Đề 3 kiểm tra học kì 1 năm 2007 – 2008 môn hóa – khối 10 nâng cao. thời gian 50 phút
Câu 1: Trong phản ứng : Cl2 + KBr Br2 + 2KCl , nguyên tố Clo:
A. Chỉ bị oxi hóa. B. Chỉ bị khử.
C. Không bị oxi hóa cũng không bị khử. D. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 2: Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại yếu nhất là Xesi. B. Phi kim mạnh nhất là Iot.
C. Phi kim mạnh nhất là Flo. D. Kim loại mạnh nhất là Liti.
MÃ ĐỀ : 303 Trường THPT Ngô Gia Tự ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2007 – 2008 MÔN HÓA – KHỐI 10 NÂNG CAO. THỜI GIAN 50 PHÚT I Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1: Trong phản ứng : Cl2 + KBr Br2 + 2KCl , nguyên tố Clo: A. Chỉ bị oxi hóa. B. Chỉ bị khử. C. Không bị oxi hóa cũng không bị khử. D. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử. Câu 2: Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì: A. Kim loại yếu nhất là Xesi. B. Phi kim mạnh nhất là Iot. C. Phi kim mạnh nhất là Flo. D. Kim loại mạnh nhất là Liti. Câu 3: Các phản ứng thế: A. Đều là phản ứng oxi hóa khử. B. Đều không phải là phản ứng oxi hóa khử. C. Có thể là phản ứng oxi hóa khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử. D. Cả 3 đều sai . Câu 4: Cho hợp chất: CaCl2, K2O, điện hóa trị các nguyên tố Ca, Cl, K, O lần lượt là: A. 2, 1, 1, 2. B. +2, -1, +1, -2. C. -2, +1, -1, +2. D. -1, +2, -2, +1. Câu 5: Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân? 1. Khối lượng nguyên tử. 2. Năng lượng ion hóa thứ nhất 3. Bán kính nguyên tử . 4. Tính kim loại. 5. Tính phi kim. 6. . Số thứ tự. A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4, 6 Câu 6: Trong các phản ứng hóa học dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử: A. BaO + H2O Ba(OH)2 B. CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2. C. P2O5 + 3H2O 2H3PO4 D. 2SO2 + O2 2SO3 Câu 7: Số oxi hóa của kim loại Fe, Fe trong FeSO4, Fe trong FeCl3, Fe trong Fe3O4 lần lượt là: A. 0, +2, +3, +8/3. B. 0, -2, -3, -8/3. C. +3, +2, 0, +8/3. D. Tất cả đều sai. Câu 8: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng: A. Nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. B. Hút electron của nguyên tử trong phân tử. C. Nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. D. Tham gia phản ứng mạnh hay yếu. Câu 9: Cho các hợp chất sau: HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất có liên kết ion là: A. CsF. B. NH3. C. H2O. D. HCl. Câu 10: Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.Liên kết cộng hóa trị là liên kết: A. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử. B. Được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau. D. Giữa các phi kim với nhau. Câu 11: Chọn phương trình hình thành ion đúng: A. Li - 1e Li+ B. O + 2e O2+ C. Na Na+ + 1e D. Cl - 1e Cl- Câu 12: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. Giảm theo chiều tăng của độ âm điện. D. B và C đúng. II Tự luân: (7đ) Câu 1/ Cân bằng các phương trình phản ứng sau (bằng phương pháp thăng bằng electron): 2đ NaClO + KI + H2SO4 ¾® I2 + NaCl + K2SO4 + H2O Cu + HNO3 ¾® Cu(NO3)2 + NO + H2O Câu 2/ Cho các nguyên tố: 2đ S (chu kì 3, nhóm VIA). Cl (chu 3, nhóm VIIA). O (chu kì 2, nhóm VIA). Mg (chu kì 3, nhóm IIA). K (chu kì 4, nhóm IA). H (Z = 1). Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgO và KCl. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử H2SO4. Câu 3 / Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO, trong đó R chiếm 60% về khối lượng. 3đ Tìm tên nguyên tố R. Cho 1,2g R tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch axit HCl thu được V (lít) khí (đktc). Tìm V. Tìm nồng độ mol/l dung dịch axit cần dùng. (Cho Ca: 40; Mg: 24; Na: 23; K: 39; H: 1; Cl: 35,5; O: 16) Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
File đính kèm:
- DE 3 NC.doc