Đại cương về kim loại (tiếp)

1/. Thế nào là liên kết kim loại? Liên kết kim loại có điểm nào khác với liên kết CHT và liên kết ion.

2/. Dựa vào cấu tạo của kim loại, giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt?

3/. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau: Na, Mg, Al, Fe. Cho biết sự liên quan giữa số electron lớp ngoài cùng với hóa trị các nguyên tố.

4/. Hãy cho biết vị trí của kim loại trong HTTH. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, giải thích vì sao kim loại lại có tính khử mạnh?

 

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/. Trình bày hiện tượng quan sát được, viết ptpư cho mỗi trường hợp:
Cho từng viên Na vào dd AlCl3
Nhỏ dần dd Ba(OH)2 vào dd Al2(SO4)3 
Nhỏ dần dd HCl vào dd natri aluminat.
7/. Tại sao một vật bằng nhôm không tác dụng với nước nhưng lại tác dụng dễ dàng với nước với nước trong dd kiềm. Giải thích và viết ptpư minh họa.
8/. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
Các kim loại :Al, Mg, Cu
Các kim loại: Al, Fe, Na (chỉ dùng một hóa chất) 
Các oxít : CaO, Al2O3, MgO (chỉ dùng một hóa chất)
Mg, Al, Al2O3 (chỉ dùng một hóa chất)
 Các dd: Al2(SO4)3, MgSO4, CuSO4
AlCl3, MgCl2, NaNO3, AgNO3
B/.BÀI TOÁN:
1/. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dd HCl thu được 8,96 lít H2 (đktc) và dd A. Nếu cho lượng hỗn hợp trên tác dụng với dd NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc) .
Viết ptpư xảy ra.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính khối lượng dd HCl 14,6% cần để hòa tan hỗn hợp trên.
Cho dd A tác dụng với dd NaOH 2M. Tính thể tích dd NaOH 2M cần để thu được lượng kết 
tủa lớn nhất? Thu được lượng kết tủa nhỏ nhất?
ĐS: 2,4 g; 5,4 g; 200 g; 0,4 lít; 0,5 lít
2/. Cho 9,03 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Al2O3 tác dụng với dd NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít H2 (đktc).
Viết các ptpư xảy ra.
Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp.	ĐS: 53,3%; 30%; 16,7%
3/. 1,41 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dd HCl đủ thu dược 1568 cm3 khí (đktc) và dd X.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Thêm vào dd X một lượng NaOH dư, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn B. Tính khối lượng của B.
Nếu lấy 0,705 gam hỗn hợp trên tác dụng với dd CuCl2 dư, chất rắn thu được cho tác dụng
với HNO3 đặc. Tính thể tích khí thoát ra ở 00C, 1atm.	 ĐS: 0,81 gam Al; mB= 1 gam; VNO2= 1,568 lít
4/. Cho 150 cm3 dd NaOH 7M vào 100 cm3 dd Al2(SO4)3 1M. Hãy cho biết: 
Những pưhh nào đã xảy ra?
Những chất nào còn lại trong dd sau phản ứng?
Xác định nồng độ mol/lít của các chất trong dd sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể.	 ĐS: CM(Na2SO4)= 1,2M; CM(NaAlO2)= 0,8M; CM(NaOH)= 1M
SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
A/. LÝ THUYẾT:
1/. Tính chất hóa học của sắt? Nguyên nhân, các phản ứng hóa học minh họa?
2/. Hãy viết các ptpư xảy ra khi cho sắt lần lượt tác dụng với các chất: O2,t0; khí clo; hơi nước khi t > 5700C; dd HNO3 (tạo khí NO); dd AgNO3; ddCuCl2.
3/. So sánh tính khử của Al và Fe. Dẫn ra một ví dụ minh họa.
4/. Hãy dẫn ra:
2 pư chứng minh rằng tùy thuộc vào chất oxi hóa mà nguyên tử Fe có thể bị oxi hóa thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+.
1 pư chứng minh rằng một hợp chất Fe(II) có thể bị khử thành kim loại Fe.
3 pư chứng minh hợp chất Fe(II) có thể bị oxi hóa thành hợp chất Fe(III).
3 pư chứng minh rằng hợp chất Fe(III) có thể bị khử thành hợp chất Fe(II).
1 pư chứng minh rằng hợp chất Fe(III) bị khử thành kim loại. 
5/. Nguyên tắc sản xuất gang, thép. Viết các ptpư xảy ra trong quá trình sản xuất gang, thép.
6/. Trình bày hiện tượng và viết ptpư :
Nhỏ dần dần dd KMnO4 vào dd 2 chất FeSO4 và H2SO4
Cho Ba vào dd FeCl2.
7/. Hoàn thành các chuỗi biến hóa sau: Fe2(SO4)3Fe(NO3)3
 (2) FeCl3 (3) (6)
a) Fe FeCl2Fe(OH)2Fe(OH)3Fe2O3Fe
 Fe(NO3)3 FeO (11) (10)
b) FeFeSFe2O3FeCl3CuCl2 FeCl3 (13) Fe3O4
	(1)	Fe(NO3)3 Fe2O3
c) FeFe(NO3)2
 (4) FeSO4 Fe2(SO4)3Fe(OH)3Fe(NO3)3 
 (8) 
 FeCl3
d) (A) +(X) +(Y) (E) FeCl3
 (B) Fe (E) 
 (C) +(X) +(T) (D) FeCl3 + (E) + H2O
8/. Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử hãy nhận biết các dd sau: FeCl2, CuCl2, NaOH, dd glucoz.
9/. Từ Fe viết 3 ptpư điều chế trực tiếp FeSO4
10/. Có hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu. Bằng phương pháp hóa học tách riêng từng kim loại.
11/. Có 3 chất rắn là CuSO4 ,Al2O3, Fe2O3.Viết các ptpư (ghi rõ điều kiện nếu có) để điều chế kim loại từ mỗi chất trên. Các hóa chất và dụng cụ cần thiết có đủ.
B/. BÀI TOÁN: 
1/. Nếu cho hỗn hợp gồm Al, Fe Cu tác dụng với dd HCl đủ thu được 8,96 lít khí (đktc), 9 gam chất rắn và dd A. Nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với dd NaOH thì cần 100 ml dd NaOH 2M
 Viết ptpư xảy ra. Tính thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp.
Dung dịch A tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí thu được chất rắn B
Tính khối lượng của rắn B	ĐS: 27%; 45%; 28%; 8 gam
2/. Hòa tan một đinh thép có khối lượng 1,14 gam trong dd axít sunfuric loãng dư. Lọc bỏ phần không tan, được dd A. Thêm dần dần dd KMnO4 0,1M vào dd A cho đến khi dd này có màu hồng. Thể tích dd KMnO4 dùng hết là 40 ml 	
Hãy cho biết dd A gồm những chất nào?
Viết các ptpư đã xảy ra.
Xác định thành phần % của sắt có trong cây đinh thép. Giả sử chỉ có sắt trong cây đinh thép
tan được trong axít sunfuric loãng.	ĐS: 98,25%
3/. Hỗn hợp gồm Fe và kim loại M (M có số oxi hóa không đổi). Nếu hòa tan hỗn hợp này trong dd HCl thu được 7,84 lít khi H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với Cl2 phải dùng 8,4 lít Cl2 (đktc). Biết tỉ lệ số mol Fe và M trong hỗn hợp là 1:4
Tính thể tích Cl2 đã tác dụng với kim loại M
Nếu lượng kim loại M trong hỗn hợp là 5,4 gam thì M là kim loại nào?	ĐS: 6,72 lít; Al
4/. Một hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3. Cho luồng khí CO đi qua a gam hỗn hợp X ở nhiệt độ cao thu được 11,2 gam Fe. Ngâm a gam hỗn hợp trong HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).
Viết các ptpư xảy ra.
Tính TP % của hỗn hợp ban đầu.	ĐS: 41,18%; 58,82%
5/. Hòa tan 10 gam hỗn hợp bột gồm Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dd A 
Viết các ptpứ xảy ra.
Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Cho dd A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Hãy xác định chất rắn B.	ĐS: 28%; 72%; 11,2 gam rắn B
6/. Khử a gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao thu được 0,84 gam Fe và 492,8 cm3 CO2 (27,30C, 1atm)
Xác định công thức oxit sắt.
Tính thể tích dd HCl 2M cần để hòa tan a gam oxit trên.	ĐS: Fe3O4; 20 ml
7/. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Những chất còn lại sau phản ứng nếu cho tác dụng với NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc), còn nếu cho tác dụng với dd HCl dư thu được 26,88 lít H2 (đktc).
Viết các ptpư xảy ra.
Tính % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu.	ĐS: 27,95%; 72,05%
Chú ý: ngoài các bài tập trên, học sinh phải làm tất cả các bài tập của sgk.
 ĐỀ 1:
A/. LÝ THUYẾT:
Câu 1: (2,75 điểm)
Hãy nêu những ứng dụng của nhôm có liên quan với:
a) tính chất vật lý b) tính chất hóa học của nhôm
 2) Viết các ptpư thực hiện những biến hóa sau (kèm theo các điều kiện nếu có) và cho biết phản ứng nào là oxi hóa khử?
 AlAl2O3AlCl3Al(OH)3KAlO2
 (5) (6)
 Al Al2O3NaAlO2
Câu 2: (1 điểm) Hãy dẫn ra:
Hai ptpư để chứng minh rằng tùy thuộc vào chất oxi hóa mà nguyên tử Fe có thể bị oxi hóa
thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
Một ptpư để chứng minh rằng hợp chất Fe (II) có thể bị oxi hóa thành hợp chất Fe (III)
Một ptpư để chứng minh rằng hợp chất Fe (II) có thể bị khử thành kim loại Fe.
Câu 3: (3,25 điểm)
Cho dung dịch bạc nitrat tác dụng với đồng, được đồng (II) nitrat và bạc. Cho đồng (II) nitrat
tác dụng với chì được chì (II) nitrat và đồng. Cho chì (II) nitrat tác dụng với Fe được sắt (II) nitrat và chì.
Viết các ptpư dạng ion thu gọn
So sánh tính khử của nguyên tử Ag, Cu, Pb, Fe và tính oxi hóa của các ion kim loại đó
Để tách riêng các kim loại bạc và đồng từ hỗn hợp hai kim loại nói trên, người ta hòa tan
hỗn hợp kim loại trong axit nitric vừa đủ được dung dịch A.
Dung dịch A gồm những muối nào? Viết các ptpư xảy ra biết rằng sản phẩm của mỗi
phản ứng là muối, nước và khí NO2
Hãy cho biết ta phải làm thí nghiệm nào tiếp theo để từ dung dịch A trước hết tách được
bạc sau đó là đồng.viết các ptpư đã dùng. 
B/. BÀI TOÁN:(3điểm)
Có hỗn hợp gồm Fe, Al và Al2O3. Nếu ngâm 16,1 gam hỗn hợp trên trong dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và một chất rắn. Lọc lấy chất rắn, để hòa tan vừa đủ lượng chất rắn này cần dùng 100ml dd HCl 2M.
Viết các ptpư hóa học đã xảy ra
Tính số gam mỗi chất có trong 16,1 gam hỗn hợp.	 ĐS: 5,6 g; 5,4 g; 5,1 g
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 2:
A/. LÝ THUYẾT (7 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Có 5 chất bột màu trắng trong 5 bình riêng biệt là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Chỉ được dùng thêm nước và CO2, hãy trình bày cách nhận biết chúng.
Một hỗn hợp bột kim loại gồm nhôm và sắt. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách 
riêng từng kim loại từ hỗn hợp đó. Viết các ptpư xảy ra.
Câu 2: (2,5 điểm)
Từ các hợp chất Cu(OH)2, MgO, FeS2. Hãy lựa chọn phương pháp thích hợp để điều chế các
kim loại tương ứng. Viết phương trình các phản ứng hóa học.
Hãy dẫn ra:
Hai phương trình phản ứng dùng để chứng minh rằng tùy thuộc vào chất oxi hóa mà
nguyên tử Fe có thể bị oxi hóa thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+
Một phương trình phản ứng để chứng minh rằng hợp chất sắt (II) có thể bị oxi hóa thành
hợp chất sắt (III)
Một ptpư chứng minh rằng hợp chất sắt (II) có thể bị khử thành sắt kim loại.
Câu 3: (2 điểm)
T

File đính kèm:

  • docBAI TAP HOA 12.doc
Giáo án liên quan