Dạy học theo chủ đề tích hợp - Đại số 7 tiết 40: Làm quen với số nguyên âm

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên dự án dạy học: : Tiết 40 : LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM

2. Mục tiêu dạy học:

a.Kiến thức:

- Biết được nhu cầu cần mở rộng tập N.

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.

- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

b.Kỹ năng: đọc đúng các số nguyên âm.

c.Thái độ: Tích cực, hợp tác.

- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề về dự án dạy học đặt ra cụ thể:

+ Môn vật lý: Biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp - Đại số 7 tiết 40: Làm quen với số nguyên âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN
Địa chỉ: Xã Đồng Tiến-Ứng Hòa-Hà Nội
Điện thoại: 04.33 899 388
Email: c2dongtien-uh@hanoiedu.vn
HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.Tên chủ đề dạy học: 
Tiết 40 : LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
 2. Môn học chính của chủ đề: TOÁN
3. Các môn được tích hợp:
 	+ Môn vật lý. 
 	+ Môn địa lý. 
 	+Môn lịch sử.
 	+ Môn thể dục.
 + Môn sinh học.
HỒ SƠ 
DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 
Tên chủ đề dạy học: 
 Tiết 40 : LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
 2. Môn học chính của chủ đề: TOÁN
3. Các môn được tích hợp:
 + Môn vật lý. 
 + Môn địa lý. 
 +Môn lịch sử.
 + Môn thể dục.
+ Môn sinh học.
Trường THCS Đồng Tiến với cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp"
PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội         
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Ứng Hòa.
- Trường: THCS Đồng Tiến.
- Họ và tên giáo viên: Đỗ Quang Khải
Sinh ngày:17/7/1974 	Môn: Toán.
Điện thoại: 0988927792 	Email: Quangkhainokia@gmail.com
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học: : Tiết 40 : LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
2. Mục tiêu dạy học: 
a.Kiến thức:
- Biết được nhu cầu cần mở rộng tập N.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
b.Kỹ năng: đọc đúng các số nguyên âm.
c.Thái độ: Tích cực, hợp tác.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề về dự án dạy học đặt ra cụ thể:
+ Môn vật lý: Biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
+ Môn địa lý: 
* Bảng nhiệt độ của một số thành phố.
* Độ cao trung bình của cao nguyên Đắc Lắc.
* Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh.
* Độ cao của núi Phan-xi-păng.
* Độ cao đỉnh núi Everet, đáy vịnh Marian.
+Môn lịch sử: Bài tập 3 (SGK – tr68) biết thời gian trước công nguyên. Biết được nhà toán học Pi- ta –go sinh năm nào.
+ Môn thể dục: Bài tập 3 (SGK – tr68) giúp học sinh biết được “Thế vận hội đầu tiên diễn ra vào năm nào”.
+ Môn sinh học: Năm 2014 do biến đổi khí hậu,ở Lào cai nhiệt độ xuống dưới 00c làm ách tắc giao thông,thiệt hại về hoa màu và vật nuôi,học sinh sử dụng kiến thức sinh học để liên hệ: “ HS làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu”.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Số lượng học sinh: 20 em.
- Khối: 6.
- Đặc điểm học sinh: Đại trà.
4. Ý nghĩa của dự án.
- Đối với thực tiễn dạy học: 
+ Mở rộng “tia số sang trục số”.
+ Phép trừ luôn thực hiện được.
- Đối với thực tiễn đời sống:
+ Học sinh biết biểu thị số tiền nợ trong thực tế cuộc sống.
+ HS biết biểu thị thời gian trước công nguyên.
+ HS biết biểu thị nhiệt độ dưới 00c.
+ HS biết độ sâu dưới mực nước biển.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Máy tính kết nối mạng intrnet.
- Máy chiếu.
- Một số tranh ảnh về nhiệt kế , cao nguyên Đắc Lăk, Núi Phan – Xi – Păng, Vịnh Cam Ranh, Đỉnh núi Ê-vê-ret.
- Chèn một số hình ảnh các địa danh nêu trong bài dạy vào bài giảng Pownpoint.
- Phiếu hoạt động nhóm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiết 40: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên qua các VD thực tiễn.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số âm trên trục số.
3. Thái độ:
- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
II.Chuẩn bị:
GV: SGK, SBT,nhiệt kế, ảnh nhiệt kế có chia độ âm, hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0), bảng vẽ trục số, phấn màu, bảng ghi nhiệt độ các thành phố, thước kẻ có chia đơn vị, bảng phụ ghi đề các ví dụ và ? SGK, bảng phụ vẽ hình 35/SGK.
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:(5 ph) ( Hoặc kiểm tra đồ dùng của học sinh).
3. Bài mới:
GV: Thực hiện phép tính: 
a. 5+ 7 = ? 
b . 5 . 7 = ? ;
c. 5– 7 =?
GV giới thiệu: Phép nhân và phép cộng hai số tự nhiên luôn thực hiện được trong tập N và cho kết quả là một số tự nhiên, nhưng đối với phép trừ hai số tự nhiên không phải bao giờ cũng thực hiện được trong tập hợp số nguyên, chẳng hạn 5 - 7 không có kết quả trong N. Chính vì thế, trong chương II chúng ta sẽ làm quen với một loại số mới, đó là số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên sẽ tạo thành tập hợp các số nguyên mà trong tập hợp này phép trừ luôn thực hiện được.	
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dungcần đạt
Hoạt động 1: (16 ph) 1. Các ví dụ:
GV: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần đóng khung mở đầu.
HS: Trả lời có thể sai hoặc đúng.
GV: Để biết câu hỏi trên đúng hay chưa đúng, ta qua mục 1 về các ví dụ SGK.
GV: Giới thiệu -1; -2; -3; ... gọi là các số nguyên âm và cách đọc như SGK.
GV: Cho HS đọc đề ví dụ 1 SGK và chiếu nhiệt kế có chia độ.
HS: quan sát .
HS: Vận dụng kiến thức môn vật lí để đọc nhiệt độ trên nhiệt kế.
GV: Từ ví dụ trên ta sẽ có đáp án đúng cho câu hỏi phần đóng khung mở đầu SGK. 
-30C nghĩa là nhiệt độ 3 độ dưới 00C. Đọc là: âm ba độ C hoặc trừ ba độ C.
GV: cho HS làm ?1 SGK ( HS làm bài cá nhân). Sau đó gọi HS trả lời theo y/c SGK.
GV: Trình chiếu một số hình ảnh và thời tiết của một số địa danh thành phố. Giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ các thành phố.
HS: Vận dụng kiến thức môn địa lí đọc nhiệt độ và thời tiết ở các thành phố.
GV: Trong các thành phố ghi trong bảng, thành phố nào nóng nhất, lạnh nhất?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
HS: Hà Nội nhiệt độ 18 độ trên 00C...., Bắc Kinh nhiệt độ 2 độ dưới 00C...
♦ Củng cố: Làm bài 1/ 68 SGK.
GV: Trình chiếu cho HS làm bài 1 trang 68 SGK.
HS :quan sát hình 35 SGK trên máy chiếu.
HS: Vận dụng kiến thức môn vật lí để đọc nhiệt độ trên nhiệt kế để trả lời các câu hỏi bài tập trên.
GV: Cho HS đọc ví dụ 2, chiếu cho HS quan sát về quy ước độ cao (âm, dương, 0) .
HS: Đọc và quan sát hình trên máy chiếu và trả lời ?2
HS: Vận dụng kiến thức môn địa lí để đọc độ cao của núi Phan-xi-păng và đáy vịnh Cam Ranh.
GV: Yêu cầu HS trả lời và giải thích ý nghĩa các số nguyên âm đó.
♦ Củng cố: Làm bài 2/ 68 SGK.
GV: Trình chiếu hình ảnh Đỉnh Ê-vơ-rét, vực Ma-ri-an cho làm bài 2 trang 68 SGK.
HS: Vận dụng kiến thức môn địa lí để đọc độ cao của Đỉnh Ê-vơ-rét và vực Ma-ri-an .
GV: Tương tự các bước trên ở ví dụ 3 và làm ?3
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Do biến đổi khí hậu năm vừa qua nhiệt độ ở Lào Cai xuống quá thấp có lúc xuống dưới 00C làm ảnh hưởng đến giao thông,làm thiệt hại nghành trồng trọt và chăn nuôi.
GV: Là học sinh các em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ?
HS: Vận dụng kiến thức môn sinh học để liên hệ.
Hoat động 2: (17 ph) 
2. Trục số:
GV: Ôn lại cách vẽ tia số:
- Vẽ một tia, chọn đoạn thẳng đơn vị, đặt liên tiếp đoạn thẳng đơn vị đó trên tia số và đánh dấu.
- Ghi phía trên các vạnh đánh dấu đó các số tương ứng 0; 1; 2; 3;... Với 0 ứng với gốc của tia.
- Vẽ tia đối của tia số và thực hiện các bước như trên nhưng các vạch đánh dấu ứng với các số -1; -2; -3; ... => gọi là trục số.
GV: Yêu cầu HS vẽ trục số trong vở nháp.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Kiểm tra sửa sai cho HS.
GV: Giới thiệu:
- Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương
(thường đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ trái sang phải là chiều âm của trục số.
GV: Cho HS làm ?4 kẻ sẵn đề bài trên bảng . 
Gợi ý: Điền trước các số vào các vạch tương ứng trên trục số và xem các điểm A, B, C, D ứng với số nào trên tia thì nó biểu diễn số đó.
HS: Điểm A biểu diễn số -6
GV: Hướng dẫn. Ta ký hiệu là: A(-6)
Tương tự: Hãy xác định các điểm B, C, D trên trục số và ký hiệu?
HS: B(-2); C(1); D(5)
GV: Giới thiệu chú ý SGK, cách vẽ khác của trục số trên hình 34 SGK.
1. Các ví dụ 
* Số nguyên âm: -1, -2, -3, -4, ......
Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3, âm 4, 
* Ví dụ 1: (SGK – Tr 66)
Số nguyên âm chỉ: nhiệt độ dưới 00C
Chẳng hạn 3 độ dưới 00C.
Kí hiệu: -30C, ta đọc: âm 3 độ C hoặc trừ 3 độ C
- Làm ?1
* Bài tập 1 (SGK/tr68)
a) Nhiệt kế a: -30C
Nhiệt kế b: -20C
Nhiệt kế c: 00C
Nhiệt kế d: 20C
Nhiệt kế e: 30C
b) Trong 2 nhiệt kế a và b nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn 
* Ví dụ 2: (SGK – Tr 67)
Số nguyên âm chỉ: độ cao thấp hơn mực nước biển.
- Làm ?2
* Ví dụ 3: (SGK – Tr 67)
 Số nguyên âm: chỉ số nợ.
- Làm ?3
2. Trục số:
-6
-5
6
-4
-3
-2
-1
0
 1
 2
 3
 4
5
=> Gọi là trục số
- Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
- Làm ?4
Điểm A biểu diễn số - 6
Điểm B biểu diễn số - 2
Điểm C biểu diễn số 1
Điểm D biểu diễn số - 5
* Chú ý (SGK/tr67)
 2
 1
0
 -1
-2
4.Củng cố (5 ph) : GV cho HS hoạt động nhóm:
GV chia lớp thành 4 nhóm để hoạt động,sau đó gv thu phiếu,cho các nhóm nhận xét bài của nhau.
GV: nhận xét và uốn nắn nhóm làm sai.
5. Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà (2 ph):
- Đọc lại các ví dụ SGK.- Làm bài 3;4; 5 trang 68 SGK.
- Làm bài tập 1; 3; 4; 6; 7; 8 trang 54; 55 SBT.
GV hướng dẫn HS bài tập 3:
Nhà toán học Pi-Ta-go sinh năm 570 trước công nguyên viết là sinh năm -570 .
 HS: Vận dụng kiến thức môn lịch sử để trả lời.
 Thế vận hội đầu tiên tổ chức vào năm -776.
 HS: Vận dụng kiến thức môn thể dục để trả lời.
Chuẩn bị bài Tập hợp các số nguyên.
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra 10’
Câu 1(3 đ): Tại sao nói Độ cao của núi Phú Sỹ là 3776m, Độ cao của biển chết là: -392m.
Câu 2 (3đ) : Viết số nguyên âm chỉ năm sinh của Nhà Bác học Ác-si-mét biết rằng ông sinh năm 287 trước công nguyên.
Câu 3 (4đ): Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -3 và -10.
7. Các sản phẩm của học sinh.
Kết quả điểm kiểm tra 20 em học sinh:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số lượng
12/20
6/20
01/20
01/20
%
60%
30%
5%
5%
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN TRONG TIẾT DẠY
Đồng Tiến,ngày 25 tháng 10 năm 2014
 Người thực hiện
 Đỗ Quang Khải
Xác nhận của BGH
(Ký ,đóng dấu ghi rõ họ tên)
Duyệt của tổ chuyên môn
(

File đính kèm:

  • docBÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.doc
  • docKIỂM TRA 10 PHÚT.doc
  • pptLAM QUEN VOI SO NGUYEN AM.ppt
  • docPHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM.doc
Giáo án liên quan