Đề 1 thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi: sinh học, khối b
Câu 1:Một quần thểgiao phối ởtrạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a),
người ta thấy sốcá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần sốcá thể đồng hợp lặn. Tỉlệphần trăm sốcá thể
dịhợp trong quần thểnày là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.
ng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng. C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. D. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. Câu 17: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. kiểu hình. C. nhiễm sắc thể. D. alen. Câu 18: Các giống cây trồng thuần chủng A. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời. B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. C. có năng suất cao nhưng kém ổn định. D. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ. Câu 19: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. Trang 3/7 - Mã đề thi 742 Câu 20: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. Câu 21: Hình thành loài mới A. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. B. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. C. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. D. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá. Câu 22: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là: A. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học. B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học. C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi. D. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện. Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ: Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là: A. XAXA, XAXa, XaXa và XAXa. B. aa, Aa, aa và Aa. C. Aa, aa, Aa và Aa. D. XAXA, XAXa, XaXa và XAXA. Câu 24: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. Câu 25: Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. (1), (3). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (4). I II III 1 2 1 2 3 54 6 1 : Nữ bình thường : Nam bình thường : Nữ mắc bệnh : Nam mắc bệnh Trang 4/7 - Mã đề thi 742 Câu 26: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? (1): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH (2): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH A. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. Câu 27: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. Câu 28: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 29: Biến dị tổ hợp A. không làm xuất hiện kiểu hình mới. B. không phải là nguyên liệu của tiến hoá. C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. Câu 30: Thể song nhị bội A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ. Câu 31: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 1. B. 6. C. 8. D. 3. Câu 32: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên. B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất. Câu 33: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. Câu 34: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. Trang 5/7 - Mã đề thi 742 Câu 35: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit. Câu 36: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 37: Thể đa bội lẻ A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội. B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1. C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Câu 38: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 375 và 745. B. 355 và 745. C. 375 và 725. D. 370 và 730. Câu 39: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 40: Theo Kimura, sự tiến hóa ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến A. có hại. B. trung tính. C. nhiễm sắc thể. D. có lợi. Câu 41: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. Câu 42: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người: A. Chữ viết và tư duy trừu tượng. B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt). C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống. D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của
File đính kèm:
- DeSinhBCt_M742.pdf