Công thức và phương pháp giải bài tập Sinh học Lớp 12

c. Tổng số nu của ADN (N)

Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G+ X . Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A= T, G=X . Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là :

N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2( A+ G)

Do đó A + G = hoặc %A + %G = 50%

d. Tính số chu kì xoắn ( C )

Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu . khi biết tổng số nu ( N) của ADN :

N = C . 20 => C =

e. Tính khối lượng phân tử ADN (M ) :

Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. khi biết tổng số nu suy ra

 M = N x 300 đvc

f. Tính chiều dài của phân tử ADN ( L ) :

L = . 3,4A0

Đơn vị thường dùng :

1 micrômet = 10 4 angstron ( A0 )

1 micrômet = 103 nanômet ( nm)

1 mm = 103 micrômet = 106 nm = 107 A0

2. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ – P

a. Số liên kết Hiđrô ( H )

H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X

b. Số liên kết hoá trị ( HT )

 Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen :

 

doc23 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công thức và phương pháp giải bài tập Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trội hoàn toàn. 
Gen A: thân xám; gen a: thân đen 
Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng 
Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài 
Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân 
Tỉ lệ kiểu hình được tạo ra từ phép lai AaDd x aaDd là: 
A. 3 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 3 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài 
B. 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn 
C. 1 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài 
D. 3 thân đen, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn 
8. Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. 
Gen A: thân xám; gen a: thân đen 
Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng 
Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài 
Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân 
Tổ hợp ba tính trạng nói trên, số kiểu gen có thể có ở loài côn trùng được nêu là: 
A. 36 kiểu 	B. 27 kiểu 	C. 21 kiểu 	D. 16 kiểu 
9. Ở một loài thực vật biết rằng: 
A-: thân cao, aa: thân thấp 
BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng 
Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. 
Phép lai Aabb x aaBb cho con có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây? 
A. 50% thân cao, hoa hồng : 50% thân thấp, hoa hồng 
B. 50% thân cao, hoa trắng : 50% thân thấp, hoa trắng 
C. 25% thân cao, hoa hồng : 25% thân cao, hoa trắng : 25% thân thấp, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa trắng 
D. 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa trắng 
10. Ở một loài thực vật biết rằng: 
A-: thân cao, aa: thân thấp 
BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng 
Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. 
Tỉ lệ của loại kiểu hình thân thấp, hoa hồng tạo ra từ phép lai AaBb x aaBb là: 
A. 18,75% 	B. 25% 	C. 37,5% 	D. 56,25% 
11. Ở một loài thực vật biết rằng: 
A-: thân cao, aa: thân thấp 
BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng 
Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. 
Tỉ lệ của loại hợp tử AAbb được tạo ra từ phép lai AaBb x AaBb là: 
A. 6,25% 	B. 12,5% 	C. 18,75% 	D. 25% 
12. Ở một loài thực vật biết rằng: 
A-: thân cao, aa: thân thấp 
BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng 
Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau 
Con lai có tỉ lệ kiểu hình 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa hồng được tạo ra từ phép lai nào sau đây? 
A. AaBb x AaBb 	B. AABb x aaBb 	C. AaBB x Aabb 	D. AABB x aabb 
13. Tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBbDd x AaBbDd được triển khai từ biểu thức nào sau đây? 
A. (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) 	B. (1 : 2 : 1) (3 : 1) 
C. (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1) 	D. (1 : 2 : 1) (3 : 1) (1 : 1) 
14. Điều không đúng khi nói về kiểu gen AaBBDd là: 
A. Thể dị hợp 
B. Tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 
C. Lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau (nếu mỗi gen qui định một tính trạng) 
D. Tạo giao tử aBD có tỉ lệ 12,5% 
15. F1 dị hợp hai cặp gen lại với nhau, mỗi gen qui định một tính trạng và không có hiện tượng di truyền trung gian thì F2 có: 
A. 6 kiểu hình khác nhau 	B. Tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 
C. 14 tổ hợp 	D. Có 9 kiểu gen 
16. Ở một loài, gen D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gen d qui định hoa trắng. 
Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là: 
A. P: DD x dd và P: Dd x dd 	B. P: dd x dd và P: DD x Dd 
C. P: Dd x dd và P: DD x dd 	D. P: Dd x dd và P: DD x DD 
III. QUI LUẬT DI TRUYỀN THEO MORGAN.
A. TÍNH SỐ LOẠI VÀ THÀNH PHẦN GIAO TỬ 
1. Các gen liên kết hoàn toàn : 
	Trên 1 cặp NST (1 nhóm gen) 
	Các gen đồng hợp tử à 1 loại giao tử 
	Ví dụ : à 1 loại giao tử Aa ; à Abd
	Nếu có 1 cặp gen dị hợp trở lên à 2 loại giao tử tỉ lệ tương đương 
	Ví dụ : à AB = Ab ; à AB = ab ; à ABD = abd 
	Trên nhiều cặp NST ( nhiều nhóm gen ) nếu mỗi nhóm Gen có ít nhất 1 cặp gen dị hợp 
 	Số loại giao tử = 2n với n = số nhóm gen (số cặp NST) 
* Tìm thành phần gen mỗi loại giao tử: dùng sơ đồ phân nhánh hoặc nhân đại số là mỗi loại giao tử của mỗi nhóm gen này phối hợp đủ kiểu với các loại giao tử của nhóm gen kia 
	Ví dụ : Cơ thể có KG . à 4 loại giao tử : AB.DE : AB.de : ab .DE : ab.de
	Vì số nhóm gen là 2 à số loại giao tử 22 = 4 loại giao tử 
Các phép lai trong liên kết gen hoàn toàn.
Các phép lai thông dụng
Tỉ lệ kiểu hình
AB/AB x ab/ab
100% (A–B–)
Ab/Ab x aB/aB
100% (A–B–)
AB/ab x AB/ab
3 (A–B–): 1 (aabb)
Ab/aB x Ab/aB
1 (A–bb): 2 (A–B–): 1 (aaB–)
Ab/aB x AB/ab
1 (A–bb): 2 (A–B–): 1 (aaB–)
AB/ab x ab/ab
1 (A–B–): 1 (aabb)
Ab/aB x ab/ab
1 (A–bb): 1 (aaB–)
Ab/Ab x ab/ab
1 (A–bb): 1 (aabb)
aB/aB x ab/ab
1 (aaB–): 1 (aabb)
AB/Ab x AB/Ab
3 (A–B–): 1 (A–bb)
Ab/ab x aB/ab
1 (A–B–): 1(A–bb): 1(aaB–): 1 (aabb)
2. Các gen liên kết không hoàn toàn .
 	Mỗi nhóm gen phải chứa 2 cặp gen dị hợp trở lên mới phát sinh giao tử mang tổ hợp gen chéo (giao tử HVG) trong quá trình giảm phân 
Trường hợp 2 cặp gen dị hợp :
* Số loại giao tử : 22 = 4 loại tỉ lệ không bằng nhau 
	Thành phần gen :
	+ 2 loại giao tử bình thường mang gen liên kết tỉ lệ mỗi loại giao tử này > 25% .
	+ 2 loại giao tử HVG mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 gen tương ứng đổi chổ , tỉ lệ mỗi loại giao tử này < 25% .
	Ví dụ : Cơ thể có KG liên kết không hoàn toàn tạo giao tử :
	+ 2 loại giao tử bình thường tỉ lệ cao là : AB = ab > 25% .
	+ 2 loại giao tử HVG tỉ lệ thấp là: Ab = aB <25% 
* Nếu có nhiều gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, ta có thể tìm số giao tử mang các được tạo ra trên mỗi cặp NST tương đồng nhân với nhau. Lưu ý, số giao tử liên kết bằng với số giao tử hoán vị gen.
Giao tử bình thường = giao tử ở từng cặp NST nhân với giao tử liên kết hoàn toàn trong các cặp gen liên kết.
VD: Aa có số loại giao tử là = 2 x 2 = 4. (Aa cho hai loại giao tử là A, a, cho hai loại giao tử là , ).
Giao tử hoán vị gen = giao tử từng cặp NST nhân với giao tử hoán vị gen trong các cặp gen liên kết
VD: Aa có số loại giao tử là = 2 x 2 = 4. (Aa cho hai loại giao tử là A, a, cho hai loại giao tử là , ).
B. TẦN SỐ TRAO ĐỔI CHÉO VÀ KHOẢNG CÁCH TƯƠNG ĐỐI GIỮA 2 GEN TRÊN 1 NST Tần số TĐC (tần số HVG ) : p 
	Tần số TĐC giữa 2 gen trên cùng NST bằng tổng tỉ lệ 2 giao tử HVG .
	Do đó : Tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường = 	= 	
	Tỉ lệ mỗi loại giao tử HVG = 	
	* Tần số TĐC thể hiện lực liên kết giữa các gen . Thường các gen có xu hướng chủ yếu là liên kết à tần số HVG < 50% .
	Trong trường hợp đặc biệt , các tế bào sinh dục sơ khai đều xảy ra TĐC giống nhau à tần số HVG p = 50% . Do đó, cơ thể dị hợp tử kép cho 4 loại giao tử tỉ lệ tương đương giống với trường hợp phân li độc lập .
	2) Khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng 1 NST 
	+ Tần số HVG thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen: 2 gen càng nằm xa nhau thì tần số HVG càng lớn và ngược lại các gen càng nằm xa nhau thì tần số HVG càng nhỏ .
	+ Dựa vào tần số HVG => khoảng cách giữa các gen => vị trí tương đối (locut) trong nhóm gen liên kết .
	Qui ước : 1 cM (xentiMorgan) = 1% HVG 
C. TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN 
1. Trong phép lai phân tích :
	Tần số HVG p = (Số cá thể hình thành do TĐC : Tổng số cá thể nghiên cứu ) x100%
Ví dụ : Lai phân tích ruồi cái thân xám cánh dài thuộc KG đối được thế hệ lai gồm 376 con xám ngắn : 375 con đen dài : 124 con xám dài : 125 con đen ngắn 
Giải	
Xám dài và đen ngắn là 2 KH do TĐC tạo ra :
=> Tần số HVG = . 100 = 25%
2. Trong các phép lai khác . giải bằng đại số 
	+ Đặt P : Tần số HVG => tỉ lệ giao tử HVG là 
	tỉ lệ giao tử BT là 
	+ Dựavào loại KH mà đề bài cho biết lập tỉ lệ : 
Tỉ lệ các KG làm nên KH theo ẩn số p = Số cá thể thu ộc KH biết được : Tổng số cá thể thu được 
Ví dụ : Cho cây thân cao hạt dài có KG tự thụ phấn ở F1 thu được 4000 cây , trong đó có 260 cây thấp tròn 
Giải
	+ Đặt p = Tần số HVG => tỉ lệ giao tử HVG là 
+ F1 thu được cây thấp tròn () có tỉ lệ = 
Tỉ lệ KG làm nên cây thấp tròn là ( )2 . 
=> phương trình ( )2 = được p = 40% 
BÀI TẬP ÁP DỤNG.
1. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, phép lai x có số kiểu tổ hợp là
	A. 4.	B. 6.	C. 8.	D. 16.
2. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng, phép lai x có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 	
A. 3: 1.	B. 1:2: 1.	C. 3:3:1: 1.	D. 9:3:3: 1.
3. Xét phép lai sau: x (Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn, có trao đổi chéo giữa các crômatít tương đồng). Số loại kiểu hình ở đời con là:	
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
4. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen tiến hành giảm phân (không có hoán vị gen), số loại giao tử được tạo ra là:	
A. 1 loại. 	 B. 2 loại. 	 	C. 4 loại. 	D. 6 loại.
5. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen tiến hành giảm phân (có hoán vị gen), số loại giao tử được tạo ra là:	
	A. 1 loại. 	B. 2 loại. 	C. 4 loại. 	D. 6 loại.
6. Phép lai x . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và bố mẹ đều có hoán vị gen với tần số 20% thì kiểu hình lặn chiếm tỷ lệ:
	A. 6,25%.	B. 40%.	C. 16%.	D. 10%.
7. Phép lai x . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cơ thể cái có hoán vị gen với tần số 40% thì tổng số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỷ lệ:
	A. 50%.	B. 65%.	C. 35%.	D. 10%.
8. Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại KH với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ : 24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây thấp, hoa trắng. (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định)B. Tần số hoán vị gen là:
	A. 1%.	B. 10%.	C. 20%.	D. 40%.
9. Một cơ thể có kiểu gen . Nếu xẩy ra hoán vị gen với tần số 20% thì loại giao tử Ab chiếm tỷ lệ: 
	A. 0,2.	B. 0,3.	C. 0,4.	D. 0, 1.
10. Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cả bố và mẹ đều có hoán vị gen với tần số 40% thì ở phép lai x , kiểu hình mang hai tính trạng trội có tỷ lệ:
	A. 48%.	B. 30%.	C. 56,25%.	D. 36%.
11. Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 20cMB. Cơ thể khi giảm phân sẻ cho giao tử AB với tỷ lệ:	
A. 50%.	B. 40%.	C. 20%.	D. 10%.
12. Cơ thể tự thụ phấn, nếu xẩy ra sự hoán vị gen ở cả bố và mẹ thì số kiểu tổ hợp giao tử ở đời con là:	
A. 4

File đính kèm:

  • docCONG THUC GIAI BT SINH 12 THI DH.doc
Giáo án liên quan