Đạo đức: Dành cho địa phương - Lớp: 3, tuần 32

I/ Mục tiêu : Giúp HS hiểu và biết :

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện luật an toàn giao thông : là trách nhiệm của mọi người

 để tự bảo vệ mình , bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông .

- Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động về an toàn giao thông .

- Giáo dục HS tích cực tham gia một số hoạt động này ở trường , ở lớp, ở địa phương phù hợp với khả năng

- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông .

II/ Đồ dùng dạy - học :

- Một số tranh ( ảnh ) về an toàn giao thông .

- Một số biển báo giao thông cơ bản .

III/Các hoạt động dạy học :

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức: Dành cho địa phương - Lớp: 3, tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lại những hậu quả thật đáng tiếc mà con người chúng ta không thể ngờ được để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì ? Cô cùng các em tìm hiểu qua bài : TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG : "AN TOÀN GIAO THÔNG "
 2/ Giảng bài : 
 a/ Hoạt động 1 : Trao đổi thông tin 
 * Thông tin : - Trong thời gian gần đây , ở thị trấn ta có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra . Nhiều người bị thương , bị chết, khiến nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn . 
-Tai nạn giao thông có thể xảy ra trên đường bộ, đường thủy...
* Học sinh thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi : 
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?
-Vì sao lại xảy ra tai nạn giao thông .
-Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ? 
*GV nhận xét HS trả lời .
*GVKL : Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông , mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông , mọi lúc mọi nơi
 b/ Hoạt động 2 : Quan sát tranh 
 * GV đính các tranh lên bảng .
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : Hãy nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh và giải thích vì sao ? 
 + Tranh 1 : HS đi xe đạp đúng đường bên phải ,chỉ chở một bạn .
+ Tranh 2 : HS đi học về đạp xe hàng ba trên đường .
+ Tranh 3 : Bạn nhỏ ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm .
*GVKL: Để tránh tai nạn giao thông xảy ra , các em cần phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật lệ giao thông . Thực hiện Luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình , bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông .
 c/ Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến .
 Em sẽ làm gì khi : 
- HS tan trường đang tụ tập trước cổng trường để chơi đá bóng ?
- Bác Tuấn nhà cạnh em ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm ?
-Bạn đi cùng chuyến đò với em , chạy nhảy lung tung trên đò ?
* GVKL : Mọi người cần có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật lệ giao thông ở mọinơi,mọi lúc .
 d/ Hoạt động 4 : Rút nội dung bài học .
- Qua những việc làm trên , em hiểu tham gia an toàn giao thông là trách nhiệm của ai ?
-Tham gia an toàn giao thông để làm gì ?
*Đó chính là nội dung bài học hôm nay .
- HS trả lời .
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe 
- 2 HS đọc lại thông tin 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Để lại nhiều hậu quả như : chấn thương sọ não . bị tàn tật và chết người ... 
- Vì không chấp hành tốt luật giao thông , phóng nhanh vượt ẩu , hay không đội mũ bảo hiểm
- Chấp hành tốt mọi luật lệ về an toàn giao thông , cần vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn .
-HS lắng nghe.
- Đại diện các cặp trả lời .
+ Tranh 1: thực hiện đúng luật giao thông . Vì các bạn đạp xe đi đúng đường bên phải và chở số người đúng qui định .
+ Tranh 2 : Thực hiện sai luật giao thông . Vì các bạn đi như vậy sẽ gây tai nạn . 
+ Tranh 3 : Thực hiện sai luật giao thông . Vì ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm nếu tai nạn xảy ra dễ gây chấn thương sọ não . 
* Lớp nhận xét bổ sung
-HS lắng nghe.
- Làm việc cá nhân .
- HS trả lời . Lớp nhận xét . 
- Làm việc cá nhân
- Tham gia an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân . 
- Để bảo vệ mình , bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông .
* GV đính nội dung lên bảng + 3 HS đọc lại . 
* Ghi nhớ: Tham gia an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta , nhằm tự bảo vệ mình , bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông .
 " An toàn là bạn ,tai nạn là thù"
IV/ Hoạt động nối tiếp :
 - Tiết sau các em sẽ học bài : Bảo vệ môi trường ( dành cho địa phương ) 
 - Nhận xét tiết học .
 ...........................................................................................................................
MÔN ĐẠO ĐỨC : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
 LỚP : 3
 TUẦN : 33
 BÀI DẠY:MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I/MỤC TIÊU: 
Nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ gìn cho môi trường Xanh- Sạch – Đẹp.
Góp phần hình thành ý thức vứt rác vào nơi quy định góp phần giữ gìn vệ sinh chung ở trường lớp, gia đình, đường phố, xóm làng, nơi công cộng. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ,băng dính, hai tờ giấy Ao, hai chiếc túi nilon. 
Pho to kịch bản.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1) Giới thiệu bài
2) Giảng bài
* Hoạt động 1: Đóng vai
a. Mục tiêu :
 Nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ gìn cho môi trường Xanh- Sạch – Đẹp.
b. Cách tiến hành:
- B1: Phân vai
GV mời 7 HS tham gia đóng vai ( Một em đặt lời giới thiệu, hai HS nữ trong vai hai chiếc túi nilon tên: Min và Max, bốn HS nam trong vai bốn cậu HS.
- B2: Yêu cầu HS đóng vai theo như kịch bản.
c. Kết luận: Hiện nay, do ý thức của con người hạn chế, bày rác bừa bãi khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Để đảm bảo môi trường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của con người, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
* Hoạt động 2: Trao đổi, nhận xét, đánh giá.
a. Mục tiêu:Góp phần hình thành ý thức vứt rác vào nơi quy định góp phần giữ gìn vệ sinh chung ở trường lớp, gia đình, đường phố, xóm làng, nơi công cộng.
b. Cách tiến hành: 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi gợi ý dưới đây:
+ Từ cuộc chuyện trò của hai chị em túi nilon, các em có suy nghĩ gì về cách đối xử của con người đối với việc sử dụng túi nilon? 
+ Hằng ngày, em thương vứt các loại rác nào.
+ Thùng rác có tác dụng gì đối với việc giữ gìn môi trường Xanh-Sạch-Đẹp.
+ Em sẽ làm gì để góp phần làm Xanh-Sạch-Đẹp trường lớp?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
c. Kết luận: .Để cuộc sống của chúng ta văn minh,sạch sẽ thì mỗi chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn môi trường Xanh- Sạch- Đẹp.
*Hoạt đông 3: Củng cố, dặn dò
 - GV cho cả lớp hát bài " Điều đó tùy thuộc hành động của bạn". Nhạc và lời : Vũ Kim Dung
- GV nhận xét tiết học.
Các HS đóng vai theo như kịch bản.
Câu chuyện xảy ra trước cửa một trường tiểu học.
HS đọc lời giới thiệu: Không gian đang yên tĩnh, bỗng có cơn gió mang theo một chiếc túi nilon và theo nó là mùi hôi thối bẩn thỉu.
Min: Ối, ối đau quá, ngọn gió nào mang mình đến đây thế này? Ôi, sao người tôi lại hôi hám, bẩn thỉu quá vậy! Sao số tôi lại khổ thế này ( hích,hích).Mấy giời trước thôi, họ còn nâng niu cho tôi gói xôi béo ngậy. Đúng là con người vô tâm, lấy xôi ra xong là họ vứt tôi ngay đi, để mặc cho mấy đứa con nít đá qua đá lại đau ơi là đau. Đấy các bạn thấy không , bao nhiêu thùng rác sạch đẹp mà họ chẳng vứt tôi vào gì cả, chán quá!
Max: Thôi, nín đi em ơi. Chị cũng đâu sung sướng hơn em. Lúc trước có mấy cô cậu HS đi học về ăn bánh vừa đi họ vừa ăn nói chuyện rôm rả lắm. Ăn xong họ vứt chị ra đường may mà lúc ấy chị dựa được vào gốc cây để nghỉ. đang ngủ thì cơn gió nào đó lại cuốn phăng chị ra đường. Trời ơi! Bao nhiêu xe ầm ầm đi qua họ cán vào người chị đến nỗi bây giờ thân hình chị tả tơi thế này... Đau quá...ái,ái.
Min: Thôi chị ngồi xuống đây nghỉ đi.
HS: Hai chị em ngồi xuống, một lát sau có hai cậu HS nghịch ngợm vấp phải Min trên đường.
HS1: Giời ạ, cha nào vứt hai cái túi nilon ở đây thế nhỉ? 
HS2: Ngứa mắt, chắn đường chắn lối, biến đi.
HS3: Kìa các bạn, sao các bạn lại đá chúng đi như vậy, hãy bỏ chúng vào thùng rác đi chứ.
HS1: Cậu là ai mà lên lớp cho chúng tôi.
HS4: Kìa các bạn, sao các bạn lại nói như vậy? bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
HS2: Ừ, chúng tớ hiểu rồi, chúng tớ xin lỗi nhé.
HS3: Nào các bạn chúng mình cùng đi vứt hai cái túi nilon này vào thùng rác đi.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm 4 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS hát: 
Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không? 
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi.
...
HS lắng nghe.
..................................................................................
MÔN ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 LỚP: 3
 TUẦN : 34
 BÀI DẠY: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM 
I/MỤC TIÊU:
	-HS hieåu ñöôïc treû em laø moät con ngöôøi, coù nhöõng quyeàn: Quyền được sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia.
	-Hieåu treû em cuõng coù bổn phaän ñoái vôùi gia ñình vaø xaõ hoäi nhö moïi ngöời. 
II/ Ñoà duøng daïy hoïc: 
 - Coâng ước Quốc tế về quyền trẻ em.
 - Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
III/ Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc:
Hoaït ñoäng dạy
Hoaït ñoäng học
 1/ Giôùi thieäu baøi:
GV neâu MÑ, YC cuûa tieát hoïc
2/ Hoaït ñoäng 1: Quyền của trẻ em
-GV đđọc các quyền của trẻ em theo công ước Quốc tế.
- Nội dung các quyền ở điều 9, 12, 13, 15, 16, 17,18, 21, 23, 26, 27, 28, 30, 31, 32.
- Điều 9 nói về quyền gì của trẻ em?
- Em cảm thấy thế nào nếu phải xa bố mẹ?
- Điều 28 nói về quyền gì của trẻ em?
-Điều 32 nói về quyền gì của trẻ em?
3/Hoạt động 3: Bổn pận của trẻ em.
GV nêu: Trẻ em có bổn phận
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
- Chăm chỉ hoch tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường.
- Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác.
4.Hoaït ñoäng 3:Troø chôi”Haùi hoa daân chuû”
-GV chuaån bò moät soá noäi dung caâu hoûi liên quan đến bài học, ghi vaøo giaáy.
-HS bắt baøi haùt vaø chuyeàn hoäp ñi quanh, baøi haùt chaám döùt hoäp ñeán baïn naøo ,baïn ñoù phaûi traû lôøi caâu hoûi.
Keát thuùc:GV nhaän xeùt tieát hoïc.
-HS chuù yù laéng nghe.
-Trẻ em có quyền được sống với cha, mẹ trừ phi việc này không thích hợp với lợi ích tốt nhất của các em. Trẻ em cũng có quyền duy trì tiếp xúc với cả tra và mẹ nếu phải sống xa cả một người hay cả hai người.
HS trả lời
- Trẻ em có quyền được học tập và Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm rằng giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí, khuyến khích tổ chức những hình thức khác nhau của giáo dục trung học đến đ

File đính kèm:

  • docĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.doc
Giáo án liên quan