Đề 3 thi học kì 1 môn : hóa học – khối 11 cơ bản

Câu 1 : Thành phần của thủy tinh gồm các dạng oxit nào sau đây ?

A . 2Na2O . CaO . 6SiO2 B . 2Na2O . Al2O3 . 6SiO2

B . K2O . CaO . 6SiO2 D . Na2O . CaO . 6SiO2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 thi học kì 1 môn : hóa học – khối 11 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên NK TDTT ĐỀ THI HỌC KÌ 1 Mã đề : 936
 NGUYỄN THỊ ĐỊNH MÔN : HÓA HỌC – Khối 11 cơ bản
 Thời gian : 50 phút ( không kể thời gian giao đề ) 
I – TRÁC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM )
Câu 1 : Thành phần của thủy tinh gồm các dạng oxit nào sau đây ?
A . 2Na2O . CaO . 6SiO2	B . 2Na2O . Al2O3 . 6SiO2
B . K2O . CaO . 6SiO2	D . Na2O . CaO . 6SiO2
Câu 2 : Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A . Ag + HNO3 đặc nguội	B . Fe + HNO3 đặc nóng
C . Cu + HCl đặc	D . Cu + HSO4 đặc nóng
Câu 3 : Amoniac mang tính bazơ yếu là vì :
A . Amoniac làm quì tím ẩm hóa xanh	B . Trên N còn một cặp e tự do
C . Amoniac phản ứng với axit	D . Amoniac dễ dàng nhận proton H+
Câu 4 : Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân người ta dựa vào hàm lượng :
A . P2O5 ứng với lượng P có trong nó	B . P có trong phân lân
C . H3PO4 có trong phân lân	D . Gốc PO43- có trong phân lân
Câu 5 : Nhiệt phân muối KNO3 ở nhiệt độ cao , sản phẩm thu được là :
A . 	B . 
C . 	D . 
Câu 6 : Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra là sản phẩm của phản ứng phải có :
A . Chất dễ bay hơi	B . Chất điện li yếu
C . Chất không tan trong nước	D . Một trong ba sản phẩm trên
Câu 7 : Phản ứng nào sau đây dùng để khắc chữ và hình lên thủy tinh ?
A . SiO2 + NaOH	B . Si + NaOH + H2O
C . Na2SiO3 + CO2 + H2O	D . SiO2 + HF
Câu 8 : Loại phân bón hóa học nào sau đây được đánh giá có hàm lượng nitơ cao nhất ?
A . Đạm nitrat	B . Đạm amoni
C . Đạm ure	D . Phân NPK
Câu 9 : Cacbon vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là vì : 
A . Cacbon có số oxi hóa trung gian 	B . Cacbon phản ứng với kim lọai 
C . Cacbon phản ứng với phi kim	D . Cacbon phản ứng với axit mạnh
Câu 10 : Hệ số cân bằng của phản ứng là :
A . 3, 6, 3, 2, 3	B . 1, 4, 1, 2, 2
C . 3, 12, 3, 3, 6	D . 3, 12, 3, 3, 12	
Câu 11 : Dung dịch Ba(OH)2 0,0005 M có pH là
A . 11	B . 3
C . 9	D . 5
Câu12 : Oxit nào sau đây là oxit không tạo muối ?
A . SO2	B . CO	
C . CO2	D . NO2 
II – PHẦN TỰ LUẬN (7ĐIỂM)
Câu 1 : (1,5 điểm ) Viết các phản ứng xảy ra và cân bằng ( nếu có) 
a) Zn + HNO3 loãng nóng	b) Dung dịch amoniac với FeCl3
c) Silic với dung dịch NaOH	d) NaOH + NaHCO3
Câu 2 : (1,5 điểm ) Viết phản ứng chứng minh rằng :
a) NH3 mang tính bazơ yếu	b) CO mang tính khử
c) Nitơ mang tính oxi hóa	d) H2SiO3 là axit yếu hơn axit cacbonic
Câu 3 :( 3 điểm ) Cho 5,4 gam kim loại nhôm ( Al = 27 ) vào 250 ml dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch A và chất khí không màu.
Viết phản ứng xảy ra và cân bằng ?
Tính thể tích khí thu được ở điếu kiện tiêu chuẩn và tính khối lượng dung dịch A ?
Tính thể tích HNO3 2M ban đầu , biết đã dùng dư 50ml dung dịch HNO3 ?
Cho biết N = 14 , O = 16 , H = 1
Câu 4 : ( 1 điểm ) 
Viết phản ứng nhiệt phân muối Cu(NO3)2 ?
Để thu được 13,44 lít khí màu nâu thì cần bao nhiêu gam Cu(NO3)2 ?
Cho biết Cu = 64
Hết . /

File đính kèm:

  • docDe 936.doc
Giáo án liên quan