Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Thường Kiệt

 Đúng như Phan Huy Chú nói, Lý Thường Kiệt là “người đứng đầu các bậc công hầu” của triều Lý. Nhưng, ông lại không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Ngô Tuấn người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội, làng An Xá nằm ở phía Nam của Hồ Tây. Về sau, do việc mở rộng đê Cơ Xá (tức đê sông Hồng), làng An Xá dời đến bãi Cơ Xá. Bãi này, sau vì dân đến lập nghiệp đông, lập một xã mới, đó là xã Phúc Xá. Gia đình Ngô Tuấn ở trong thôn Bắc Biên của xã này. Thôn Bắc Biên xưa, nay là xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là nơi sinh và là đất sống thuở hàn vi của Ngô Tuấn mà thôi. Sau này, khi đã có danh vọng lớn trong triều, ông dời nhà về phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).

docx10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà
Lý Thường Kiệt qua đời vào tháng sáu năm Ất Dậu (1105) thọ 86 tuổi. Điều đáng nói là trước khi qua đời một năm (năm 1104, tức là năm đã 85 tuổi), Lý Thường Kiệt vẫn còn là tướng tổng chỉ huy quân đội, đã đánh và đánh thắng một trận rất lớn ở phía Nam đất nước
Năm 1126 (tức là 23 năm sau khi Lý Thường Kiệt qua đời) nhà sư Thích Pháp Bảo có soạn bài Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (bài minh, khắc trên bia, đặt ở chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn), trong đó có đoạn
Việt hữu Lý công
Cổ nhân chuẩn thức
Mục quận ký minh
Chưởng sự tất khắc
Danh dương hàm hạ
Thanh chấn hà vực.
Đoạn này đại để có nghĩa là
Nước Việt có người họ Lý
Theo đúng phép của người xưa
Đã cầm quân là tất thắng lợi
Đã trị nước thì dân được yên
Danh lẫy lừng thiên hạ
Tiếng vang khắp xa gần
 Đền thờ Lý Thường Kiệt được lập nên rất nhiều nơi trong khắp đất nước ta. Và ngày nay, không ít những ngôi đền này vẫn còn được lưu giữ
2. Vận nước lâm nguy
 Vào khoảng giữa thế kỉ thứ XI, bởi những cuồng vọng của nhà Tống, một lần nữa, vận nước lại lâm nguy
 Triều Lý và Đại Việt chỉ có thể tồn tại và phát triển khi giành được toàn thắng trong cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng
Bấy giờ ở trên đất Trung Quốc, triều Tống điêu đứng bởi một loạt những mâu thuẫn và xung đột khá gay gắt. Trước hết là về mặt đối ngoại, uy danh của nhà Tống càng ngày càng bị suy giảm mạnh mẽ, đặc biệt là đối với hai nước Đại Liêu và Tây Hạ ở phía Bắc của nhà Tống
Liêu (hay Đại Liêu) là quốc gia của người Khiết Đan, thành lập trong thời Ngũ Đại Thập Quốc của Trung Quốc. Lúc đầu, nhà Tống đánh giá rất thấp tiềm lực của Đại Liêu, nhưng đến khi đánh giá đúng thì đã quá muộn. Nhà Tống từng hai phen đem quân đánh vào Đại Liêu (năm 979 và năm 986) nhưng cả hai phen đều bị đại bại. Năm 1004, đến lượt Đại Liêu chủ động đem quân tấn công nhà Tống. Quân Đại Liêu đã tiến đến sát kinh đô của nhà Tống và buộc nhà Tống phải kí hàng ước, nạp cho Đại Liêu mỗi năm 200.000 tấm lụa và 100.000 lạng bạc. Năm 1042, Đại Liêu bắt nhà Tống phải nạp thêm lụa và bạc nhiều hơn trước nữa. Đỉnh cao nhất là sự kiện năm 1075. Năm đó, Đại Liêu bắt nhà Tống phải cắt dâng 700 dặm đất
Tây Hạ là quốc gia của người Đảng Hạng, nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Quốc gia này thành lập năm 1032. Khi mới thành lập, Tây Hạ tuy bề ngoài thì tỏ ra thần phục nhà Tống nhưng bên trong thì tích cực lo chuẩn bị lực lượng để tranh hùng với nhà Tống. Đến giữa thế kỉ XI, nhà Tống phải công nhận Tây Hạ là một nước hoàn toàn độc lập chứ không phải là phiên bang của nhà Tống nữa. Và, sau nhiều lần đụng độ, nhà Tống cũng buộc phải kí hàng ước với Tây Hạ, nhục nhã không kém gì với Đại Liêu. Theo đó, mỗi năm nhà Tống phải nạp cho Tây Hạ 72.000 lạng bạc, 153.000 tấm lụa và 3.000 cân trà. Những năm 1068 và 1085, nhà Tống đã đem quân đi đánh Tây Hạ, cốt để rửa nhục, nhưng rốt cục lại bị thua và bị Tây Hạ tiêu diệt mất đến sáu chục vạn quân
 Những cuộc xung đột triền miên với Đại Liêu và Tây Hạ đã khiến cho tiềm lực của nhà Tống ngày một yếu hẳn đi. Trong khi đó triều đình nhà Tống còn phải đối phó với không ít những khó khăn khác. Trước hết, một bộ phận khá lớn của triều đình nhà Tống vẫn ôm nỗi hận thất bại ở nước ta năm 981. Năm đó, dù quyết ồ ạt tấn công một cách bất ngờ, quân Tống xâm lăng vẫn bị Lê Hoàn đánh cho tan tành. Khi thất bại trong việc rửa nhục ở mặt Bắc, không ít quan lại của triều Tống chủ trương phải rửa nhục ở nước ta. Ngoài ra, triều Tống còn phải đối phó với một loạt những vấn đề phức tạp khác, như: sự chia bè kết cánh trong đội ngũ giai cấp thống trị, những cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đương thời v.v.
  Thực tế cho thấy rằng, cần có một nhà cải cách đủ uy tín và đủ năng lực để đưa nhà Tống thoát khỏi những bế tắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và, nhà cải cách đó cũng đã xuất hiện: Vương An Thạch
 Vương An Thạch là một trong những bậc đại danh Nho của Trung Quốc đời Tống. Ông cũng là một trong số không nhiều những nhà cải cách táo bạo và có tầm vóc lớn của Trung Quốc lúc bấy giờ. Từ thời trị vì của Tống Nhân Tông (1023 – 1064), Vương An Thạch đã liên tiếp dâng thư xin cải cách. Đến thời Tống Anh Tông (1064 – 1067), Vương An Thạch được trao chức Tể Tướng. Từ đây, những ý tưởng cải cách mạnh mẽ của ông được nhanh chóng thực hiện bởi cơ sở quyền lực mà ông được nắm giữ. Vương An Thạch đã cho thi hành một loạt những cải cách, mang những tên gọi như: Thanh miêu, Miễn dịch, Thị dịch, Quân du, Bảo giáp, Bảo mã Sử gọi chung tất cả những cải cách ấy là Tân pháp Vương An Thạch
Tư tưởng chủ đạo trong quan hệ bang giao của Tân pháp Vương An Thạch là trở lại thực hiện chiến lược Tiền Nam hậu Bắc (phương Nam trước, phương Bắc sau) vốn có từ thời nhà Tần và dồn mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài, gây hấn ở bên ngoài để tập trung sự chú ý của dư luận ở bên trong. Tư tưởng chủ đạo đó đã đặt nền tảng cho kế hoạch chuẩn bị xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của nhà Tống đối với nước ta
 Về mặt quân sự, nhà Tống chủ trương huy động một lực lượng mạnh, đủ để áp đảo Đại Việt, và lực lượng đó phải được làm quen trước với chiến trường Đại Việt. Chưa từng có mặt ở nước ta, hẳn nhiên là chúng không thể trực tiếp làm quen với địa hình cũng như đối thủ chủ yếu là quân đội nhà Lý. Để khắc phục tình trạng này, nhà Tống cho lập ba căn cứ quân sự lớn ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm
 Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm đều nằm ờ phía Nam Trung Quốc, sát với biên giới phía Bắc của nước ta. Nơi đây, địa hình và thời tiết nói chung là không khác biệt quá nhiều so với miền Bắc nước ta. Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm sẽ là ba căn cứ xuất phát, cũng là ba địa điểm tập kết lợi hại của quân Tống. Lương thực và khí giới được tích trữ đầy đủ ở đây. Từ ba căn cứ này, quân Tống thường xuyên tổ chức những trận đánh thăm dò vào nước ta. Tình hình biên giới mặt Bắc trở nên rất căng thẳng
 Về mặt chính trị, nhà Tống chủ trương tìm đủ mọi cách để phá vỡ khối đoàn kết của nhân dân ta. Chúng dồn sức vào việc thực hiện hai mục tiêu chủ yếu. Một là mua chuộc để lôi kéo các vị tù trưởng ở biên giới, hòng thông qua đó để mua chuộc và lôi kéo đồng bào các dân tộc ít người. Đây là âm mưu phá từ ngoài phá vào. Hai là lợi dụng những vết rạn nứt trong khối đoàn kết của quý tộc và tướng lĩnh cao cấp. Đây là âm mưu phá từ trong phá ra
Bấy giờ, khối đoàn kết của quý tộc và tướng lĩnh cao cấp trong triều Lý cũng có nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Mối hiềm khích giữa một bên là phe của bà Thái Hậu Thượng Dương và một bên là phe của bà Thái Phi Ỷ Lan ngày một trở nên trầm trọng. Năm 1073, bà Thái Hậu Thượng Dương cùng 76 thị nữ của bà bị bức tử, quan Thái Sư là Lý Đạo Thành bị buộc phải rời kinh thành Thăng Long ra trấn trị ở tận Nghệ An v. v
 Về mặt ngoại giao, nhà Tống tìm đủ mọi cách để bao vây và cô lập nước ta. Sứ giả của chúng liên tiếp đến với các vương quốc ở chung quanh ta, ngày đêm tính kế chia rẽ và xúi giục họ phối hợp hành động với quân Tống. Và, nhà Tống đã thực sự thành công ở Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành lúc bấy giờ là Chế Củ không ngừng cho quân quấy phá. Đến đây, cả biên giới mặt Bắc lẫn biên giới mặt Nam đều trở nên căng thẳng. Đại Việt bị dồn ép bởi hai gọng kìm quân sự đến từ hai phía Bắc và Nam
3. Đất nước bừng bừng khí thế chuẩn bị chống xâm lăng 
 Điều may mắn cho đất nước là lúc bấy giờ, triều Lý đã sớm nhận ra những cuồng vọng của nhà Tống đối với nước ta. Hai nhân vật có công lớn nhất trong việc phát hiện mưu đồ của kẻ thù và chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó hữu hiệu là vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt
Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, con của vua Lý Thái Tông (1028 – 1054). Nhà vua sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (1023) tại kinh thành Thăng Long, được lập làm Thái Tử ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn (1028), được nối ngôi ngày 01 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054) và ở ngôi cho đến năm Nhâm Tí (1072), thọ 49 tuổi
Tuy nhiên, vì vua Lý Thánh Tông qua đời khi công cuộc chuẩn bị đối phó đang dang dở, vua nối nghiệp là Lý Nhân Tông (1072 – 1127) lúc này đang còn tuổi ấu thơ, cho nên, trọng trách lớn đều chủ yếu là do Lý Thường Kiệt đảm nhận. Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt chính là linh hồn của sự nghiệp bảo vệ độc lập trong giai đoạn lịch sử cụ thể này. Lý Thường Kiệt đã để lại cho lịch sử một trong những điển hình vô giá về kinh nghiệm chuẩn bị ứng phó
 Về chính trị, Lý Thường Kiệt chủ trương nhanh chóng khôi phục và củng cố khối đoàn kết. Trước hết, ông đã nêu gương cảm động về việc hàn gắn những vết rạn nứt trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp
Như trên đã nói, sau khi Lý Thánh Tông qua đời, cuộc xung đột giữa phe của bà Thái Hậu Thượng Dương và phe của bà Thái Phi Ỷ Lan đã gây nên những tác hại không nhỏ. Nhà Tống đã nhìn thấy và đang lăm le lợi dụng cuộc xung đột này. Trước tình thế nguy hiểm đó, Lý Thường Kiệt đã mời Lý Đạo Thành về kinh đô giữ chức vụ cũ, còn mình thì chỉ trông coi việc chỉ huy quân đội mà thôi. Bà Thái Hậu Thượng Dương thì đã mất, bà Thái Phi Ỷ Lan sau đó chẳng bao lâu thì đi tu theo Phật Giáo (bà tu tại gia, nhà Phật gọi phụ nữ tu tại gia là Ưu-bà-di), hiềm khích trong nội bộ quý tộc và tướng lĩnh cao cấp được xóa bỏ. Điều kiện tốt đẹp để củng cố khối đoàn kết rộng lớn của toàn dân đã được mở ra
Đối với đồng bào các dân tộc ít người, triều Lý đã tiến hành nhiều biện pháp lôi kéo khác nhau. Nói theo cách nói hiện đại, khu vực trọng tâm để triều Lý tiến hành các biện pháp này là vùng tương ứng với Tây Bắc và Việt Bắc của nước ta hiện nay
 Từ năm 1042, Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên đã được biên soạn. Thời kì cai trị bằng luật pháp đã bắt đầu mở ra. Tuy nhiên, triều Lý vẫn cho phép đồng bào các dân tộc ít người được xét xử tội nhân theo phong tục và tập quán riêng của họ chứ không nhất thiết phải hoàn toàn theo đúng luật định của triều đình
Các vị tù trưởng được triều đình ban cho nhiều đặc quyền đặc lợi được phong hàm tước cao.
 Triều đình và hoàng tộc cũng không ngần ngại gả công chúa cho các vị tù trưởng. Mối liên hệ cộng đồng quốc gia vì thế mà nhanh chóng được t

File đính kèm:

  • docxBai 11 Cuoc khang chien chong quan xam luoc Tong 1075 1077.docx