Đề 1 thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011 môn: sinh học; khối b

Câu 1:Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) vàcó tỉlệ

A +T

G + X

= 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay

thếmột cặp G-X bằng một cặp A-T trởthành alen b. Tổng sốliên kết hiđrô của alen b là

A. 3599. B. 3601. C. 3899. D. 3600.

Câu 2:Giảsửmỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong

các phép lai sau đây, phép lai cho đời con có tỉlệphân li kiểu hình giống với tỉlệphân li kiểu gen là

A. AaX

B

X

b

× AaX

b

Y. B. Aabb × aaBb. C. X

A

X

a

× X

A

Y. D.

Ab

ab

×

AB

ab

.

pdf7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011 môn: sinh học; khối b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn 
toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe × aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính 
trạng chiếm tỉ lệ 
A. 12,50%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 37,50%. 
Câu 20: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? 
A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. 
B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. 
C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. 
D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. 
Câu 21: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5'XGA3' mã hoá axit 
amin Acginin;5'UXG và AGX3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; GXU3' mã hoá axit amin 
Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của 
sinh vật nhân sơ là GXTTXGXGATXG . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, 
trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là 
3' 5' 5'
5' 3'
A. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin. B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin. 
C. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin. D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin. 
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt 
đới là đúng? 
A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. 
B. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. 
C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. 
D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. 
Câu 23: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về 
hai cặp gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau 
đây thể hiện ưu thế lai cao nhất? 
A. AaBB. B. AABB. C. AaBb. D. AABb. 
Câu 24: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội. 
B. Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng. 
C. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội. 
D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất. 
Câu 25: Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1? 
A. AaBbdd × AaBBDD. B. AaBBDD × aaBbDD. 
C. AabbDD × AABBdd. D. AABbDd × AaBBDd. 
 Trang 3/7 - Mã đề thi 846 
 Trang 4/7 - Mã đề thi 846 
Câu 26: Trong quá trình phát sinh trứng của người mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 nhân đôi nhưng 
không phân li tạo tế bào trứng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 còn các cặp nhiễm sắc thể khác thì nhân đôi 
và phân li bình thường. Quá trình phát sinh giao tử của người bố diễn ra bình thường. Trong trường 
hợp trên, cặp vợ chồng này sinh con, xác suất để đứa con mắc hội chứng Đao là 
A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 100%. 
Câu 27: Cho các thông tin về đột biến sau đây: 
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. 
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. 
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. 
Các thông tin nói về đột biến gen là 
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (3). 
Câu 28: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? 
A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến đảo đoạn. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến đa bội. 
Câu 29: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. 
B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới 
tác động của con người. 
C. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên 
cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước. 
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật 
sản xuất. 
Câu 30: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số 
nuclêôtit mỗi loại của gen trên là 
A. A = T = 1200; G = X = 300. B. A = T = 900; G = X = 600. 
C. A = T = 300; G = X = 1200. D. A = T = 600; G = X = 900. 
Câu 31: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
B. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách 
li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. 
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen 
và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. 
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới 
tác động của các nhân tố tiến hoá. 
Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. 
Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen 
trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần 
chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng 
hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ 
lệ phân li kiểu hình ở Fa là 
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ. 
C. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. D. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. 
Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. 
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng 
không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là 
A. 64%. B. 90%. C. 96%. D. 32%. 
Câu 34: Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định mắt 
nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với 
nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A quy định da bình 
thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, theo lí 
thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên? 
A. AaXMXm × AAXmY. B. AaXmXm × AAXMY. 
C. AaXMXM × AAXmY. D. AaXmXm × AaXMY. 
Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. 
Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. 
Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con được tạo ra khi các cây F1 tự thụ phấn là tương đương 
nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ 
A. 62,5%. B. 37,5%. C. 75,0%. D. 50,0%. 
Câu 36: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng 
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một? 
A. AaBbDdd. B. AaaBb. C. AaBb. D. AaBbd. 
Câu 37: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi 
A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất. 
B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng). 
C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng. 
D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau. 
Câu 38: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở 
A. đầu của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. 5'
B. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. 
C. đầu của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. 3'
D. đầu của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. 5'
Câu 39: Cho các ví dụ: 
 (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. 
 (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. 
 (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 
 (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. 
 Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là 
A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2). 
Câu 40: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, 
phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là 
A. prôtêin và sau đó là ARN. B. ARN và sau đó là ADN. 
C. prôtêin và sau đó là ADN. D. ADN và sau đó là ARN. 
__________________________________________________________________________________ 
II. PHẦN RIÊNG [10 câu] 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) 
Câu 41: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không 
đúng? 
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. 
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
C. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. 
D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. 
Câu 42: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính 
theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng? 
A. XAXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXA × XaY. D. XaXa × XAY. 
Câu 43: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều 
dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ 
A. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ. 
B. các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung. 
C. prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều g

File đính kèm:

  • pdfDeSinhBCt_CD_K11_M846.pdf