Chuyên đề Sử Dụng Máy Projector Để Dạy Trình Chiếu Một Số Tiết Môn Hóa Học Thcs

Năm học 2011-2012 là năm học đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao chất lượng. Để thực hiện được chủ đề đó của Ngành, nhiều trường học và nhiều cá nhân luôn tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc thực hiện dạy trình chiếu giáo án điện tử qua máy chiếu projector.

 Việc dạy trình chiếu tuy là không mới đối với một số trường nhưng đối với trường THCS Quảng Sơn và bản thân tôi được áp dụng trong vài năm học. Thời gian đầu chập chững thực hiện, vẫn gặp rất nhiều khó khăn và nhiều điều còn đang trăn trở, nhưng trong quá trình giảng dạy đối với bộ môn Hóa học tôi thấy có một số tiết dạy rất cần đến việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu cho học sinh.

 Nếu giáo viên không sử dụng phương tiện này tôi nghĩ học sinh khó mà hiểu sâu được bản chất vấn đề trong khi những phương pháp khác như phương pháp thí nghiệm, phương pháp trực quan không có điều kiện để thực hiện, từ đó không thể nói nâng cao chất lượng được.

 Từ suy nghĩ đó mà nhân đợt sinh hoạt tổ chuyên môn lần này tôi muốn đưa ra chuyên đề: “Sử dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết dạy đối với bộ môn Hóa học THCS” để cùng trao đổi bàn bạc thống nhất và rút kinh nghiệm nhằm đưa chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử Dụng Máy Projector Để Dạy Trình Chiếu Một Số Tiết Môn Hóa Học Thcs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thành phần cấu tạo của các chất. Bên cạnh đó một số tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, băng đĩa... phục vụ cho tiết dạy vẫn còn thiếu. Hơn nữa sử dụng phương pháp trình chiếu giáo viên khỏi phải dùng bảng phụ và tiết kiệm được thời gian ghi bảng của giáo viên để có điều kiện thời gian rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
 II/ CƠ Sở THựC TIễN:
 1. Thuận lợi:
- Sử dụng phương tiện trình chiếu giúp học sinh phát huy được tính tích cực hơn thông qua quan sát các mô hình nguyên tử, phân tử, các mẫu chất, các phản ứng hóa học, qui trình sản xuất .... một cách trực quan sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh, hình thành khái niệm hóa học và vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động
- Hiện nay Internet đã hổ trợ rất nhiều trong việc soạn giảng giáo án điện tử nên rất thuận lợi trong việc giảng dạy 
- Học sinh luôn háo hức và ham thích được học khi dạy trình chiếu 
- Khi lên lớp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn, đỡ vất vả hơn.
- Việc soạn thảo giáo án điện tử, thiết kế bài giảng thường làm cho giáo viên tốn rất nhiều thời gian, khả năng tin học của thầy cô giáo chúng ta còn hạn chế (đa số tự học, tự mày mò và tìm hiểu ở đồng nghiệp)
 2. Khó khăn:
- Một số trường chưa có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy trình chiếu như: máy chiếu projector, laptop, điều khiển từ xa... 
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ mới bước đầu và còn nhiều bất cập. Khi lên lớp, sự chuẩn bị cho 1 tiết dạy cũng còn mất khá nhiều thời gian từ lắp ráp đèn chiếu, màn hình, CPU...; sự cố kỹ thuật về điện...
 III/ NộI DUNG NGHIÊN CứU:
 1. YÊU CầU: 
 Khi sử dụng dạy trình chiếu cần đảm bảo 1 số yêu cầu sau thì mới đạt được hiệu quả cao:
 a. Bảo đảm tính mục đích: Sử dụng máy chiếu như là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo hướng chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kỹ năng hoá học
 b. Bảo đảm tính hiệu quả: Không coi máy projector như là công cụ trưng bày hoặc phô trương những hiệu ứng đẹp mắt mà thực sự là nguồn để giúp học sinh tìm tòi thu thập kiến thức.
 c. Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: Chỉ sử dụng máy projector sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp cụ thể ở mỗi bài, chương. Không sử dụng tùy tiện dẫn đến thiếu hiệu quả.
 d. Bảo đảm tính liên kết: Kết hợp sử dụng máy projector với các phương pháp khác như: phương pháp thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, học theo nhóm.... để tăng tính đa dạng và hiệu quả Ví dụ: Trong 1 tiết học nếu có điều kiện thí nghiệm được thì không nên sử dụng hình ảnh thí nghiệm trên màn hình mà kết hợp phương pháp thí nghiệm với phương pháp trình chiếu và các phương pháp khác.
 2.NHữNG DạNG BàI Sử DụNG DạY TRìNH CHIếU:
 a. Dạng bài nghiên cứu khái niệm:
ở lớp 8 có một số khái niệm trừu tượng như: nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, hóa trị....giáo viên thiết kế một số hình ảnh mô phỏng để giới thiệu cho các em qua phương pháp trực quan, từ đó giáo viên sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn khi để các em phải tư duy trừu tượng 
 Ví dụ: Trong bài: Hóa trị. Để các em hiểu rõ hơn về khái niệm này, giáo viên trình chiếu mô hình các nguyên tử liên kết với nhau trong một phân tử, sau đó học sinh sẽ xác định được hóa trị của một nguyên tố.
Cách thực hiện: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề với phương pháp trực quan
 b. Dạng bài nghiên cứu tính chất hóa học có chất độc hại :
- Sản phẩm có khí SO2, NH3, NO2...
- Làm thí nghiệm với Clo, Brom... như trong bài Clo, Metan, Etilen
- Thí nghiệm với các chất dễ ăn da, làm bỏng như: axit đặc, kiềm đặc, brom,... 
- Các chất dễ bắt cháy như Kali, Bari,... trong nước.
- Chất dễ nổ như: muối Clorat, Nitrat...,
- Khi đốt những khí như: Hidro, metan, Etilen, axetilen...(dễ hợp với Oxi của không khí) tạo thành hỗn hợp nổ... 
 Ta cũng nên sử dụng phương tiện này để chiếu những hình ảnh thí nghiệm.
 Ví dụ: Bài Clo. Để thực hiện thí nghiệm điều chế Clo trong lúc ta chưa có phòng thí nghiệm, Giáo viên nên trình chiếu hình ảnh quá trình thí nghiệm vừa đỡ tốn thời gian, vừa an toàn hơn.
Cách thực hiện: Phương pháp quan sát + Hỏi đáp + Nhận xét hiện tượng để kết luận
 ĐiềU CHế CLO TRONG PHòNG THí NGHIệM
 Dung dịch HCl đậm đặc;H2SO4 đặc ;Bông tẩm xút ;Cl2 ;Cl2 khô ;MnO2
 c. Dạng bài nghiên cứu các hợp chất hữu cơ:
- Trong các bài Metan, Etilen, Axetilen, Benzen, Rượu etilic, Axit axetic... ta trình chiếu cho học sinh thấy các mô hình cấu tạo phân tử dạng rỗng, dạng đặc để học sinh tự viết ra công thức phân tử, công thức cấu tạo của mỗi chất
- Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên kết đôi liên kết ba kém bền dễ bị bẻ gãy trong các phản ứng hóa học
 Ví dụ: Trong bài Metan, Benzen cho học sinh thấy được 1 nguyên tử Hidro tách ra đến thế chỗ 1 nguyên tử Clo hay Brom
Trong bài Etilen, axetilen cho học sinh thấy các liên kết đôi liên kết ba kém bền khi bị bẻ gãy sẽ liên kết với các nguyên tử Brom tạo nên phản ứng cộng
- Trình chiếu sơ đồ động giữa các nguyên tử trước trong và sau các phản ứng hóa học, từ đó học sinh sẽ hiểu sâu hơn về bản chất các loại phản ứng. 
 I. Tính chất vật lí
 II. Cấu tạo phân tử
 Từ mô hình,nhận xét đặc điểm
 Cấu tạo phân tử etilen.
 Etilen có 1liên kết đôi (C = C)
 Liên kết kém bền
 Liên kết bền
 kém bền
 d. Dạng bài có nội dung điều chế, sản xuất, ứng dụng:
 Ta cần đưa lên hình ảnh hoặc đoạn phim về quá trình điều chế, sản xuất các công đoạn làm ra sản phẩm 
Ví dụ: Bài hợp kim sắt: gang thép. Giáo viên chiếu hình ảnh mô tả quá trình sản xuất gang và các phản ứng xảy ra trong lò cao rất rõ ràng làm cho các em nhanh hiểu bài và nhớ lâu hơn.
Trong phần ứng dụng của một số bài. Ví dụ: Bài Etilen... Cung cấp cho học sinh các kênh hình, sơ đồ để học sinh nhận xét, hoặc thảo luận nhóm để kết luận. 
 e. Dạng bài thực hành: 
Ta cứ nghĩ dạng bài này chủ yếu học sinh tự thực hành thí nghiệm sau khi đọc nội dung, cách tiến hành... , nhưng theo tôi cũng nên sử dụng trình chiếu một số nội dung sau: Mục tiêu, tên các thí nghiệm, số lượng dụng cụ hóa chất, nội dung thí nghiệm, kiến thức liên quan, những điểm cần lưu ý, mô tả hình ảnh quá trình thí nghiệm khi cần thiết để hướng dẫn trước khi thí nghiệm hoặc kiểm tra sau khi thí nghiệm ..., mẫu bản tường trình. 
 Ví dụ: Tiết 19 Thực hành tính chất hóa học của Bazơ và Muối
 Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 tác dụng với axit
 dd NaOH; dd HCl ; Gạn ;dd CuSO4 ; Cu(OH)2(r)
 g. Dạng bài luyện tập cuối chương cuối học kỳ hoặc dạng bài hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản 
 Ví dụ bài: Tính theo công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học, thể tích mol chất khí, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.... 
Giáo viên thiết kế sẵn trên giáo án điện tử hệ thống câu hỏi, tóm tắt kiến thức cần nhớ, đề bài tập, bài giải mẫu ...rồi trình chiếu rất tiện khỏi phải sử dụng bảng phụ, ít tốn thời gian dành thời gian để luyện tập cho học sinh 
 h. Ngoài ra giáo viên còn thiết kế các dạng bài tập để lồng vào trong các tiết dạy trình chiếu
-  Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài, cuối bài, hoặc để kiểm tra bài cũ 
  -  Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học. 
  -  Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài. 
- Các dạng trò chơi ở cuối bài nhằm củng cố vừa thư giãn sau 1 tiết học
 3. QUI TRìNH THựC HIệN:
 a. Đối với giáo viên:
 Bước 1: Thiết kể giáo án điện tử:
Đây là bước rất quan trọng quyết định đến sự thành công của tiết dạy vì đối với giáo án vi tính ta có thể thay đổi thiết kế trong lúc thi công tùy theo tình hình thực tế của mỗi lớp, còn đối với giáo án điện tử thứ tự từng bước của mỗi slide hoặc từng hiệu ứng người đạo diễn phải tính đến từng chi tiết nhỏ thể hiện trên giáo án để khi trình chiếu có độ chính xác cao. Đối với tôi để khỏi tốn thời gian soạn thảo tôi sử dụng mạng internet, vào phần mềm violet để hổ trợ trong công tác soạn giảng. 
 Ví dụ: Từ địa chỉ violet.vn ta chọn trang: Thư viện giáo án điện tử hoặc thư viện bài giảng điện tử, tiếp tục chọn: Hóa 8, hoặc Hóa 9 để lục tìm bài ta cần dạy.
Việc tải về máy cũng giống như việc tải giáo án vi tính nhưng khi chỉnh sửa lại thì phức tạp hơn. (Để hiểu kỹ và rõ hơn phần này ta có thể tìm hiểu thêm phần mềm: hướng dẫn trình chiếu và các mẫu giáo án điện tử)
Chú ý: Ta không nên lạm dụng nhiều hiệu ứng gây sự chú ý của học sinh làm học sinh ít tập trung vào nội dung bài học
 Bước 2: Thi công trên lớp:
Tùy theo tình hình CSVC hiện có của mỗi trường mà sự chuẩn bị trước mỗi tiết dạy cũng cần phải chú ý trước khi lên lớp:
- Nếu trường có phòng tin học: Các thiết bị đã được lắp ráp sẵn như đèn chiếu, màn hình, CPU... , GV chỉ coppi bài giảng vào USB mang đến trường cắm vào cổng CPU. Tuy nhiên cần kiểm tra lại phông chữ (tránh trường hợp đảo lộn phông chữ)
- Nếu giáo viên có laptop cá nhân và màn hình vải đêm sẵn thì chỉ cần đặt đèn chiếu sao cho thích hợp vừa rõ đúng trọng tâm là tiến hành lên lớp. 
- Trường hợp GV tự ráp CPU, đèn chiếu... GV cùng học sinh nên lắp sớm nhanh kịp thời. Mỗi lớp nên hướng dẫn tập huấn cho 1 số em biết lắp ráp để tránh những rủi ro có thể xảy ra. 
- Khi trình chiếu phải cẩn thận lúc ấn phím hoặc kích chuột, tránh trường hợp đáp án hoặc nội dung chưa muốn cung cấp cho học sinh lại xuất hiện ra trước 
 b. Đối với học sinh:
- Biết linh hoạt quan sát lắng nghe viết bài suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
Ví dụ: Mắt quan sát, tay viết bài nhanh và kịp thời, tai lắng nghe để trả lời câu hỏi
- Hiểu những ký hiệu trên màn hình để ghi vào vở, học nhóm hoặc trả lời câu hỏi... 
- Sau khi học xong, tổ trực thu dọn sắp xếp gọn gàng.
 IV/ KếT QUả:
- Những khó khăn về thí nghiệm đã được giải quyết.
- Một số khái niệm trừu tượng học sinh sẽ dễ hiểu hơn
- Có thêm thời gian để rèn được kỹ năng giải bài tập
- Góp phần đổi mới vào phương pháp dạy học hóa học 
- Chất lượng bộ môn ngày càng nâng lên 
C/ KếT LUậN: 
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nếu chúng ta không tiếp cận với những cái mới cái tiên tiến ắt hẵn chúng ta sẽ bị lạc hậu. Mặc dù, thầy cô giáo 

File đính kèm:

  • docChuyen de doi moi pp ap dung CNTT trong day hoc monHoa hoc THCS.doc
Giáo án liên quan