Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Nguyễn Khắc Thái Sơn

Công chức: Công chức là người thực hiện công vụ nhà nước, được hưởng lương và phụ

cấp theo công việc được giao từ ngân sách nhà nước.

Công sản: Công sản là vốn và các điều kiện, phương tiện để hoạt động.

Quyết định hành chính: Quyết định hành chính nhà nước là sự biểu thị ý chí của Nhà

nước, là kết quả thực hiện quyền hành pháp, mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền

lực nhà nước.

Hình thức quản lý hành chính nhà nước Việt Nam

Hiện nay trong quản lý hành chính nhà nước có 3 hình thức sau [15]: Ban hành văn bản

pháp quy và các văn bản hành chính: Các cơ quan quản lý hành chính và viên chức

lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đều ra các quyết định thể hiện bằng chữ viết,

lời nói, dấu hiệu hoặc ký hiệu.

Văn bản là phương tiện thông tin, thể hiện nội dung các quy phạm pháp luật được ghi

thành chữ viết, giúp cho khách thể quản lý căn cứ vào đó mà thực hiện. Đồng thời, đó

cũng là tiêu chí để cơ quan và viên chức lãnh đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của

khách thể và tuỳ theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lý theo pháp luật khi khách thể vi

phạm văn bản quản lý.

Hình thức hội nghị: Hội nghị là hình thức tập thể lãnh đạo ra quyết định bao gồm: đại

hội, hội nghị, hội báo, trao đổi nhỏ (hội ý). Đây là hình thức làm việc tập thể, sau khi

bàn công việc tập thể sẽ ra nghị quyết hội nghị, các nghị quyết đó sẽ trở thành văn bản

pháp quy. Trong hoạt động quản lý hành chính, hội nghị là hình thức cần thiết và quan

trọng. Do đó, việc tổ chức chủ trì hội nghị phải khoa học để đỡ tốn thời gian và thu

được hiệu quả cao.

 

pdf14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Nguyễn Khắc Thái Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đòi hỏi hoạt
động quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành thường xuyên liên tục không bị
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 5 / 14
gián đoạn.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thứ bậc chặt chẽ: Quản lý hành
chính nhà nước là hệ thống thông suốt lừ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên,
nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (khác với các cơ quan dân cử
hay hệ thống cơ quan xét xử).
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động không mang tính vụ lợi: Quản lý hành
chính nhà nước có nhiệm vụ là phục vụ lợi ích công và lợi ích của công dân nên không
được đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao, không được theo đuổi mục tiêu
doanh lợi nên hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, nó phải mang tính chất vô tư, công
tâm, trong sạch, liêm khiết nhất.
Chức năng của quản lý hành chính nhà nước Theo Hoàng Anh Đức (1995), quản lý
hành chính nhà nước có một số chức năng cơ bản như sau:
Chức năng dự báo: là sự phán đoán trước trên cơ sở thông tin chính xác và kết luận
khoa học về khả năng phát triển, thiếu nó không thể xác định trạng thái tương lai của xã
hội vì thế nó có ý nghĩa đặc biệt để thực hiện tết các chức năng quản lý khác.
Chức năng kế hoạch hóa: là xác định mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về tỷ lệ, tốc độ,
phường hướng và chỉ tiêu về ~số lượng,chất lượng cụ thể.
Chức năng tổ chức: là hoạt tạo lập hệ. thống quản lý và bị quản lý. Tổ chức là hoạt động
thành lập, giải thể, hợp pnhất, hân định chức năng, nhiệm vụ, xác định các quan hệ qua
lại, lựa chọn sắp xếp cá n bộ.
Chức năng điều chỉnh: là chức năng có mục đích thiết lập chế độ cho hoạt động nào
đó mà không tác động trực tiếp đến nội dung hoạt động, nó được thực hiện bằng việc
ban hành các văn bản pháp quy.
Chức năng lãnh đạo: là chức năng định hướng cho hoạt động quản lý, xác định cách xử
sự của các đối tượng bị quản lý thông qua hình thức ban hành các chủ trương đường lối
có tính chất chiến lược.
Chức năng điều hành: là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối tượng bị quản lý
thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt, cụ thể có tính chất tác nghiệp. Đây là
chức năng đặc trưng của các chủ thể quản lý cấp "vĩ mô".
Chức năng phối hợp (còn gọi là chức năng điều hoà): là sự phối hợp các hoạt động
riêng rẽ của từng người, cơ quan, tổ chức thừa hành để thực hiện các nhiệm vụ chung.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, quá trình chuyên môn hoá sâu sắc, nhiều
quá trình diễn ra đồng thời với xu hướng ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề phải giải
quyết theo quan điểm tổng thể thì hoạt động điều hòa phối hợp càng có ý nghĩa quan
trọng.
Chức năng kiểm tra: là chức năng quản lý có ý nghĩa xác định xem thực tế hoạt động
của đối tượng bị quản lý phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước. Nó cho
phép phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của đối tượng bị quản lý hoặc chỉnh lý
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 6 / 14
lại các quyết định đã ban hành trước đây cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của nhiệm
vụ quản lý.
Các chức năng quản lý nằm trong một hệ thống thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau.
Chức năng này có thể l à khách thể của một chức năng khác và ngược lại. Ví dụ: điều
chỉnh công tác tổ chức, kiểm tra công việc dự báo -điều hành, điều hoà phối hợp hoạt
động kế hoạch.
Một số vấn đề cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Việt Nam
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo, làm nền tảng cho tổ
chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Việt Nam có các đặc điểm sau:
-Nguyên tắc quản lý hành-chính nước mang tính pháp lý vì các nguyên tắc này thường
được chỉ ra trong các nghị quyết của Đảng, được ghi nhận trong các văn bản của các cơ
quan quản lý nhà nước; chúng còn được ghi nhận trong văn bản của các tổ chức xã hội
khi được giao quyền hạn quản lý nhà nước hoặc tham gia quản lý nhà nước.
- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan khoa học bởi vì chúng
được xây dựng, được rút ra từ thực tế cuộc sống trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc
các quy luật phát triển khách quan, cơ bản của đời sống xã hội.
-Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang tính chủ quan bởi vì chúng là tư tưởng,
chúng được con người xây dựng nên, được rút ra từ thực tế cuộc sống nhờ có con người
thông qua bộ óc con người.
- Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao bởi chúng phản ánh những
nguyên lý cơ bản nhất của các quy luật cơ bản nhất của thực tiễn quản lý mà bản thân quy
luật này mang tính ổn định. Tuy vậy, chúng không phải là bất biến bởi vì cuộc sống luôn
luôn phát triển cùng với các quy luật đó.
Theo Hoàng Anh Đức (1995), trong quản l ý hành chính Nhà nước Việt Nam có 9
nguyên tắc cơ bản sau:
a) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị. Đảng đề ra đường lối
chính trị (cương lĩnh chiến lược), những chủ trương phương hướng lớn, những vấn đề
quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua Nhà nước chúng được thể chế hoá thành
pháp luật.
Trước hết, Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước bằng nghị quyết của các cơ quan của Đảng ở
các cấp; trong đó vạch ra đường lối, chủ trương chính sách, nhiệm vụ cho quản lý nhà
nước, cho các mắt xích khác nhau của bộ máy quản lý.
Đảng còn lãnh đạo Nhà nước thông qua công tác cán bộ. Đảng kiểm tra thực hiện đường
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 7 / 14
lối đào tạo cán bộ, giới thiệu những Đảng viên và người ngoài Đảng có đủ năng lực
phẩm chất vào làm việc trong các cơ quan nhà nước trên cơ sở tôn trọng các thể chế của
Nhà nước về tuyển dụng, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ. Đảng lãnh đạo bằng công tác
thuyết phục, giáo dục và bằng sự gương mẫu của cán bộ, Đảng viên. Đảng hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật và theo đúng pháp luật.
Ở nước ta, nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc hiến
định. Điều 4, Hiến pháp 1992 ghi rõ: "Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
b) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ áp dụng cho quan hệ cấp trên với cấp dưới mà
còn áp dụng cho mỗi cấp trong cơ cấu tổ chức, cũng như trong cơ chế hoạt động của nó.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:
Về mặt tổ chức, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào nhân dân và nhân dân là
quyền lực tối cao của chủ thể nhà nước. Quyền lực ấy được nhân dân thực hiện một
cách trực tiếp hoặc thông qua bộ máy nhà nước mà cơ quan cao nhất thực hiện quyền
lực nhà nước là Quốc hội, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Các
cơ quan nhà nước khác đều bắt nguồn từ Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội hoặc đều chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Ở địa phương, quyền
lực này được tập trung vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Về mặt hoạt động, cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước cấp trên quyết
định những vấn đề cơ bản, quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Các cơ quan
nhà nước ở địa phương và các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước trung
ương và các c ơ quan cấp trên. Trong phạm vi thẩm quyền, các cơ quan nhà nước địa
phương và các cơ quan nhà nước cấp dưới tự quyết định và chịu trách nhiệm về những
vấn đề của địa phương. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan cấp trên phải
tạo điều kiện cho cơ quan ở địa phương và cấp dưới phát huy quyền chủ động, sáng tạo
góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ còn đòi hỏi cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới
trong việc thực hiện các quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên, thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo thường xuyên giữa cấp trên và cấp dưới; phải bảo đảm kỷ luật nghiêm
minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung chủ yếu như trên nhưng khi thực hiện phải vận
dụng linh hoạt, tuỳ tình hình thực tế và điều kiện ở mỗi địa phương mà thay đổi cho phù
hợp.
Như vậy nghệ thuật của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là tìm tỷ lệ kết hợp
tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của từng lĩnh vực
từng ngành cụ thể trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm chí là từng vấn đề cụ thể.
Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Thư viện Học liệu mở Việt Nam
 8 / 14
Nguyên tắc này được xác lập trong Điều 6, Hiến pháp 1992: "Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ".
c) Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước
Nguyên tắc này thể hiện bản chất của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là của nhân dân,
do dân và vì nhân dân. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân
lao động vào quản lý nhà nước không những tạo ra khả năng phát huy sức lực và trí tuệ
của nhân dân mà còn là một trong những phương pháp tết để ngăn chặn tệ nạn quan liêu,
thói cửa quyền trong bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước ở nước ta là
nguyên tắc hiến định. Điều 53, Hiến pháp 1992 ghi rõ: "Công dân có quyền tham gia
quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và
địa phương, kiên nghị và các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân".
Nhân dân chính là người tạo lập ra bộ máy nhà nước thông qua việc bầu các đại diện của
mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân tham gia quản lý nhà nước dưới các
hình thức như: trực tiếp bỏ phiếu quyết định các vấn đề trọng đại của địa phương, trực
tiếp làm việc với cơ quan nhà nước, tham gia thảo luận các dự án 

File đính kèm:

  • pdfĐại cương về quản lý nhà nước.pdf