Đề 11 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

1. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.

 B. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.

 C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.

 D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 11 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA. 
Các nguyên tố X (Z = 8), Y (Z = 16), T (Z = 19), G (Z = 20) có thể tạo được tối đa bao nhiêu hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị  chỉ gồm 2 nguyên tố? (chỉ xét các hợp chất đã học trong chương trình phổ thông)
	A. Ba hợp chất ion và ba hợp chất cộng hóa trị.	
	B. Hai hợp chất ion và bốn hợp chất cộng hoá trị.	 
	C. Năm hợp chất ion và một hợp chất cộng hóa trị	 
	D. Bốn hợp chất ion và hai hợp chất cộng hóa trị.
Ion nào dưới đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
	A. Na+.	B. Fe2+.	C. Al3+.	D. Cl-.
Hãy chọn phương án đúng trong các dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?
	A. HCl, Cl2, NaCl.	B. NaCl, Cl2, HCl.
	C. Cl2, HCl, NaCl.	D. Cl2, NaCl, HCl.	
Đồng có thể tác dụng với
	A. dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt.
	B. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt.
	C. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II).
	D. không thể tác dụng với dung dịch muối sắt (III).
Cho phản ứng sau: 
Mg + HNO3 ¾® Mg(NO3)2 + NO + NO2 + H2O.
Nếu tỉ lệ số mol giữa NO và NO2 là 2 : 1, thì hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hóa học là
	A. 12.	B. 30.	C. 18.	D. 20.
Để m gam phoi bào sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là bao nhiêu?
	A. 11,8 gam.	B. 10,08 gam.	C. 9,8 gam.	D. 8,8 gam.
Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất điện li yếu là
	A. H2O, CH3COOH, CuSO4.	B. CH3COOH, CuSO4.
	C. H2O, CH3COOH.	D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Theo thuyết axit - bazơ của Bronstet, ion Al3+ trong nước có tính chất
	A. axit.	B. lưỡng tính.	C. bazơ.	D. trung tính.
Cho phản ứng:
2NO2 + 2NaOH ¾® NaNO2 + NaNO3 + H2O
Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có giá trị
	A. pH = 7.	B. pH > 7.	C. pH = 0.	D. pH < 7.
Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường
	A. axit.	B. trung tính.	C. Bazơ.	D. không xác định được.
Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
	A. Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan.	
	B. Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại thể khí, ở điều kiện thường.	
	C. Tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo thành dung dịch axit.
	D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
Phản ứng nào dưới đây viết không đúng?
	A. Cl2 + Ca(OH)2 ¾® CaOCl2 + H2O
	B. 2KClO3 2KCl + 3O2
	C. Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2O
	D. 3Cl2 + 6KOH loãng 5KCl + KClO3 + 3H2O
Có 5 gói bột màu tương tự nhau là của các chất CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây để phân biệt các chất trên?
	A. HNO3.	B. AgNO3.	C. HCl.	D. Ba(OH)2.
Phương trình hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
	A. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2	
	B. S + O2 SO2
	C. 2H2S + 3O2 ¾® 2SO2 + 2H2O
	D. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2
Các khí sinh ra khi cho saccarozơ vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư gồm:
	A. H2S và CO2.	B. H2S và SO2.	C. SO3 và CO2.	D. SO2 và CO2.
Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào dưới đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?
	A. Khí CO2.	B. Khí H2S.	C. Khí NH3.	D. Khí SO3.
HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây?
	A. Fe.	B. Fe(OH)2.	C. FeO.	D. Fe2O3.
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì
	A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
	B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt.
	C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
	D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí.
Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoà tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 28,2 gam.	B. 8,6 gam.	C. 4,4 gam.	D. 18,8 gam.
Cho các kim loại Cu; Al; Fe; Au; Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là
	A. Fe, Au, Al, Cu, Ag.	B. Fe, Al, Cu, Au, Ag.
	C. Fe, Al, Cu, Ag, Au.	D. Al, Fe, Au, Ag, Cu.
Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong khi điện phân:
	A. Anion nhường electron ở anot.	B. Cation nhận electron ở catot.
	C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot.	D. Sự oxi hóa xảy ra ở catot.
Từ phương trình ion thu gọn sau: Cu + 2Ag+ ® Cu2+ + 2Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng?
	A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+.
	B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
	C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.
	D. Cu bị oxi hóa bởi ion Ag+.
Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
	A. Fe(NO3)2, H2O.	B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư.
	C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư.	D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Chia m gam hỗn hợp một muối clorua kim loại kiềm và BaCl2 thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hết vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 8,61 gam kết tủa.
- Phần 2: Đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thu được V lít khí ở anot (đktc). 
Giá trị của V là
	A. 6,72 lít.	B. 0,672 lít.	C. 1,334 lít.	D. 3,44 lít.
Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là giá trị nào dưới đây?
	A. 0,05M.	B. 0,0625M.	C. 0,50M.	D. 0,625M.
Criolit có công thức phân tử là Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm vì lí do chính là
	A. làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp, giúp tiết kiệm năng lượng.
	B. làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.
	C. tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hoá.
	D. cả A, B, C đều đúng
X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao đều cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là các chất nào dưới đây?
	A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2.
	B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.
	C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3.
	D. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3.
Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
	A. 26,0 gam.	B. 28,0 gam.	C. 26,8 gam.	D. 28,6 gam.
Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là
	A. 0,224 lít.	B. 0,672 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Hiđrocacbon A có công thức đơn giản nhất là C2H5. Công thức phân tử của A là
	A. C4H10.	B. C6H15.	C. C8H20.	D. C2H5.
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được sản phẩm là isopentan?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H10O. Số lượng các đồng phân của X có phản ứng với Na là
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (to) tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH và không làm mất màu dung dịch Br2?
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
X là ancol no, đa chức, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X cần 3,5 mol O2. Vậy công thức của X là
	A. C3H6(OH)2.	B. C3H5(OH)3.	C. C4H7(OH)3.	D. C2H4(OH)2.
Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây?
	A. 0,1 mol.	B. 0,2 mol.	C. 0,3 mol.	D. 0,4 mol.
Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O). Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của X là
	A. axit axetic.	B. axit fomic.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là bao nhiêu?
	A. 108 gam.	B. 10,8 gam.	C. 216 gam.	D. 64,8 gam.
Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm thu được rượu etylic. Biết khối lượng phân tử của rượu bằng 62,16% khối lượng phân tử của este. X có công thức cấu tạo là
	A. HCOOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOC2H5.	D. CH3COOCH3.
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra là
	A. 12,4 gam.	B. 10 gam.	C. 20 gam.	D. 28,183 gam.
Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức phân tử của A là
	A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Nguyên tử nguyên tố X tạo ion X-. Tổng số hạt (p, n, e) trong X- bằng 116. X là nguyên tố nào dưới đây?
	A. 34Se.	B. 32Ge.	C. 33As.	D. 35Br.
Đốt cháy 6 gam este X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. X có công thức phân tử là
	A. C5H10O2.	B. C4H8O2.	C. C3H6O2.	D. C2H4O2.
Một anđehit no, mạch hở, không phân nhánh có công thức thực nghiệm là (C2H3O)n. Công thức phân tử của X là
	A. C2H3O.	B. C4H6O2.	C. C6H9O3.	D. C8H12O4.
Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Có thể dùng chất nào dưới đây để có thể loại bỏ được tạp chất?
	A. Bột Fe dư.	B. Bột Cu dư.	C. Bột Al dư.	D. Na dư.
H

File đính kèm:

  • docTuyen tap Hoa TN2010 so 11.doc
Giáo án liên quan