Đề 2 kiểm tra học kì I môn hóa học khối 11

Câu 1: Các hợp chất ankan thường hòa tan tốt trong dung môi nào:

A. Benzen B. Axit Clohidric C. Dung dịch NaOH D. Nước.

Câu 2: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong mỗi phản ứng nào sau đây:

A. H2SO4, PbO, FeO, NaOH B. HCl, KOH, FeCl3, Cl2

C. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 kiểm tra học kì I môn hóa học khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Các hợp chất ankan thường hòa tan tốt trong dung môi nào:
A. Benzen 	B. Axit Clohidric	C. Dung dịch NaOH	D. Nước.
Câu 2: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong mỗi phản ứng nào sau đây:
A. H2SO4, PbO, FeO, NaOH	B. HCl, KOH, FeCl3, Cl2
C. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3 	D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 3: Khí nitơ tương đối trơ ở điều kiện thường là do
A. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
B. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
C. Trong phân tử nitơ, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
D. Trong phân tử nitơ có liên kết ba rất bền.
Câu 4: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ là do 2.42
A. nguyên tử photpho có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử nitơ.
B. nguyên tử photpho có obitan 3d còn trống, còn nguyên tử nitơ không có.
C. nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ.
D. liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nitơ 
Câu 5: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí O2 và 7 lít khí NH3 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là: 2.39
A. khí nitơ và nước	B. khí nitơ oxit và nước
C. khí oxi, khí nitơ và nước 	D. khí amoniac, khí nitơ và nước
Câu 6: Khi bị nhiệt phân, mỗi chất trong dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí NO2 và khí O2? 2.30
A. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3	B. Hg(NO3)2, AgNO3.
C. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.	D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
Câu 7: Cho 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch ta thu được muối nào:
A. KH2PO4 và K2HPO4 	B. KH2PO4 và K3PO4
C. K2HPO4 và K3PO4	D. KH2PO4
Câu 8: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó 7.48)
A. thoát ra một chất khí không màu, không mùi.
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quì tím ẩm.
C. thoát ra một chất khí màu lục nhạt.
D. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quì tím ẩm.
Câu 9: Axit H3PO4 và axit HNO3 cùng có phản ứng với nhóm chất nào sau đây ? 2.56
A. MgO, KOH, CuSO4, NH3	B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3
C. KOH, K2O, NH3, Na2CO3 	D. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3
Câu 10: Nhận xét nào sau đây là SAI?
A. Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí NH3.
B. Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn cho ion NH4+ không màu và chỉ tạo ra môi trường axit. 
C. Muối amoni kém bền với nhiệt
D. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.
Câu 11: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là
A. có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra.
B. có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
C. có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
D. lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Câu 12: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ:
A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn; không theo một hướng xác định.
C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn và không theo một hướng xác định.
D. Thường xảy ra rất chậm; không hoàn toàn và không theo một hướng xác định.
Câu 13: Dung dịch NH3 có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
A. Zn(OH)2 có khả năng tạo phức chất tan, tương tự như Cu(OH)2 
B. Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.
C. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan.
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu.
Câu 14: Axit HNO3 đặc, nguội không tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây:
A. Cu; Mg	B. Al; Fe 	C. Al; Ag	D. Cu; Ag
Câu 15: Tên gọi đúng của là
A. 3-isopropylpentan	B. 3-etyl-4-metylpentan
C. 3-etyl-2-metylpentan 	D. 2-metyl-3-etylpentan
Câu 16: Trong các hợp chất hữu cơ liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị 	B. cho nhận	C. kim loại.	D. ion.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm; hóa chất nào sau đây thường được sử dụng để điều chế metan?
A. Natri axetat hoặc nhôm cacbua 	B. Nhôm cacbua
C. Etan	D. Natri axetat
Câu 18: Chất nào KHÔNG được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NH4NO3	B. NO2	C. N2O5	D. NO
Câu 19: Chất nào không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại? 4.55)
A. NH4NO3	B. NO2	C. NO	D. N2O5 
Câu 20: Khi cho từng chất sau tác dụng lần lượt với O2, KOH, CuO, Cu, Zn(OH)2 thì chất nào gây ra nhiều phản ứng nhất (các điều kiện coi như có đủ)? 2.34
A. N2	B. HNO3 loãng 	C. NH3	D. NH4NO3
II/ TỰ LUẬN
Câu 21: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của C6H14. (2 điểm)
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 13,2 gam khí CO2 ; 6,3 gam H2O và 1,12 lit khí N2 (đo ở đktc).
Tính thành phần khối lượng các nguyên tố trong 8,9 g A. (Cho: C=12, H=1, O=16,N=14)
Tìm công thức đơn giản nhất của A.
Biết rằng 2,24 lít hơi của A (đo ở đktc) nặng 8,9 gam. Xác định công thức phân tử của A.
	 (3 điểm)
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docHKI_11_133.doc
Giáo án liên quan