Chuyên Đề Xây Dựng Đảng Trong Hai Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Và Đế Quốc Mĩ (1945- 1946)

I. Qúa trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

1. Yêu cầu khách quan xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hai cuộc kháng chiến: 3 ý

- Một là, Xuất phát từ lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

+ C.Mác, Ănghen phát hiện ra xứ mệnh lịch sử thế giới của gccn, nhưng các ông cho rằng: gccn chỉ có thể hoàn thành được xứ mệnh đó khi tổ chức ra chính đảng, đội tiên phong của giai cấp; Đảng phải được trang bị bởi lý luận tiên phong; Đảng phải được thường xuyên xây dựng và củng cố: Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu cử dân chủ, Đảng phải là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

+ Lênin đã kế thừa và sáng tạo ra học thuyết về chính đảng kiểu mới của gccn, khái quát thành 8 luận điểm cơ bản:

1. Lý luận về chủ nghĩa xã hội là nên tảng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

2. ĐCS là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của gccn.

3. Khi co chính quyền, Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và là một bộ phận của hệ thống đó.

4. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.

5. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên Đề Xây Dựng Đảng Trong Hai Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Và Đế Quốc Mĩ (1945- 1946), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t".
Từ năm 1949, nhiều địa phương đã xúc tiến việc thống nhất Việt Minh và Liên Việt. Các đoàn thể Tổng liên đoàn lao động, Hội Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc. Hội liên hiệp phụ nữ... được củng cố và phát triển. Tại các vùng tập trung đồng bào có đạo, Đảng chỉ đạo việc đi sâu giác ngộ quần chúng, tranh thủ tầng lớp trên và kiên quyết trừng trị bọn phản động đội lốt tôn giáo. Đảng tích cực đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng và chính trị sai lầm, như chống khuynh hướng đòi chia quyền lãnh đạo với Đảng ta của những phần tử phái hữu trong Đảng Dân chủ, chống khuynh hướng đòi tư pháp độc lập, đòi quyền tự do cá nhân theo quan điểm tư sản trong ngành tư pháp.
Về kinh tế, tăng gia sản xuất tự cấp tự túc, cải thiện đời sống nhân dân lao động, phá kinh tế địch, tịch thu tài sản, ruộng đất của bọn phản quốc chia cho dân nghèo, giảm tô, chia lại công điền, khuyến khích đổi công trong nông dân lao động, thí điểm lập hợp tác xã.
Đến cuối năm 1949, chỉ tính từ Liên khu IV trở ra, hơn 113.000 ha ruộng đất đã được tạm cấp cho nông dân, giảm tô được thực hiện với mức ít nhất là 25%. Liên khu V nêu cao tinh thần tự lực tự cường, không những tự cấp được vải, gạo và vật dụng cần thiết mà còn dành ra được một phần để tương trợ những vùng lân cận.
Về văn hoá, động viên mọi lực lượng văn hoá phục vụ kháng chiến, chấn chỉnh giáo dục, xoá nạn mù chữ.
Nền văn hoá ngu dân, nô dịch của thực dân Pháp bị xoá bỏ; nền văn hoá mới được xây dựng. Đường lối, nhiệm vụ công tác văn hoá kháng chiến được xác định tại Hội nghị văn hoá toàn quốc tháng 7-1948. Hội Văn hoá Việt Nam được thành lập. Các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè... giảm đi nhiều. Phong trào xoá nạn mù chữ phát triển mạnh. Chương trình giáo dục phổ thông bước đầu được cải tiến theo nội dung dân tộc, dân chủ, nhân dân và phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến.
Về đối ngoại, Trong tháng 1 và 2 năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Nhân dân nhiều nước châu Á, châu Phi đã dành cho nhân dân ta mối cảm tình đặc biệt và sự ủng hộ tích cực.
Mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương ngày càng thắt chặt, ta đã giúp cách mạng Lào, Campuchia đạt nhiều thắng lợi
Ngày 21-1-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp, đề ra chủ trương "hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công" và quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".
Song vì nóng vội và ỷ lại vào tình hình khách quan thuận lợi, trong Đảng đã có một số lệch lạc khi chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Để kịp thời uốn nắn, khắc phục những lệch lạc, mùa hè năm 1950 đồng chí Trường Chinh viết bài Nhận định đúng, hành động đúng và một số bài khác đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tháng 6-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ Liên khu IV phê bình sai lầm của cán bộ trong tổng động viên. (Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đã tự phê bình về chủ trương "chuyển mạnh sang tổng phản công" nêu ra ở Hội nghị toàn quốc lần thứ ba tháng 1-1950. Bản báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương ba (khoá II) có đoạn viết, đây là chủ trương "vội vàng, chủ quan, đã tạo ra một không khí chủ quan, ảnh hưởng đến công tác trong toàn Đảng").
Trước yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, để giải phóng vùng biên giới phía bắc phá thế bao vây của địch, tiến tới giành quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính, tháng 6-1950 Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch biên giới. Trong chỉ thị ngày 12-8-1950, Trung ương Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ của các địa phương trong toàn quốc phối hợp với chiến dịch kiềm chế và tiêu hao lực lượng địch.
+ Đảng chỉ đạo về xây dựng Đảng(giảng kỹ, cùng người học trao đổi)
\ Một là, củng cố Đảng, phải làm cho Đảng thực sự có tính chất quần chúng mạnh mẽ, Đảng phải gần dân, sát dân, cùng dân, gương mẫu và luôn đi dầu trong các phong trào của nhân dân.
\ Hai là, tiếp tục phát triển đảng, tích cực phát triển đảng ở các vùng địch kiểm soát, nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng của Đảng và phong trào đấu tranh trong lòng địch.
 \ Ba là, tăng cường giáo dục đảng viên, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ đảng viên, nhất là tính tiền phong gương mẫu, luôn đi tiên phong trong mọi công tác. Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, giúp nhau cùng tiến bộ. 
\ Bốn là, khẩn trương đào tạo cán bộ cho Đảng, chính quyền, Mặt trân, các đoàn thể và cán bộ quân sự.
\ Năm là, Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc.
\ Sáu là, Khéo tổ chức sự lãnh đạo cuả Đảng trong điều kiện liên lạc khó khăn.
Trong điều kiện chiến đấu ngày càng ác liệt liên lạc gặp nhiều khó khǎn, Đảng chủ trương xây dựng các "chi bộ tự động công tác", phát huy tính chủ động sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đảng ở các khu, tỉnh, thành v.v... Tǎng cường quyền hạn cho Uỷ ban kháng chiến khu. Khi mất liên lạc, Uỷ ban kháng chiến khu có toàn quyền điều khiển mọi mặt hoạt động ở địa phương theo đường lối của Đảng.
\ Bảy là, Đảng đã kịp thời uốn nắn, khắc phục những lệch lạc trong nhận thức và hành động nóng vội trước chủ trương chuyển mạnh sang tổng phản công, huy động sức dân vượt quá khả năng của dân, không được dân đồng tình.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), tháng 4- 1952 đã ra chủ trương chỉnh Đảng, làm từng bước và có trọng tâm. Cụ thể:
. Chỉnh huấn cán bộ trước rồi chỉnh đốn đến chi bộ. Chỉnh đốn tư tưởng trước rồi mới chỉnh đốn tổ chức.
. Chỉnh huấn cán bộ cao cấp phải do Trug ương trực tiếp lãnh đạo vì đó là mấu chốt của việc chỉnh đốn toàn Đảng..
Việc chỉnh đốn tổ chức và công tác của chi bộ và của Hội nông dân cứu quốc sẽ cùng làm trong đợt phát động quần chúng này.
Tuy nhiên, thời kỳ này còn một số khuyết điểm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng:
Sau Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp ngày 21- 1- 1950 đưa ra chủ trương "hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công" và quyết định tổng động viên theo khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". 
Tháng 6-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào, cán bộ Liên khu IV phê bình sai lầm của cán bộ trong tổng động viên.
Tháng 9-1950, Đảng quyết định tạm ngừng phát triển Đảng để củng cố. Chủ trương này được thực hiện một cách nhất loạt và kéo dài. Việc đóng cửa Đảng vào lúc kháng chiến đang quyết liệt và quần chúng đã được thử thách qua chiến đấu nên có ảnh hưởng lớn đến sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), tháng 4- 1952 đã tự phê bình về chủ trương "chuyển mạnh sang tổng phản công" nêu ra ở Hội nghị toàn quốc lần thứ ba tháng 1-1950. 
Kết quả: 
. Trong hai năm 1948 - 1949, Đảng đã kết nạp hơn 50 vạn đảng viên. 
. Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng rộng khắp. 
. Qua cuộc vận động xây dựng "chi bộ tự động công tác", tổ chức cơ sở Đảng được tôi luyện và trưởng thành thật sự là hạt nhân lãnh đạo kháng chiến ở các địa phương, các ngành và trong quân đội. 
Tuy nhiên, trong công tác xây dựng Đảng, có nhiều trường hợp không nắm vững tiêu chuẩn đảng viên, củng cố không theo kịp phát triển. Để khắc phục thiếu sót đó, tháng 9-1950 Đảng quyết định tạm ngừng phát triển để củng cố.
- Đảng chỉ đạo đẩy mạnh phản công, chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Đảng chỉ đạo kháng chiến ( giới thiệu h/v tự nghiên cứu)
+ Đảng chỉ đạo xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Tháng 2-1951, Đại hội II của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Nội dung quan trọng của Đại hội là xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng thời, đề ra hai nhiệm vụ cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau là đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam. Đại hội khẳng định tư tưởng chiến lược là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội đã nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1980) là đúng đắn. Đại hội đã phát triển và cụ thể hoá tư tưởng chiến lược đó theo hướng: "Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, do nhân dân lao động làm động lực, cách mạng đó không chỉ giải quyết những nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, mà còn phát triển chế độ dân chủ nhân dân một cách mạnh mẽ, đông thời gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội" Đại hội cũng xác định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam đại thể qua ba giai đoạn: độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội. ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm cả nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến. Sự "mô hình hoá" và sự khẳng định nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trên đánh dấu bước tiến mới của Đảng về nhận thức quy luật cách mạng ở nước thuộc địa nửa phong kiến, giải quyết đúng mối quan hệ có tính quy luật giữa nhiệm vụ trước mắt và xu hướng tiến lên của cách mạng. Đại hội cũng thảo luận và quyết định những nội dung cơ bản về xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
\ Đại hội II đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm trong xây dưng Đảng và đội ngũ đảng viên, và nhấn mạnh: phải mở rộng dân chủ, tăng cường tập trung và mở rộng phê bình, coi việc “phát triển phê bình và tự phê bình là khâu chính để mở rộng dân chủ trong Đảng”.
\ Đại hội II chủ trương cần nâng cao trình độ lý luận của Đảng, “ cần khuyến khích, giúp đỡ quần chúng ngoài Đảng phê bình chủ trương chính sách của Đảng,phê bình cán bộ và đảng viên”.
\ Đại hội II nhấn mạnh cần chống cả chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều, nhưng “ trong Đảng ta hiện nay kẻ thù chính là chủ nghĩa kinh nghiệm”.
\ Năm 1952, Đảng tổ chức "Cuộc vận động chỉnh Đảng". Thực hiện đấu tranh phê bình và tự phê bình nghiêm túc nhằm thống nhất nhận thức, đoàn kết nội bộ, xây dựng tư tưởng tự lực, tự cường, kháng chiến lâu dài trong cán bộ, đảng viên, làm rõ yêu cầu giữa vấn đề dân tộc và dân chủ.
Sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và sự giúp đỡ quốc tế có mạnh hơn trước, trong Đảng ta xuất hiện một số n

File đính kèm:

  • docXay dung Dang trong hai cuoc khang chien.doc