Dạy học tích cực (Dự án đồng hành)

Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì đểtồn tại

và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự

nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong

những nhiệm vụchủyếu của giáo dục.

Tính tích cực học tập - vềthực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ởkhát vọng

hiểu biết, cốgắng trí lực và có nghịlực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức.

TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơhọc

tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đềcủa tựgiác. Hứng thú

và tựgiác là hai yếu tốtạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tưduy

độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách

học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽphát triển tựgiác, hứng thú, bồi dưỡng

động cơhọc tập. TTC học tập biểu hiện ởnhững dấu hiệu như: hăng hái trảlời

các câu hỏi của giáo viên, bổsung các câu trảlời của bạn, thích phát biểu ý

kiến của mình trước vấn đềnêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ

những vấn đềchưa đủrõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩnăng đã học để

nhận thức vấn đềmới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn

thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn

pdf10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích cực (Dự án đồng hành), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thú học tập cho học sinh". 
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ 
động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
1.2 Thế nào là tính tích cực học tập? 
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại 
và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự 
nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là một trong 
những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. 
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng 
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. 
TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học 
tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú 
và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy 
độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách 
học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng 
động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời 
các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý 
kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ 
những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để 
nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn 
thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… 
TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như: 
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… 
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau 
về một số vấn đề… 
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. 
1.3 Phương pháp dạy học tích cực 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 3 
Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở 
nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 
"Tích cực" trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa 
với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. 
PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của 
người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không 
phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học 
theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương 
pháp thụ động. 
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng 
ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng 
hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên 
chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDHTC 
nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ 
động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng 
cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. 
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối 
hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, 
việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động". 
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 
• Các phương pháp dạy học tích cực: Dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác, 
học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án… 
• Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ 
thuật mảnh ghép, sơ đồ KWL, sơ đồ tư duy… 
Việc phân định phương pháp hay kĩ thuật dạy học chỉ mang tính tương đối, điểm 
đặc trưng của các phương pháp/hay kĩ thuật dạy học tích cực là: 
• Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. 
• Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. 
• Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. 
• Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 4 
2.SO SÁNH DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI DẠY HỌC CHỦ ĐỘNG 
Tiêu 
chí 
Dạy học thụ động Dạy học tích cực 
Quan 
niệm 
Học là qúa trình tiếp thu và 
lĩnh hội, qua đó hình thành 
kiến thức, kĩ năng, tư 
tưởng, tình cảm. 
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm 
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, 
khai thác và xử lý thông tin,… tự hình 
thành hiểu biết, năng lực và phẩm 
chất. 
Bản 
chất 
Truyền thụ tri thức, truyền 
thụ và chứng minh chân lí 
của giáo viên. 
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học 
sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí. 
Mục 
tiêu 
Chú trọng cung cấp tri 
thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học 
để đối phó với thi cử. Sau 
khi thi xong những điều đã 
học thường bị bỏ quên 
hoặc ít dùng đến. 
Chú trọng hình thành các năng lực 
(sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương 
pháp và kĩ thuật lao động khoa học, 
dạy cách học. Học để đáp ứng những 
yêu cầu của cuộc sống hiện tại và 
tương lai. Những điều đã học cần thiết, 
bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự 
phát triển xã hội. 
Nội 
dung 
Từ sách giáo khoa + giáo 
viên 
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, 
các tài liệu khoa học phù hợp, thí 
nghiệm, bảng tàng, thực tế…: gắn với: 
 - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu 
cầu của HS. 
 - Tình huống thực tế, bối cảnh và môi 
trường địa phương 
 - Những vấn đề học sinh quan tâm. 
Phương 
pháp 
Các phương pháp diễn 
giảng, truyền thụ kiến thức 
một chiều. 
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải 
quyết vấn đề; dạy học tương tác. 
Hình 
thức tổ 
chức 
Cố định: Giới hạn trong 4 
bức tường của lớp học, 
giáo viên đối diện với cả 
lớp. 
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng 
thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực 
tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học 
theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo 
viên. 
Quy trình dạy học tích cực: 
3. PHONG CÁCH DẠY VÀ PHONG CÁCH HỌC 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 5 
PHONG CÁCH HỌC TẬP 
Các biểu hiện thể hiện Học tích cực: 
• Tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm… 
• So sánh, phân tích, kiểm tra 
• Thực hành, xây dựng… 
• Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn… 
• Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc… 
• Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ… 
• Tính toán… 
 Học độc lập 
- HS có được tạo điều kiện để sáng tạo không? 
- HS có thể hoạt động độc lập không? 
- HS có được khuyến khích đưa ra những giải pháp của mình không? 
- HS có thể xây dựng con đường/quá trình học tập cho riêng mình không? 
 Học độc lập 
- HS có thể tự học? 
- HS có thể lựa chọn các chủ đề, bài tập/nhiệm vụ khác nhau không? 
- HS có thể tự đánh giá không? 
- HS có được tự chủ trong các hoạt động học tập không? 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 6 
PHONG CÁCH DẠY 
Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức dạy học 
• Tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú 
• Hướng dẫn 
- Kèm cặp/hướng dẫn 
- Phản hồi 
- Tạo đà thúc đẩy 
- Điều chỉnh nếu cần thiết 
• Tổ chức lớp học: 
- Trong lớp học 
- Ngoài lớp học, ngoài thiên nhiên, … 
• Thiết kế bài tập/nhiệm vụ đa dạng 
- HS thực hiện bài tập/nhiệm vụ giống nhau 
- Cùng thời điểm nhưng có nhiều bài tập khác nhau 
- Theo vòng tròn 
- Cá nhân 
- Theo cặp 
- Theo nhóm 
• Tổ chức đánh giá trong khi học 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 7 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 8 
- Tự đánh giá 
- Đánh giá đồng đẳng, … 
• GV là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục 
- Trách nhiệm - lương tâm của người thầy 
- Có thái độ tích cực đối với HS 
- Nhạy cảm 
- Giáo dục theo khả năng/năng khiếu của HS 
• Đáp ứng sự đa dạng của dạy và học tích cực 
- Hiểu rõ bản chất của dạy và học tích cực 
- Khả năng áp dụng dạy và học tích cực 
- Có thái độ coi trọng sự khác biệt của người học 
4. KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH HỌC Ở MỨC ĐỘ SÂU 
Để học sâu, người học phải: 
z Có cảm giác thoải mái 
z Tham gia tích cực 
Học sâu hướng tới thay đổi người học, mở rộng cách mà người học: 
- Nhìn nhận 
- Cảm nhận 
- Suy ngẫm 
- Xét đoán 
- Làm việc với người khác 
- Hành động 
Làm thế nào để người học có thể học sâu? 
• Bài học sinh động hơn - hiệu quả học tập tốt hơn 
• Quan hệ giữa GV với HS, HS với HS tốt hơn 
• Hoạt động học tập phong phú hơn 
• HS hoạt động nhiều hơn 
• GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn 
• Phát triển tính độc lập, sáng tạo của HS 
5. YẾU TỐ THÚC ĐẨY DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 
Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực 
• Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp/nhóm 
• Sự phù hợp với mức độ phát triển của HS 
• Sự gần gũi với thực tế 
• Mức độ và sự đa dạng của hoạt động 
• Phạm vi tự do sáng tạo 
5.1 Không khí và các mối quan hệ nhóm 
- Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên 
tường, cách sắp xếp không gian lớp học 
- Quan tâm đến sự thoải mái về tinh thần 
- Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực 
- Tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, ước mơ, chia sẻ kinh 
nghiệm…và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập. 
- Tạo môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời, không 
gây phiền nhiễu. 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 9 
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 10 
- Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, đùa giỡn trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ. 
5.2 Sự phù hợp với các mức độ phát triển của HS 
- Cho phép học sinh giúp đỡ lẫn nhau. 
- Quan sát trẻ học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em. 
- Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu trẻ động não và hỗ trợ từng học sinh 
- Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với trẻ. 
5.3 Sự gần gũi với thực tế 
- Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của trẻ và thế giới 
thực tại xung quanh. 
- Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với thực tế, tình huống thực. 
- Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh…) để 
“mang” học sinh lại gần với thực tế. 
- Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với trẻ, và là những nhiệm vụ vận dụng môn 
học. 
- Kh

File đính kèm:

  • pdfDay hoc tich cuc Du an dong hanh.pdf