Đáp án và thang điểm Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm 2006

1. Vật chất di truyền của vi khuẩn và virut (0,75 điểm)

- Vi khuẩn: Vật chất di truyền gồm một phân tử ADN dạng vòng.

- Virut: Vật chất di truyền có thể là ADN hoặc ARN.

2. Xác định loại axit nuclêic của ba chủng virut (0,75 điểm)

- Chủng A: Trong thành phần nuclêôtit có U → Axit nuclêic là ARN.

- Chủng B: Tỷ lệ A = T, G = X → Axit nuclêic là ADN.

- Chủng C: Trong thành phần nuclêôtit có U → Axit nuclêic là ARN.

II 1,50

1. Xác định các thể đột biến và phân biệt thể đột biến a, b với thể lưỡng bội (1,00 điểm)

- Thể đột biến a có 3n nhiễm sắc thể → Thể tam bội

- Thể đột biến b có 5n nhiễm sắc thể → Thể ngũ bội

- Thể đột biến c có 2n -1 nhiễm sắc thể → Thể đơn (một) nhiễm

- Điểm khác biệt giữa thể đột biến a, b với thể lưỡng bội:

pdf4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và thang điểm Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1/4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
 ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006 
 Môn: SINH HỌC, khối B 
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm 
I 1,50 
1. Vật chất di truyền của vi khuẩn và virut (0,75 điểm) 
 - Vi khuẩn: Vật chất di truyền gồm một phân tử ADN dạng vòng. 
- Virut: Vật chất di truyền có thể là ADN hoặc ARN. 
0,25 
0,50 
2. Xác định loại axit nuclêic của ba chủng virut (0,75 điểm) 
 - Chủng A: Trong thành phần nuclêôtit có U → Axit nuclêic là ARN. 
- Chủng B: Tỷ lệ A = T, G = X → Axit nuclêic là ADN. 
- Chủng C: Trong thành phần nuclêôtit có U → Axit nuclêic là ARN. 
0,25 
0,25 
0,25 
II 1,50 
1. Xác định các thể đột biến và phân biệt thể đột biến a, b với thể lưỡng bội (1,00 điểm) 
 - Thể đột biến a có 3n nhiễm sắc thể → Thể tam bội 
- Thể đột biến b có 5n nhiễm sắc thể → Thể ngũ bội 
- Thể đột biến c có 2n -1 nhiễm sắc thể → Thể đơn (một) nhiễm 
- Điểm khác biệt giữa thể đột biến a, b với thể lưỡng bội: 
Đặc điểm phân biệt Thể lưỡng bội Thể đột biến a, b 
- Số lượng nhiễm sắc thể trong tế 
bào sinh dưỡng 
- Hàm lượng ADN trong tế bào 
2n 
Bình thường 
3n (thể a), 5n (thể b) 
Tăng 
- Quá trình tổng hợp các chất hữu 
cơ và sản phẩm của gen 
- Kích thước tế bào và cơ quan 
sinh dưỡng 
Bình thường 
Bình thường 
Tăng 
Lớn hơn 
- Sinh trưởng và phát triển 
- Khả năng sinh giao tử 
Bình thường 
Bình thường, quả có hạt, 
sinh sản hữu tính bình 
thường 
Nhanh 
Không bình thường, quả 
không hạt, mất khả năng 
sinh sản hữu tính 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2. Cơ chế hình thành thể đột biến c (0,50 điểm) 
 - Trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số I nhân đôi, nhưng không phân li, tạo thành 2 loại 
giao tử (n + 1) và (n - 1) nhiễm sắc thể. 
- Khi thụ tinh, giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử (2n - 1) nhiễm sắc thể, 
phát triển thành thể đơn (một) nhiễm. 
0,25 
0,25 
III 1,50 
1. Các bước của phương pháp sản xuất insulin người với số lượng lớn nhờ E. coli (1,25 điểm) 
 - Để sản xuất insulin người với số lượng lớn nhờ E. coli, cần phải sử dụng phương pháp cấy 
(chuyển) gen mã hóa insulin ở người sang vi khuẩn E. coli. 
 Các bước của phương pháp cấy (chuyển) gen: 
- Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào người (tế bào cho) và tách plasmit khỏi tế bào vi khuẩn. 
- Cắt ADN của tế bào người và ADN plasmit ở những điểm xác định bằng cùng một loại 
enzym cắt (restrictaza). 
- Nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN plasmit nhờ enzym nối (ligaza) tạo nên ADN tái tổ 
hợp. 
- Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào E. coli tạo điều kiện để gen đã ghép được biểu hiện tổng 
hợp insulin. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 2/4
2. Cơ chế gây đột biến của cônsixin (0,25 điểm) 
 Khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin ức chế sự hình thành thoi vô sắc, làm cho nhiễm 
sắc thể đã nhân đôi không phân li, hình thành tế bào đa bội. 
0,25 
IV 1,50 
1. Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình (0,50 điểm) 
 - Quy ước gen: 
Gen A: quy định tính trạng máu đông bình thường 
Gen a: quy định tính trạng máu khó đông 
- Người mẹ bình thường, sinh con bị bệnh máu khó đông nên có kiểu gen: XAXa. 
- Người bố và con trai thứ nhất bình thường có kiểu gen: XAY. 
- Con gái bình thường có kiểu gen: XAXA hoặc XAXa. 
- Con trai thứ ba vừa mắc bệnh máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ nên có kiểu 
gen XaXaY. 
0,25 
0,25 
2. Giải thích cơ chế hình thành người con trai vừa bị bệnh máu khó đông, vừa mắc hội 
chứng Claiphentơ (1,00 điểm) 
 - Con trai vừa bị máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ (kiểu gen XaXaY) nhận giao 
tử Y từ bố và giao tử XaXa từ mẹ. 
- Để người mẹ có kiểu gen XAXa tạo giao tử XaXa thì trong quá trình giảm phân II, nhiễm sắc 
thể Xa ở trạng thái kép không phân li. 
- Khi thụ tinh, giao tử XaXa kết hợp với giao tử Y hình thành hợp tử XaXaY phát triển thành 
con trai vừa bị máu khó đông, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. 
0,25 
0,50 
0,25 
V 2,00 
Biện luận và viết sơ đồ lai các phép lai (2,00 điểm) 
 Phép lai F1 với cây thứ hai: 
- Tỷ lệ hoa trắng : hoa vàng ở đời con = 13 : 3 → Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen tương 
tác át chế quy định. Đời con có 16 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử x 4 loại giao tử → Cây F1 và 
cây hoa trắng thứ hai đều dị hợp tử về hai cặp gen quy định tính trạng màu sắc hoa. 
- Quy ước: A-B-: hoa trắng A-bb: hoa trắng 
 aabb: hoa trắng aaB-: hoa vàng 
 B: hoa vàng, b: hoa trắng 
 A át chế B, không át chế b; a không át chế B, b 
- Kiểu gen của F1 và kiểu gen cây hoa trắng thứ hai: AaBb 
- Sơ đồ lai của phép lai F1 với cây thứ hai (kí hiệu F1-2): 
 F1: AaBb (hoa trắng) x cây thứ hai AaBb (hoa trắng) 
 G : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab 
 F1-2: Tỷ lệ kiểu gen: 1 AABB 2 AABb 1 AAbb 
 2 AaBB 4 AaBb 2 Aabb 
 1 aaBB 2 aaBb 1 aabb 
 Tỷ lệ kiểu hình: 13 hoa trắng : 3 hoa vàng 
Phép lai từ P →F1: 
 - F1 100% hoa trắng có kiểu gen AaBb → kiểu gen của P: 
 AABB (hoa trắng) x aabb (hoa trắng) 
- Sơ đồ lai phép lai từ P → F1: 
P : AABB (hoa trắng) x aabb (hoa trắng) 
G: AB ab 
F1: 100% AaBb (hoa trắng) 
Phép lai F1 với cây thứ nhất: 
- Tỷ lệ hoa trắng : hoa vàng ở đời con = 7 : 1 = 8 tổ hợp = 4 loại giao tử x 2 loại giao tử. Cây 
F1 có kiểu gen AaBb → Cây thứ nhất có kiểu gen Aabb. 
- Sơ đồ lai của phép lai F1 với cây thứ nhất (kí hiệu F1-1): 
 F1: AaBb ( hoa trắng ) x cây thứ nhất Aabb ( hoa trắng) 
 G: AB, Ab, aB, ab Ab, ab 
 F1-1: 2 AaBb, 1 AABb, 2 Aabb 1 AAbb, 1 aabb → 7 hoa trắng 
 1 aaBb → 1 hoa vàng 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 3/4
VI.a 2,00 
1. Giải thích hiện tượng (1,00 điểm) 
- Các cá thể của hai quần thể cỏ băng không giao phối với nhau, chứng tỏ hai quần thể đã 
phân hóa thành hai loài mới. Có thể giải thích sự hình thành 2 loài mới đó như sau: 
- Loài cỏ băng khởi đầu phát tán đến vùng bãi bồi và vùng phía trong bờ sông. 
- Quần thể cỏ băng sống ở bãi bồi thường chịu ảnh hưởng bởi lũ và các điều kiện sinh thái 
khác so với quần thể cỏ băng sống ở phía trong bờ sông. Do vậy hai quần thể được chọn lọc 
theo những hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau và có sự cách li sinh 
thái tương đối. 
- Sự cách li sinh thái diễn ra trong thời gian dài dẫn đến hình thành 2 nòi sinh thái. 
- Sự khác nhau về đặc điểm sinh thái, chênh lệnh về chu kỳ sinh trưởng, sinh sản và phát triển 
dẫn đến cách li sinh sản, cách li di truyền và hình thành hai loài mới. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2. Xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình của quần thể (1,00 điểm) 
- Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu: 
 301 cây hoa đỏ : 402 cây hoa hồng : 304 cây hoa trắng 
 = 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa 
 Tỷ lệ giao tử mang alen A: 
 0,3 + 0,4 : 2 = 0,5 
Tỷ lệ giao tử mang alen a: 
 0,3 + 0,4 : 2 = 0,5 
- Thành phần kiểu gen của thế hệ sau trong điều kiện Hacđi -Vanbec: 
 ♂ 
 ♀ 0,5 A 0,5 a 
0,5 A 0,25 AA 0,25 Aa 
 0,5 a 0,25 Aa 0,25 aa 
→ Tỷ lệ kiểu gen của quần thể sau giao phối là: 
 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa 
Vì alen A trội không hoàn toàn so với alen a nên tỷ lệ kiểu hình là: 
 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng 
- Tỷ lệ kiểu gen của thế hệ sau trong điều kiện xuất hiện đột biến giao tử mang alen A thành 
giao tử mang alen a với tần số 20%: 
 Tỷ lệ giao tử mang alen A sau khi bị đột biến: 
 0,5 - (0,5 x 20%) = 0,4 
 Tỷ lệ giao tử mang alen a sau khi bị đột biến: 
 0,5 + (0,5 x 20%) = 0,6 
Sau một thế hệ giao phối: 
 ♂ 
 ♀ 0,4 A 0,6 a 
 0,4 A 0,16 AA 0,24 Aa 
 0,6 a 0,24 Aa 0,36 aa 
→ Tỷ lệ kiểu gen của quần thể sau giao phối là: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. 
Tỷ lệ kiểu hình: 16% cây hoa đỏ : 48% cây hoa hồng : 36% cây hoa trắng 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 4/4
VI.b 2,00 
1. Diễn thế sinh thái, phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh (1,00 điểm) 
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với 
sự biến đổi của môi trường. 
- Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh: 
Diễn thế nguyên sinh 
Diễn thế thứ sinh 
- Khởi đầu từ môi trường trống trơn 
- Khởi đầu từ môi trường có quần xã sinh 
vật đã từng sống 
- Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình 
thành quần xã tiên phong, tiếp theo là các 
quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay 
thế nhau 
- Do tác động của những thay đổi ngoài 
tự nhiên hoặc do con người khai thác đến 
mức hủy diệt, quần xã mới hình thành 
thay thế quần xã hủy diệt. Tiếp theo là 
các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn 
nhau 
- Giai đoạn cuối hình thành quần xã 
tương đối ổn định 
- Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình 
biến đổi lâu dài, hình thành quần xã 
tương đối ổn định. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể (1,00 điểm) 
 - Cạnh tranh: Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá sức chịu đựng của môi trường, sự 
cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện, làm tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản. 
- Di cư: Mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về mặt hình thái, sinh lí và tập tính sinh 
thái, dẫn đến sự di cư của cả đàn hay một bộ phận của đàn làm kích thước quần thể giảm. 
- Vật ăn thịt, vật ký sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc 
mật độ. Tác động này tăng khi mật độ quần thể cao và tác động giảm khi mật độ quần thể 
thấp. 
- Sự cạnh tranh, di cư, quan hệ vật ăn thịt - con mồi, vật kí sinh - vật chủ là cơ chế quan trọng 
điều chỉnh số lượng của quần thể trên cơ sở thay đổi mối quan hệ giữa sinh sản và tử vong. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 NÕu thÝ sinh lµm bµi kh«ng theo c¸ch nªu trong ®¸p ¸n mµ vÉn ®óng th× ®−îc ®ñ ®iÓm 
tõng phÇn nh− ®¸p ¸n quy ®Þnh. 
---------------- Hết ---------------- 

File đính kèm:

  • pdfDA_Sinh_B.pdf
Giáo án liên quan