Dạy tiết thực hành Tin học 9 đạt hiệu quả
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ----------------------------------------------------------------------------- 1
I. MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 1
II. CƠ SỞ KHOA HỌC ----------------------------------------------------------------- 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ----------------------------------------------------------------- 3
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ------------------------------------------------------------ 3
1. Thuận lợi ----------------------------------------------------------------------------- 3
2. Khó khăn ----------------------------------------------------------------------------- 3
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ---------------------------------------------- 4
1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn ------------------------------------------ 4
2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh 4
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp ------------------------ 4
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC -------------------------------------------------------------11
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM -------------------------------------------------------- 11
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ------------------------------------------------------------- 12
của Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương, Chi Bộ, Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học. - Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành. - Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học. 2. Khó khăn: - Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện các kĩ năng vì sợ mình gõ chậm và sai. - Chỉ có một phòng thực hành/22 lớp, có một số tiết thực hành phải dạy ở phòng thao giảng vì trùng tiết ở một số lớp. Số lượng máy rất ít, thường có 7 – 10 máy hoạt động, 3 học sinh/máy, một số em còn lại chỉ đứng xem bạn thực hành. Chưa có bàn để máy vi tính, chỉ sử dụng bàn học sinh. Không khí trong phòng máy không thoáng làm cho học sinh không tập trung vào bài giảng ... ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giảng dạy và học tập. - Học sinh trên địa bàn chủ yếu thuộc vùng nông thôn, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khảo sát chất lượng học tập bộ môn: Kết quả khảo sát đầu năm lớp 9 năm học 2012-2013 (tiết thực hành) Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh rất ngại thực hành trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, số còn lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì không thực hành được. 2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu, kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Tham khảo thêm tài liệu Sách giáo viên, sách bài tập, để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. - Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. - Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. 3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm thực hành. Mỗi nhóm phải có học sinh khá giỏi, lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. • Chuẩn bị trước tiết học: Vệ sinh phòng máy, khởi động các máy của giáo viên và học sinh, giáo viên kiểm tra và bổ sung từng máy về các phần mềm, tài liệu, liên quan tiết thực hành (giáo viên có thể dùng phần mềm NetOp School để thực hiện). • Cách chia nhóm: Chia nhóm từ 2-3 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình, nhóm trưởng phân công việc cho các tổ viên. Giáo viên có thể chỉ định từ trước. • Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. Hướng dẫn các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. - Cần chỉ định thời gian đối với từng hoạt động. - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng. Theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần. Chỉ rõ thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu, kém thao tác nào dành cho học sinh khá, giỏi trong nhóm. Phát hiện các nhóm thực hành không hiệu quả để uốn nắn kịp thời. Luôn có tin thần trách nhiệm giúp đỡ, nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định một học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành lẫn nhau. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết kiến thức. Giáo viên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt, có thể cho điểm thực hành. Ví dụ: Minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành Bài thực hành 10: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 3) Thiết kế bài học: a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: • Học sinh ôn luyện kiến thức, kĩ năng: + Nhập nội dung cho bài trình chiếu. + Tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản. + Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu. + Thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu. • Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu, kém: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu ở mức đơn giản. + Đối tượng học sinh trung bình: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu. + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Nhập thành thạo nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu, thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu. b/ Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, màn hình LCD 42 – 50 inch), sao chép một số file hình ảnh liên quan đến bài thực hành. Hoạt động 1: Khởi động PowerPoint. Tạo màu nền, nhập nội dung văn bản, chèn hình ảnh. • Mục tiêu: Học sinh tạo được màu nền, nhập nội dung văn bản và chèn hình ảnh cho tất cả các trang chiếu. Hoạt động theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu, kém. Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước: + Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1. + Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu (tương tự hình 99 trang 119 SGK) trước khi bắt tay vào thực hành bằng các câu hỏi sau: Nội dung văn bản trên từng trang chiếu như thế nào? Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản ra sao trên mọi trang chiếu? Màu chữ nổi rõ trên màu nền, có cỡ chữ thích hợp nhằm tác dụng gì? + Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, kém. + Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Đối tượng học sinh yếu, kém thao tác nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, định dạng văn bản, thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu. Cho học sinh thực hiện từng thao tác một để ghi nhớ. Giáo viên quan sát, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm (VD: Áp dụng bố trí thích hợp cho từng trang chiếu, dàn ý trang 120 SGK, ...). Hình 99 Đối tượng học sinh khá -giỏi: Nhập nội dung, tạo màu nền cho trang chiếu, áp dụng mẫu bài trình chiếu, thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản. Thêm hình ảnh minh họa vào trang chiếu, thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu. Yêu cầu học sinh phải biết thực hiện các chỉnh sửa định dạng văn bản nhất quán trên các trang chiếu, đặc biệt lưu ý đến màu chữ. Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh hay mắc phải trong quá trình thực hành. Hoạt động 2: Tạo các hiệu ứng động cho bài trình chiếu. • Mục tiêu: Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí. + Với đối tượng học sinh yếu: Biết cách xuất hiện của các trang chiếu khi bắt đầu được hiển thị (còn gọi là chuyển tiếp trang chiếu). + Với đối tượng học sinh trung bình: Biết chuyển tiếp trang chiếu và cách xuất hiện của các đối tượng trên trang chiếu (gọi ngắn gọn là hiệu ứng động). + Với đối tượng học sinh khá - giỏi: chuyển tiếp trang chiếu và tạo hiệu ứng động một cách hợp lí. Tổ chức hoạt động: + Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2. + Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau: Nêu các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu. Nêu các bước tạo hiệu ứng động cho các đối tượng. + Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Đối tượng học sinh yếu, kém: thao tác thực hiện theo các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu (trang 111 SGK). Cơ bản làm được chuyển trang chiếu khi nháy chuột. 1. Chọn hiệu ứng chuyển tiếp 4. Chuyển trang chiếu khi nháy chuột 2. Chọn tốc độ chuyển tiếp 3. Chọn âm thanh đi kèm 5. Tự động chuyển trang chiếu Hình 96. Tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu Đối tượng học sinh khá -giỏi: thành thạo các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu, tạo hiệu ứng động theo các bước trang 113 SGK một cách hợp lí. 1. Chọn hiệu ứng 2. Áp dụng cho mọi trang chiếu Yêu cầu học sinh: • Bài trình chiếu phản ánh đúng nội dung bài viết. • Nội dung văn bản trên từng trang chiếu ngắn gọn, cô đọng. • Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu. • Màu chữ nổi rõ trên màu nền, có cỡ chữ thích hợp để dễ đọc. • Nội dung từng trang chiếu được minh họa bằng các hình ảnh phù hợp. • Có hiệu ứng động chuyển trang chiếu thống nhất và hiệu ứng động xuất hiện văn bản và hìn
File đính kèm:
- SKKN - DAY TIET THUC HANH TIN HOC 9 HIEU QUA.doc
- BIA SKKN.doc