Dạy bài Các nước Tây âu theo phương pháp mới

 Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

 Môn lịch sử 9 cũng là môn học quan trọng cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của giáo dục nêu trên. Với tầm quan trọng đó, năm học 2006 – 2007 môn học này tiếp tục được đổi mới toàn diện về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử sao cho có hiệu quả hơn – kinh nghiệm dạy bài “Các nước Tây Âu”.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy bài Các nước Tây âu theo phương pháp mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trợ của Mĩ : Anh , Pháp , ý , Tây Đức .theo kế hoạch “ Phục Hưng Châu Âu “ hay còn gọi là kế hoạch Mac san do Mĩ vạch ra . Kế hoạch đựơc thực hiện ( 1948 – 1951 ) với tổng số tiền 17 tỉ đô la . 
G: Đưa thêm tư liệu để học sinh hiểu rõ về kế hoạch phục hưng châu Âu: còn gọi là kế hoạch Mácsan, do tướng Mác san, lúc đó là ngoại trưởng Mĩ đề ra.
G: Vậy kế hoạch “ Phục Hưng Châu Âu “ được thực hiện nhằm mục đích gì ?
H: - Dựa vào tiềm lực kinh tế Mĩ viện trợ để chi phối lôi kéo điều khiển các nước Tây Âu. 
 - Thực chất là từng bước Mĩ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
G: Với sự viện trợ đó nền kinh tế các nước Tây Âu đã thay đổi ra sao? 
H: - Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
G: Hãy nêu những biểu hiện của sự lệ thuộc đó?
H: - Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ nhập vào, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
G: Lấy ví dụ như ở Pháp, Italia.
G: Em hiểu gì về những điều kiện mà Mĩ đặt ra đối với các nước Tây Âu?
H: - Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp : các xí nghiệp của Tư bản vẫn giữ nguyên chủ cũ. 
 - Hạ thuế quan đối với hàng hoá của Mĩ nhập vào: hàng hoá của Mĩ nhập vào Tây Âu đánh thuế thấp làm cho giá bán ra rẻ hơn.
 - Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ: gạt bỏ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân của Đảng cộng sản ra khỏi bộ máy Nhà nước.
G: Qua đó em rút ra nhận xét gì về tình hình Tây Âu lúc này?
H : - Các nước Tây Âu từ chỗ lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã lệ thuộc cả về chính trị. 
G : Để nhận được viện trợ các nước Tây Âu phải làm theo các kế hoạch của Mĩ đồng thời bị Mĩ khống chế cả kinh tế lẫn chính trị
G : Chiếu bảng thống kê tỷ trọng một số lĩnh vực kinh tế của các nước Tây Âu và Mĩ trong những năm 1950 – 1975.
 Năm
 Tỷ trọng kinh tế
Một số lĩnh vực kinh tế
Các nước Tây Âu
 Mĩ
1950-1970
Công nghiệp
28,8%
54,6%
1973
Công nghiệp
31%
ằ 40%
Những năm 70
Dự trữ vàng, ngoại tệ
Riêng Đức đạt 30 tỷ USD
11,6 tỷ USD
 1973
Sản lượng thép, ô tô, xuất khẩu
51,2%
14,3%
G: Quan sát bảng thống kê em rút ra nhận xét gì về kinh tế các nước Tây Âu so với nước Mĩ trong những năm 1950 – 1975?
H: - Mặc dù lệ thuộc nhưng nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều lĩnh vực đã vượt Mĩ như : dự trữ vàng, ngoại tệ, sản lượng thép, ô tô, xuất khẩu.
G: Sau chiến tranh nền kinh tế các nước Tây Âu lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Mĩ nhưng với bản lĩnh của mình, các nước Tây Âu đang cố gắng thoát dần sự lệ thuộc đó và trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ. Tuy nhiên giữa Tây Âu và Mĩ vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước XHCN.
 2, Về chính trị:
 Để tìm hiểu về chính trị các nước Tây Âu tôi chia thành hai phần là đối nội và đối ngoại. Nhưng trước tiên tôi giúp học sinh có những hiểu biết khái quát về chính trị của các nước Tây Âu: dù theo thể chế chính trị nào ( cộng hoà hay quân chủ...) nhưng hầu hết đều do giai cấp tư sản nắm quyền theo chế độ đa nguyên chính trị. Thực chất là sự thống nhất trong đường lối đối nội và đối ngoại.
 a. Đối nội: 
G: Được Mĩ giúp đỡ củng cố thế lực, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu đã thi hành chính sách đối nội như thế nào?
H: - Tìm cách thu hẹp quyền tự do, dân chủ. 
 - Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như ngừng quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, trả lại các xí nghiệp đã quốc hữu hoá cho chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội.
 - Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.
G: Em hiểu gì về các chính sách đối nội này của các nước Tây Âu?
H: - Giảm trợ cấp phúc lợi xã hội: giảm mức đầu tư trợ cấp cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giảm trợ cấp cho những người nghèo...
 - Ngăn cản thu hẹp các phong trào công nhân và dân chủ: kìm hãm ngăn chặn sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào quần chúng, không cho họ liên kết lại.
G: Em có nhận xét gì về những chính sách đối nội nay của các nước Tây Âu?
H: - Chính sách bảo thủ, lỗi thời, phản dân tộc đi ngược lại quyền lợi, quyền tự do dân chủ của nhân dân.
G: Các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội này nhằm mục đích gì?
H: - Củng cố vững chắc hơn thế lực, quyền hành của giai cấp tư sản. 
G: Những chính sách đối nội đó đã tác động gì đến các nước Tây Âu?
H: - Gây nên tình trạng bất bình sâu sắc trong quần chúng nhân dân lao động. 
G: Lấy ví dụ: nhiêù cuộc bãi công biểu tình của công nhân đã nổ ra ở Pháp, ở Italia...
 b. Đối ngoại:
G: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
H: - Tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
G: Em hãy kể một số cuộc chiến tranh xâm lược tiêu biểu mà các nước Tây Âu đã gây ra cho nhân loại?
H: - Kể một số cuộc chiến tranh như: Hà Lan xâm lược Inđônêxia ( 11 – 1945 ), Pháp xâm lược Đông Dương ( 9 – 1945 ), Anh xâm lược Mã Lai ( 9 – 1945 ).
G: Tai sao các nước Tây Âu lại tiến hành chính sách xâm lược như vậy?
H: - Bù lại thiệt hại do chiến tranh gây ra. 
 - Do các nước Tây Âu vẫn có tiềm lực kinh tế mạnh.
 - Khát thuộc địa để chiếm thị trường, nguồn tài nguyên giàu có.
G: Giải thích: để khôi phục sản xuất sau chiến tranh các nước Tây Âu cần phải có nguồn nguyên liệu dồi dào và một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hoá nên các nước này ráo riết săn lùng các vùng đất thuộc địa.
G: Kết cục của các cuộc chiến tranh xâm lược này ra sao?
H: - Các nước Tây Âu đã thất bại phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc thuộc địa ( như Hà Lan trao trả độc lập cho Inđônêxia, Pháp trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương...) 
G: Cho học sinh kể về sự thất bại của Pháp ở Việt Nam.
G: Ngoài ra các nước Tây Âu còn thi hành chính sách đối ngoại nào nữa?
H: - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mĩ lập ra nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
G: Về chiến tranh lạnh các em đã được tìm hiểu trong bài “Các nước Đông Nam á”. Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại những hiểu biết của mình về chiến tranh lạnh:
H: - Là cuộc chiến tranh không tiếng súng, các nước đế quốc thực hiện bằng chính sách ngoại giao trên thế mạnh, chay đua vũ trang, lập các liên minh quân sự để bao vây tiêu diệt các nước trong phe XHCN.
G: Chiến tranh lạnh thực chất là sự đối đầu ngầm giữa hai phe: đế quốc phản động do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô đứng đầu. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới thường xuyên căng thẳng bên miệng hố chiến tranh. Chúng ta sẽ được tìm hiểu về chiến tranh lạnh ở bài “ Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai”.
G: Em có nhận xét gì về chính sách đối ngoại này của các nước Tây Âu?
H: - Là chính sách phản động hiếu chiến. Nó thể hiện rõ bản chất phản động của giai cấp tư sản của nhà nước Tư bản.
G: Chính sách đó đã tác động gì đến cục diện châu Âu?
H: - Làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập các căn cứ quân sự .
G: Bổ sung: cả châu Âu nóng lên cuốn vào vòng quay của cuộc chạy đua vũ trang thảm khốc và đó là nguy cơ đe doạ đến hoà bình thế giới cũng giống như sự tàn khốc của hai cuộc chiến tranh thế giới mà nhân loại dã trải qua.
 * Nước Đức: 
G: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức lịch sử đã học ở lớp 8 trình bày về bối cảnh của nước Đức cuối 1944 đầu 1945: bị hồng quân Liên Xô truy kích đuổi về tận sào huyệt Beclin. Ngay sau khi đầu hàng “Hội đồng ngoại trưởng” được thành lập gồm năm nước trong đó có bốn nước đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp để bàn về nước Đức . Từ đó để học sinh dễ dàng tìm hiểu về nước Đức theo gợi ý của giáo viên.
G: Khi phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, bốn cường quốc đồng minh Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã làm gì ? Tai sao các nước lại làm như vậy?
H: - Phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng và kiểm soát.
 - Chia ra để dễ bề kiểm soát, thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc xã ở Đức.
G: Đưa thêm tư liệu: Thực hiện chế độ quân quản này, thủ đô BecLin cũng được chia ra làm 4 phần nằm trong sự kiểm soát mầ đứng đầu là 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
G: Cũng trong bối cảnh chiến tranh lạnh đặc biệt là trong sự đối đầu gay gắt giữa hai nước Liên Xô - Mĩ tình hình nước Đức thay đổi ra sao?
 Với câu hỏi này tôi đã sử dụng lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu để học sinh xác định vị trí của mỗi nhà nước Đức và trình bày những hiểu biết về mỗi nhà nước Đức này.
H: Trình bày: 
 - Các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh. Pháp hợp lại thành Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ( 9 – 1949 ) ở phía tây chịu ảnh hưởng của Mĩ là nhà nước phản động quân phiệt, thù địch với Liên Xô, Đông Âu.
 - Khu vực Liên Xô chiếm đóng thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ Đức ( 10 – 1949 ) ở phía đông chịu ảnh hưởng của Liên Xô và là nhà nước dân chủ tiến bộ.
 Như vậy học sinh thấy được nước Đức bị chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau thậm chí đối đầu nhau. Cũng chính vì thế cổng thành Beclin bị phân chia thành hai nửa đông và tây để ngăn cách hai nhà nước. ở phía đông gọi nhà nước Đông Đức, còn ở phía tây gọi là nhà nước Tây Đức.
G: Sau khi phân chia thành hai khu vực tình hình nước Đức thay đổi như thế nào?
H: - Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức được Mĩ, Anh, Pháp giúp đỡ khôi phục kinh tế đưa vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
 - Nền kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Những năm 1960 – 1970 sản xuất công nghệp của cộng hoà liên bang đức vươn lên đứng thứ ba trên thế giới
G: So với kinh tế các nước Tây Âu em có nhận xét gì về kinh tế của Cộng hoà Liên bang Đức ?
H: - Cũng giống như các nước tư bản Tây Âu khác Cộng hoà Liên bang Đức có nền kinh tế phát triển nhưng lệ thuộc vào tư bản nước ngoài ( như Anh, Pháp, nhất là Mĩ )
G: Liên hệ đến Cộng hoà Dân Chủ Đức để học sinh thấy được Cộng hoà Dân chủ Đức được Liên Xô giúp đỡ cũng đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
G: Đến năm 1990 nước Đức có sự thay đổi gì nữa?
H: - Ngày 3 – 10 -

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Day bai Lich su theo phuong phap moi.doc