Chuyên đề số 2: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Câu 1: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là

A. C4H10O. B. C3H6O. C. C2H2O3. D. C5H6O2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề số 2: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề số 2: 	XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 1: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất có thể là
A. C4H10O.	B. C3H6O.	C. C2H2O3.	D. C5H6O2.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44:27. Công thức phân tử của X là
A. C2H6.	B. C2H6O.	C. C2H6O2.	D. C2H4O.
Câu 3: (B-07) Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và oxi (số mol oxi gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C4H8O2.	B. C3H6O2.	C. CH2O2.	D. C2H4O2. 
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 g và có 70,92 g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
A. C2H5O2N.	B. C3H5O2N.	C. C3H7O2N.	D. C2H7O2N.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một axit cacboxylic no hai lần thu được 1,2 mol CO2. Công thức phân tử của axit đó là 
A. C6H14O4.	B. C6H12O4.	C. C6H10O4.	D. C6H8O4.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol muối natri của một axit cacboxylic, thu được Na2CO3, hơi nước và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của muối là
A. C2H5COONa.	B. HCOONa.	C. CH3COONa.	D. CH2(COONa)2.
Câu 7: Cho 25,4 gam este X bay hơi trong một bình kín dung tích 6 lít ở 136,5oC. Khí X bay hơi hết thì áp suất trong bình là 425,6 mmHg. Công thức phân tử của X là
A. C12H14O6.	B. C15H18O6.	C. C13H16O6.	D. C16H22O6.
Câu 8: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau đồng thời lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6O.	B. C4H8O.	C. C3H6O.	D. C3H6O2.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản nhất của X là
A. C2H4O.	B. C3H6O.	C. C4H8O.	D. C5H10O. 
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH4O và C3H8O.	B. C2H6O và C4H8O. 	C. CH4O và C2H6O.	D. C2H6O và C4H10O. 
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một axit đơn chức A thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Công thức đơn giản của A là
A. C2H3O2.	B. C3H5O.	C. C3H5O2.	D. CH2O.
Câu 12: Hỗn hợp A gồm 2 ancol đơn chức X và Y, trong đó số mol của X bằng 5/3 lần số mol của Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol A thu được 1,98 gam H2O và 1,568 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C2H6O và C3H8O.	B. CH4O và C3H6O.	C. CH4O và C3H4O.	D. CH4O và C3H8O.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam một chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7 gam, bình 2 thu được 21,2 gam muối. Công thức phân tử của A là
A. C2H3O.	B. C4H6O.	C. C3H6O2.	D. C4H6O2.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất B (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của B là
A. C2H7N.	B. C3H9N.	C. C4H11N.	D. C4H9N.
Câu 15: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp hơi chất A (CxHyO) với oxi vừa đủ để đốt cháy hợp chất A ở 136,5oC và 1 atm. Sau khi đốt cháy đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thì áp suất trong bình là 1,2 atm. Mặt khác khi đốt cháy 0,03 mol A, lượng CO2 sinh ra được cho vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15 M thấy có hiện tượng hòa tan kết tủa, nhưng nếu cho vào 800 ml dung dịch Ba(OH)2 nói trên thì thấy Ba(OH)2 dư. Công thức phân tử của A
A. C2H4O.	B. C3H6O.	C. C4H8O.	D. C3H6O2.
Câu 16: Hợp chất hữu cơ Y có tỷ khối so với H2 là 37. Y tác dụng được vói Na, NaOH và tham gia phản ứng tráng gương. Công thức phân tử của Y là
A. C4H10O.	B. C3H6O2.	C. C2H2O3.	D. C4H8O.
Câu 17: Hỗn hợp A gồm một số hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hidrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hidrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hidrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hidrocacbon nhẹ nhất và số lượng hidrocacbon trong A là
A. C3H6 và 4.	B. C2H4 và 5.	C. C3H8 và 4.	D. C2H6 và 5.
Câu 18: Trộn 1 hidrocacbon X với lượng oxi vừa đủ được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P. Đốt cháy hết X, tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4oC và áp suất P1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1. Công thức phân tử của X là
A. C4H10.	B. C2H6.	C. C3H6.	D. C3H8.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2, 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỷ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là
A. C7H9N.	B. C6H7N.	C. C5H5N.	D. C6H9N.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất A thu được 2,65 gam Na2CO3, 2,26 gam H2O và 12,1 gam CO2. Công thức phân tử của A là
A. C6H5O2Na.	B. C6H5ONa.	C. C7H7O2Na.	D. C7H7ONa.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam A (chứa C, H và O) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4:3. Công thức phân tử của A là
A. C4H6O2.	B. C8H12O4.	C. C4H6O3.	D. C8H12O5.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X (chứa C, H và O) cần 0,6 mol O2 tạo ra 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức phân tử của X là
A. C6H12O6.	B. C12H22O11.	C. C2H4O2.	D. CH2O.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất Y (chứa C, H và O) cần 0,3 mol O2 tạo ra 0,2 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6O.	B. C2H6O2.	C. CH4O.	D. C3H6O.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 2,2 gam CO2, 0,9 gam H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam AgCl. Công thức phân tử của hợp chất đó là
A. C2H4Cl.	B. C3H6Cl2.	C. CH2Cl2.	D. CHCl3.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc) thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỷ khối so với hidro là 20,4. Công thức phân tử của X là
A. C2H7O2N.	B. C3H7O2N.	C. C3H9O2N.	D. C4H9N.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H và O) rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.	B. C4H6O2.	C. C4H6O4.	D. C3H4O4. 
Đáp án chuyên đề số 2: 	XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
1 - 
6 - 
11 - 
16 - 
21 - 
26 - 
31 - 
36 - 
41 - 
2 - 
7 - 
12 - 
17 - 
22 - 
27 - 
32 - 
37 - 
42 - 
3 - 
8 - 
13 - 
18 - 
23 - 
28 - 
33 - 
38 - 
43 - 
4 - 
9 - 
14 - 
19 - 
24 - 
29 - 
34 - 
39 - 
44 - 
5 - 
10 - 
15 - 
20 - 
25 - 
30 - 
35 - 
40 - 
45 - 
(Đáp án chuyên đề 2 sẽ cung cấp khi đưa chuyên đề số 3 – HIĐROCACBON NO)
Đáp án chuyên đề số 1: 	ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
1 – B
 6 – B
11 – C
16 – B
21 – B
26 – C
31 – B
2 – A
 7 – A
12 – D
17 – B
22 – D
27 – B
32 – A
3 – C
 8 – B
13 – B
18 – A
23 – A
28 – D
33 – C
4 – A
 9 – C
14 – A
19 – C
24 – C
29 – A
34 – A
5 – C
10 – D
15 – B
20 – C
25 – C
30 – A
Đính chính: Chuyên đề số 1
Trong quá trình soạn bài, còn một số lỗi tác giả xin đính chính như sau:
Câu 7: Cho công thức cấu tạo sau: CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ trái sang phải có trị số lần lượt là
 	A. +1, +1, -1, 0, -3.	B. +1, -1, -1, 0, -3.	C. +1, +1, 0, -1, +3.	D. +1, -1, 0, -1, +3.
Sửa thành: 
Cho công thức cấu tạo sau: CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ phải sang trái có trị số lần lượt là
 	A. +1, +1, -1, 0, -3.	B. +1, -1, -1, 0, -3.	C. +1, +1, 0, -1, +3.	D. +1, -1, 0, -1, +3.
Câu 12: Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là
A. 1-brom-3,5-trimetyl hexa-1,4-đien.	B. 3,3,5-trimetyl hexa-1,4-ddien-1-brom.
C. 3,3,5-trietyl hexa-1,4-ddien-1-brom.	D. 1-brom-3,3,5-trimetyl hexa-1,4-đien.
Sửa thành: 
Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là
A. 1-brom-3,5-trimetyl hexa-1,4-đien.	B. 3,3,5-trimetyl hexa-1,4-đien-1-brom.
C. 3,3,5-trietyl hexa-1,4-đien-1-brom.	D. 1-brom-3,3,5-trimetyl hexa-1,4-đien.
Câu 13: Hợp chất X có công thức cấu tạo (CH3)2C=CH-C(CH3)3. Danh pháp IUPAC của X là
A. 2,2,4-trimetylpent-3-en.	B. 2,4-trimetylpent-2-en.	
C. 2,2,4-trimetylpent-2-en. 	D. 2,4-trimetylpent-3-en.
Sửa thành: 
Hợp chất X có công thức cấu tạo (CH3)2C=CH-C(CH3)3. Danh pháp IUPAC của X là
A. 2,2,4-trimetylpent-3-en.	B. 2,4,4-trimetylpent-2-en.	
C. 2,2,4-trimetylpent-2-en. 	D. 2,4,4-trimetylpent-3-en.
Câu 14: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. CH3COOCH3.	B. HO-CH2-CHO.	C. CH3COOH.	D. CH3-O-CHO.
Sửa thành: 
Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. HCOOCH3.	B. HO-CH2-CHO.	C. CH3COOH.	D. CH3-O-CHO.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ mail: ngocson.nguyenhue@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docChuyen de luyen thi dai hoc CD2.doc
Giáo án liên quan