Đại cương hóa học hữu cơ

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

 Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).

 Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

 Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Kĩ năng

 Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

 Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.

 Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.

 

doc42 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đại cương hóa học hữu cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Kĩ năng 
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
B. Tiến trình 
Yêu cầu học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm về lý thuyết sau đó làm bài tập liên quan . 
I/ LÝ THUYẾT 
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hoá : Benzen ® A ® B ® C ® A axit picric. B là
A. phenylclorua.	B. o –Crezol.	C. Natri phenolat.	D. Phenol.
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng : ancol anlylic. X là chất nào sau đây ?
A. Propan.	B. Xiclopropan.	C. Propen.	D. Propin.
Câu 3: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
A. CnH2n + 2O.	B. ROH.	C. CnH2n + 1OH.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?
A. R(OH)n.	B. CnH2n + 2O.	C. CnH2n + 2Ox.	D. CnH2n + 2 – x (OH)x.
Câu5: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.	B. ROH.	C. CnH2n + 2O.	D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 6: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.	B. 2-etyl butan-3-ol.	C. 3-etyl hexan-5-ol.	D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 7: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 8: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH.	B. CH3OH.	C. C2H5OH.	D. CH2=CHCH2OH.
Câu 9: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C3H7OH.	B. CH3OH.	C. C6H5CH2OH.	D. CH2=CHCH2OH. 
Câu 10: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% ? 
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 11: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6.	B. 7.	C. 4.	D. 5.
Câu 12: Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C6H14O ?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 13: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O ?
A. 5.	 	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 14: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 15: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 16: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 17: Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. không xác định được.
Câu 18: A, B, D là 3 đồng phân có cùng công thức phân tử C3H8O. Biết A tác dụng với CuO đun nóng cho ra andehit, còn B cho ra xeton. Vậy D là 
A. Ancol bậc III.	
B. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất.
C. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất.	
D. Chất có khả năng tách nước tạo anken duy nhất.
Câu 19: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là
A. propan-2-ol.	B. butan-2-ol.	C. butan-1-ol.	D. 2-metylpropan-2-ol.
Câu 20: Một chất X có CTPT là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. Vậy X là
A. but-3-en-1-ol.	B. but-3-en-2-ol.	C. 2-metylpropenol.	D. tất cả đều sai.
Câu 21: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.	B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.	D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 22: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 23: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 2.	C. 2, 1, 3.	D. 2, 3, 1.
Câu 24: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol ?
A. CaO.	B. CuSO4 khan.	C. P2O5.	D. tất cả đều được.
Câu 25: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Anđehit axetic.	B. Etylclorua.	C. Tinh bột.	D. Etilen.
Câu 26: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là
A. 3,3-đimetyl pent-2-en.	B. 3-etyl pent-2-en.	
C. 3-etyl pent-1-en.	D. 3-etyl pent-3-en.
Câu 27: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol.	B. 3-metyl butan-1-ol.	C. 3-metyl butan-2-ol.	D. 2-metyl butan-1-ol.
.
Câu 28: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.
C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất.
D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
Câu 29: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16.	B. 25,6.	C. 32.	D. 40.
Câu 30: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). 
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. 
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). 
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 31: Cho các hợp chất sau : 
(a) HOCH2CH2OH.	(b) HOCH2CH2CH2OH.	(c) HOCH2CH(OH)CH2OH. 
(d) CH3CH(OH)CH2OH.	(e) CH3CH2OH. 	(f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c).	B. (c), (d), (f).	C. (a), (c), (d).	D. (c), (d), (e). 
Câu 32: a. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH.	B. C2H4, CH3COOH.	
C. C2H5OH, CH3COOH.	D. CH3COOH, C2H5OH.
 b. Cho sơ đồ chuyển hoá : Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH=CH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CHO và CH3CH2OH.	D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
II/ BÀI TẬP :
Câu 1: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam.	B. 1,9 gam.	C. 2,85 gam.	D. 3,8 gam.
Câu 2: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 3: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là 
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H6(OH)2.	D. C3H5(OH)3.
Câu 4: Có hai thí nghiệm sau :
TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2.
TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C4H7OH.
Câu 5: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
A. CH3OH.	B. C2H4 (OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C4H7OH.
Câu 6: Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn A được mCO2 = 1,833mH2O. A có cấu tạo thu gọn là
A. C2H4(OH)2.	B. C3H6(OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C4H8(OH)2.
Câu 7: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 55%.	B. 50%.	C. 62,5%.	D. 75%.
Câu 8: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342.	B. 2,925.	C. 2,412.	D. 0,456.
Câu 9: A là ancol đơn chức có % O (theo khối lượng) là 18,18%. A cho phản ứng tách nước tạo 3 anken. A có tên là
A. Pentan-1-ol.	B. 2-metylbutan-2-ol.	
C. pentan-2-ol.	D. 2,2-đimetyl propan-1-ol.
Câu 10: Đề hiđrat hóa 14,8 gam ancol thu được 11,2 gam anken. CTPT của ancol là
A. C2H5OH.	B. C3H7OH.	C. C4H9OH.	D. CnH2n + 1OH.
Câu 11: Đun nóng V (ml) ancol etylic 95o với H2SO4 đặc ở 170oC được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là
A. 8,19.	B. 10,18.	C. 12.	D. 15,13.
Câu 12: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 (ở đktc). % ancol bị oxi hoá là
A. 80%.	B. 75%.	C. 60%.	D. 50%.
Câu 13: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là 
A. 60.	B. 58.	C. 30.	D. 48. 
Câu 14: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là 
A. 20,0.	B. 30,0.	C. 13,5.	D. 15,0.
Câu 15: X là hỗn hợp gồm phenol và ancol đơn chức A. Cho 25,4 gam X tác dụng với Na (dư) được 6,72 lít H2 (ở đktc). A là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H5OH.	D. C4H9OH.
III/ BÀI TẬP TỰ LUẬN 
Câu 1: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol ban đầu là
Đ.A. CH3OH và C2H5OH.	
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ete thu được là 
Đ.A.. 9,7 gam.	
Câu 3: Đun nóng ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được Y. Tỉ khối hơi của Y đối với X là 1,4375. X là
Đ.A. CH3OH.	
Câu 4: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là 
	Đ.A .CH3OH và CH2=CHCH2OH.
Câu 5: Khi đun nóng một ancol đơn chức no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ 

File đính kèm:

  • dochoa hoc(1).doc
Giáo án liên quan