Đề 13 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?

A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH

Câu 2: Khi thuỷ phân bất kỳ chất béo nào luôn thu được

A. axit axetic B. glixerol C. ancol etylic D. natri axetat

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 13 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ	 Năm học: 2009-2010
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH [ có 32 câu, từ câu 1 đến câu 32]
Câu 1: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
HCOOC3H7	B. C2H5COOCH3	C. C3H7COOH	D. C2H5COOH
Câu 2: Khi thuỷ phân bất kỳ chất béo nào luôn thu được
axit axetic 	B. glixerol	C. ancol etylic	D. natri axetat
Câu 3: Để phân biệt các chất riêng biệt gồm: tinh bột, glucozơ và saccarozơ người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
dung dịch Iot	B. dung dịch HCl	C. Cu(OH)2/OH-	D. AgNO3/NH3
Câu 4: Cho 5,58gam anilin tác dụng với dd brom,sau phản ứng thu được 13,2gam kết tủa 2,4,6- tribromanilin. Khối lượng brom phản ứng là(Cho Br = 80;H=1;C=12;O=16)
A.6,4gam	B.9,6gam	C. 28,8gam 	D.19,2gam
Câu 5: Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 14g chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo là
6	B. 12	C. 7	D. 14
Câu 6: Dãy các chất sắp xếp theo chiều tăng lực bazơ là
NH3, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH	C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, NaOH
NaOH, CH3NH2, C6H5NH2, NH3	D. C6H5NH2, NH3, NaOH, CH3NH2
Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam một amin đơn chức X giải phóng ra 1,12 lit N2 (đktc). CTPT amin X là
CH5N	B. C2H7N	C. C3H9N	D. C3H7N
Câu 8: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?
3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 9: Dung dịch làm quì tím chuyển sang màu xanh là
CH3-NH2	B. C6H5-NH2	C. H2N-CH2-COOH	D. NH2- CH - COOH
 CH2- COOH
Câu 10: Có bao nhiêu chất phản ứng được với dung dịch NaOH trong các chất sau: C6H5OH, CH3COOCH3, H2N-CH2-COOH, CH3COONa, CH3CH2NH2?
A. 2 	B. 3	C. 4	D.5
Câu 11: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm
–CO – NH – trong phân tử	C. – CO – trong phân tử
– NH – trong phân tử	D. –COO- trong phân tử
Câu 12: Cho 23,6 (g) hỗn hợp gồm axit axetic (CH3COOH) và etyl axetat (CH3COOC2H5) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm theo khối lượng este trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 74,58%	 B. 75,62% C. 37,33% D. 25,45%
Câu 13:Polime nào dưới đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A.Poli(metylmetacrylat)	B.Poliacrilonitrin
C.Polistiren	D.Poli(etylenterephtalat)
Câu 14:Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo,tính dẫn điện,tính dẫn nhiệt,có ánh kim được gây nên chủ yếu bởi
A.proton	B.nơtron	C.cả proton và nơtron	D.electron tự do
Câu 15:Cho dãy các ion :Fe2+ (1),Ag+ (2),Cu2+ (3).Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các ion đó là
A.(2),(3),(1)	B.(1),(2),(3)	C.(1),(3),(2)	D.(2),(1),(3)
Câu 16:Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây(sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong,sẽ có hiện tượng là
A.thiếc bị ăn mòn trước	B.sắt bị ăn mòn trước
C.cả hai đều bị ăn mòn như nhau	D.không kim loại nào bị ăn mòn
Câu 17:Cho dãy các chất Na,Na2O,NaOH,Na2CO3,NaNO3,NaHCO3.Số chất trong dãy tác dụng với HCl sinh ra sản phẩm khí là
A.2	B.5	C.3	D.4
Câu 18:Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng.Trong loại nước cứng này có hoà tan chất nào sau đây?
A.Ca(HCO3)2 ,MgCl2 	 B.Ca(HCO3)2 ,Mg(HCO3)2 	
C.Mg(HCO3)2 ,CaCl2 	D.CaCl2 ,CaSO4
Câu 19:Cho 3,9gam kali phản ứng hoàn toàn với 202,6gam H2O được dd X.Nồng độ phần trăm của chất trong dd X là(K=39;O=16;H=1)
A.5,3%	B.2,7%	C.1,88%	D.1,9%
Câu 20:Ứng dụng nào mô tả dưới đây không thể là ứng dụng của kim loại kiềm?
A.Mạ bảo vệ kim loại	B.Tạo hợp kim dùng trong thiết bị báo cháy
B.Chế tạo tế bào quang điện	C.Tạo hợp kim siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Câu 21:Cho 700ml dd NaOH 0,1M vào 100ml dung dịch AlCl3 0,2M .Khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là( Al =27 ;O =16 ;H =1 )
A.0,78	B.1,56	C.0,97	D.0,68
Câu 22: Bột Al không tan trong chất nào sau đây? 
A.dd Ba(OH)2 B.H2O 	C.dd HCl D.dd H2SO4loãng
Câu 23 :Cho dãy các chất Fe,FeO,Fe2O3,Fe(OH)2,Fe(OH)3,Fe3O4.Số chất trong dãy khi tác dụng với ddHNO3 có thể sinh ra sản phẩm khí chứa nitơ là
A.4 	B.6 	C.3 	 D.5 
Câu 24: Thêm vài giọt dd H2SO4 vào dd Na2CrO4( dung dịch X) thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X, dung dịch Y lần lượt là
A. màu da cam và màu vàng tươi.	B. màu vàng tươi và màu da cam 
C. màu nâu đỏ và màu vàng tươi.	D. màu vàng tươi và màu nâu đỏ
Câu 25:Cho Fe lần lượt vào các dung dịch FeCl3 ,AlCl3,Pb(NO3)2,HCl,HNO3đặc nguội,H2SO4 đặc nóng.Số chất phản ứng sinh ra muối sắt (II) là
A. 5 B.6 C.3 D.4 
Câu 26: Cho PTHH sau : aFeO + b HNO3 à c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O. Tổng các hệ số a,b,c,d,e ( các hệ số là những số nguyên dương tối giản) là 
A. 22.	B. 20.	C. 18. 	D. 23.
Câu 27: Có 5 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt: KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt 5 chất trên?
A. dd NaOH.	B. dd AgNO3.	C. dd Na2SO4.	D. dd HCl.
Câu 28: Khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit là
A. CO2.	B. CH4.	C. SO2.	D. NH3.
Câu 29: Khử hoàn toàn 0,1mol FexOy bằng CO ở nhiệt độ cao thấy tạo ra 0,3mol CO2 .Công thức oxit sắt là
A.FeO B.Fe3O4 C.Fe2O4 D.Fe2O3
Câu 30: Ngâm 1 lá Zn trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy lá Zn ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô nhận thấy khối lượng lá Zn giảm 0,1g. Nồng độ mol/ l của dd CuSO4 đã dùng là (Cho : Zn=65, O=16, Cu=64)
A. 0,05M.	B. 0,005M.	C. 1M	D. 0,5M
Câu 31: Cho 40 g hỗn hợp Au, Ag, Cu, Zn, Fe tác dụng với oxi dư nung nóng thu được 46,4g hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dd HCl cần V(ml) dd HCl 2M. Giá trị V là
A. 1000.	B. 200.	C. 800.	D. 400.
Câu 32 : Cho dãy các chất : Ag, Cu, CuO, Al, Fe . Nhóm các chất tan hết trong dung dịch HCl dư là
A. Cu, Ag, Fe.	B. Cu, Al, Fe.	C. Al, Fe, Ag.	D. CuO, Al, Fe.
II/ PHẦN RIÊNG [ 8 Câu ]
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần riêng cho chương trình đó ( phần A hoặc B)
	Phần A. Theo chương trình chuẩn ( có 8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Thuỷ phân 3,52 gam este no, đơn cần 40ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của este là
C2H4O2	B. C3H6O2	C. C4H8O2	D. C4H6O2
Câu 34: Polime bị thuỷ phân cho amino axit là
polistiren	B. polipeptit	C. nilon-6,6	D. polisaccarit
Câu 35: Cacbohiđrat ở dạng polime là
A.Glucozơ	B. frutozơ	C. xenlulozơ	D. saccarozơ
Câu 36:Poli(vinylclorua) có phân tử khối là 35000 .Hệ số trùng hợp của polime là A.600	B.506	C.460	D.560
Câu 37:Khi điều chế kim loại,các ion kim loại đóng vai trò là 
A.chất bị khử	B.chất bị oxi hóa	C.chất khử	D.chất cho electron
Câu 38: Sục a mol khí CO2 vào 0,25 mol Ca(OH)2.Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của a là
A.0,125	B.0,5	C.0,25	D.0,35
Câu 39: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A.Fe có khả năng hòa tan trong dd FeCl3.
B.Cu có khả năng hòa tan trong dd FeCl3.
C. Zn có khả năng hòa tan trong dd FeCl2. 
D. Ag có khả năng hòa tan trong dd FeCl3.
Câu 40: Thêm dd NaOHdư vào dd chứa 0,015mol FeCl2 trong không khí .Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì kết tủa thu được là bao nhiêu gam? (Cho Fe=56, O=16, H:1, Cl=35,5)
A. 1,095g	B. 1,350g	C. 13,05g	D. 1,605g 
	PHẦN B. Theo chương trình nâng cao ( có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Hai hidroxit đều tan trong dung dịch NH3 là
A. Cu(OH)2 và Ni(OH)2.	B. Fe(OH)2 và Ni(OH)2.
C. Cu(OH)2 và Al(OH)3.	D. Zn(OH)2 và Al(OH)3 
Câu 42: Một thanh Zn đang tác dụng với dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì
A. lượng bột khí H2 bay ra không đổi.	B. lượng bột khí H2 không bay ra.
C. lượng bột khí H2 bay ra ít hơn	D. lượng bột khí H2 bay ra nhanh hơn
Câu 43: Trong một dung dịch chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol NO3- ( Nếu a=0,02, c= 0,02, d= 0,06) thì
A. b = 0,04.	B. b = 0,02.	C. b = 0,03.	D. b = 0,04.
Câu 44: Thêm 0,02 mol NaOH vào 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là 
A. 0,86 g.	B. 1,03 g.	C. 1,72 g.	D. 2,06 g.
Câu 45:Hợp chất nào sau đây khi thủy phân trong kiềm dư thu được hai muối khác nhau?
A.CH3COOH	B.CH3COOCH3	
C.C6H5COOCH3	D.CH3COOC6H5
Câu 46:Một cacbohiđrat X có phản ứng diễn ra theo sơ đồ sau
 Cu(OH)2/ddNaOH to
 Z → dd xanh lam → kết tủa đỏ gạch. Vậy X không thể là chất nào sau đây?
A.Saccarozơ	 	B.Glucozơ 	C.Fructozơ	D.Mantozơ
Câu 47:Cặp chất nào sau đây đều tác dụng được với HNO2 trong điều kiện thích hợp tạo ra N2?
A.C2H5NH2 và (CH3)2NH	B.C6H5NH2 và (CH3)3N	
C.C2H5NH2 và CH3NH2 	D.(CH3)2NH và H2NCH2COOH
Câu 48:Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinylancol)?
A.CH2=CHCOOCH3	B.CH2=CHOCOCH3
C.CH2=CHCOOC2H5	D.CH2=CHCH2OH
Trả lời phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/a
B
B
C
D
A
C
B
C
A
B
A
A
D
D
C
B
C
B
B
A
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đ/a
A
B
A
B
C
A
A
C
D
D
D
D
C
B
C
D
A
C
D
D
Câu
41
42
43
44
45
46
47
48
Đ/a
A
D
B
B
D
A
C
B

File đính kèm:

  • docDe on thi Hoa TN 2010 so 13.doc
Giáo án liên quan