R1 ¹ R2 ¹ R3 ¹ R4.	B. R1 ¹ R2 hoặc R3 ¹ R4.
	C. R1 ¹ R2 và R3 ¹ R4.	D. R1 ¹ R3 và R2 ¹ R4.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 3,3 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Công thức tổng quát của A là
	A. CnH2n+2.	B. CnH2n.	C. CnH2n-2.	D. CnH2n-6.
Nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch anilin. Hỏi dung dịch có màu gì?
	A. Mầu đỏ.	B. Mầu xanh.	C. Mầu tím.	D. Không mầu.
Toluen có tính chất hóa học nào mà bezen không có?
	A. Phản ứng cháy.
	B. Phản ứng thế halogen khi có xúc tác Fe.
	C. Phản ứng với dung dịch KMnO4, to.
	D. Phản ứng thế nitro vào vòng benzen.
Phản ứng nào sau đây chứng minh cấu tạo của glucozơ?
	A. Phản ứng tráng gương.
	B. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức.
	C. Phản ứng với CH3COOH/H2SO4.
	D. Cả 3 phản ứng trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ 03:
1. A
6. A
11. D
16. A
21. A
26. C
31. C
36. C
41. B
46. C
2. D
7. A
12. B
17. A
22. D
27. A
32. C
37. C
42. B
47. A
3. D
8. D
13. A
18. B
23. B
28. C
33. C
38. D
43. D
48. C
4. A
9. A
14. D
19. B
24. D
29. A
34. B
39. B
44. C
49. C
5. D
10. B
15. D
20. C
25. C, 
30. D
35. C
40. A
45. D
50. D

File đính kèm:

  • docbo de so 2 (9).doc