Chuyên đề Phương pháp giải loại bài tập hóa học trong chương trình hóa học lớp 9 học kì i

Loại 1: Bài tập nhân biết các chất gồm các bài: Bài 4 (trang 25), Bài 1(trang 27), Bài 2 (trang 33), Bài 1 (trang 41), Bài 6(trang 81)

* Loại 2 : Tìm công thức hợp chất

Bài 5 (trang 69), Bài 9 (trang 72), Bài 11 (trang 81)

* Loại 3 : Loại toán hỗn hợp

Bài 7 (trang 19), Bài 10 (trang 14), Bài 5 (trang 54), Bài 7 (trang 69), Bài 5 (trang 87)

* Loại 4 : Bài toán tăng giảm số lượng

Bài 6,7 (trang 51), Bài 5 (trang 60), Bài 6 (trang 69)

* Loại 5 : Tinh chế chất

Bài 3 (trang 21), Bài 4 (trang 14), Bài 5 (trang 6), Bài 4 (trang 58), Bài 3 (trang 60), Bài 7 (trang 72)

* Loại 6 : Bài toán dư

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp giải loại bài tập hóa học trong chương trình hóa học lớp 9 học kì i, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY
TRƯỜNG THCS THAI AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ
 PHƯƠNG PHÁP GIẢI LOẠI BÀI TẬP HÓA HỌC
Trong chương trình hóa học lớp 9 học kì I 
Phần I: 
Một số loại bài tập cơ bản trong chương trình hóa học lớp 9 học kì I
* Loại 1: Bài tập nhân biết các chất gồm các bài: Bài 4 (trang 25), Bài 1(trang 27), Bài 2 (trang 33), Bài 1 (trang 41), Bài 6(trang 81)
* Loại 2 : Tìm công thức hợp chất
Bài 5 (trang 69), Bài 9 (trang 72), Bài 11 (trang 81)
* Loại 3 : Loại toán hỗn hợp
Bài 7 (trang 19), Bài 10 (trang 14), Bài 5 (trang 54), Bài 7 (trang 69), Bài 5 (trang 87)
* Loại 4 : Bài toán tăng giảm số lượng
Bài 6,7 (trang 51), Bài 5 (trang 60), Bài 6 (trang 69)
* Loại 5 : Tinh chế chất
Bài 3 (trang 21), Bài 4 (trang 14), Bài 5 (trang 6), Bài 4 (trang 58), Bài 3 (trang 60), Bài 7 (trang 72)
* Loại 6 : Bài toán dư
Bài 6 (trang 6), Bài 6 (trang 11), Bài 4 (trang 27), Bài 26 (trang 23), Bài 10 (trang 72), Bài 3 (trang 43), Bài 3 (trang 33), Bài 3 (trang 41) , Bài 2 (trang 41) , Bài 4 (trang 51) , Bài 4 (trang 69) , Bài 2 (trang 69) , Bài 2,4,5 (trang 72) , Bài 5 (trang 76)
PHẦN 2 : 
PHƯƠNG PHÁP CHUNG GIẢI MỘT SỐ LOẠI BÀI TOÁN CƠ BẢN
Loại 1 : Bài toán nhận biết chất
Phương pháp chung phân loại được các chất cần nhận biết sau đó áp dụng tính chất đặc trưng của chất để nhận biết. Mỗi bài đều có nhiều cách làm nhưng làm thế nào để tốn ít thuốc thử nhất
 Ví dụ : Bài 3 (trang 72) : 
+ Lấy mỗi kim loại một ít làm thuốc thử
- cho 3 mẫu kim loại vào dd HCl, kim loại không phản ứng là Ag, theo phương trình 
 2Al + 6HCl => 2AlCl3 + 3 H2
	 Fe + 2HCl => FeCl2 + H2
- Cho 2 mẫu kim loại còn lại tác dụng với dd Na0Hđặc, đun nóng nếu kim loại nào tan dần đó là Al, còn lại là Fe.
 Theo phương trình 2Al + 2H20 + 2Na0H => 2NaAl02 + 3H2
Loại 2 : Tìm công thức của hợp chất :
Phương pháp chung
- Tính số mol bài toán cho (nếu có).
- Gọi ký hiệu, lập công thức cần tìm dưới dạng tổng quát
Viết phương trình theo công thức tổng quát.
- Căn cứ vào phương trình và các dữ kiện đầu bài để tính toán đưa về dạng cơ bản : của phương trình toán học, giải phương trình sẽ biết được yếu tố cần tìm.
Ví dụ : Bài 5 (trang 69) :
Bài toán này có nhiều cách giải :
C1 : Gọi khối lượng mol của A là A(g), cho kim loại A hóa trị I, tác dụng với Cl2 ta có phương trình :
 2A + Cl2 => 2ACl
 Theo phương trình : 2 mol 2 mol
 Hay 2A(g) 2(A + 35,5)g
 Vậy 9,2(g) 23,4(g)
 => 9,2 . 2(A + 35,5) = 2A . 23,4
Giải phương trình ta được: A = 23 => A là : Na 
C2 : Số mol của kim loại A là : 
 nA= (mol)
Phương trình phản ứng 
 2A + Cl2 => 2ACl
 Theo phương trình : n ACl thu được = nA p ư = (mol)
=> MACl = = 
Mặt khác : M ACl = A + 35,5
 Do đó : A + 35,5 = 
 Giải phương trình này ta cũng được A = 23
Loại 3: Bài toán hỗn hợp
Phương pháp chung : 
 Tính số mol bài toán cho (nếu có)
- Nếu các chất của bài toán cho đều tham gia phản ứng mà qua dữ kiện của bài không tính ngay được thì phải gọi ẩn số, sau đó lập phương trình hoặc hệ phương trình đại số
- Giải phương trình đại số sẽ tìm được ẩn, sau đó làm theo yêu cầu của đề bài.
 Ví dụ : Bài 7 (trang 19)
Số mol của HCl đã phản ứng là : 
nHCl = CM . V = 3 . 0,1 = 0.,3 mol
Gọi số mol của CuO trong 12,1 (g) hỗn hợp ban đầu là x mol
Gọi số mol của ZnO trong 12,1 (g) hỗn hợp ban đầu là y mol
(Có thể đặt điều kiện cho ẩn : 0 < x,y < 0,3)
Khi hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HCl ta có phương trình
 CuO + 2 HCl => CuCl2 + H20
 1mol 2mol
Theo phương trình: xmol 2xmol 
 ZnO + 2 HCl => ZnCl2 + H20
 1mol 2mol
Theo phương trình: ymol 2ymol 
Theo bài ra: Tổng nHCl = 0,3 mol, tổng khối lượng của hỗn hợp oxit là 12,1(g) ta có hệ phương trình :
Bài toán tăng giảmkhối lượng
Giải hệ ta có 
 mCuO = =>%mCuO = 
%mZnO = 100% - 
Loại 4 : 
 Có nhiều loại toán tăng giảm khối lượng nên có nhiều phương pháp giải 
Loại nhúng thanh kim loại vào dung dịch mối sau đó thanh kim loại sau phản ứng tăng lên hoặc giảm đi.
Khi giải cần lưu ý : 
Thanh kim loại ban đầu không tan hết, thanh kim loại sau phản ứng bao gồm :
 - Kim loại còn lại
 - Kim loại mới sinh
Sau đó tùy thuộc đầu để đưa ra cách giải cho từng bài .
 Ví dụ : Bài 7 (trang 51)
Khi ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 ta có phương trình 
 Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag
 Theo phương trình phản ứng : Cứ 1mol Cu phản ứng làm thanh kim loại thu được tăng 2 . 108
 Vậy: xmol Cu phản ứng làm thanh kim loại thu được tăng 2 . 108 . x
 => nCu pu = x = = 0,01mol
Theo phương trình : nAgNO3 = 2nCu pu = 2 . 0,01 = 0,02mol
 Nồng độ CM của dung dịch AgNO3 ban đầu là :
 CMAgNO3 = = 1(M)
Lưu ý : Khi bài toán cho khối lượng của thanh kim loại trước và sau phản ứng thì phải tính độ tăng giảm về khối lượng của thanh kim loại trước, sau đó mới áp dụng phương pháp trên
Loại 5 : Bài toán dư đơn giản :
Phương pháp chung 
+ Tính các số mol bài cho
+ Viết phương trình cần thiết trước, sau đó đối chiếu các số mol vừa tính được kết hợp với tỉ lệ của phương trình để xem chất nào phản ứng hết, chất nào dư
+ Tính các yếu tố và yêu cầu dựa vào chất phản ứng hết.
 Ví dụ : bài 10 (trang 72)
Số mol của bột sắt là:
nFe = =0.035 mol
 Số mol của CuSO4 ban đầu là
mdd CuS04 = 100 . 1,12 = 112g => mCT = = 11,2g
Số nCuSO4 = 0,07 mol
Phương trình phản ứng : Fe + CuS04 => FeS04 + Cu
Theo phương trình phản ứng nFe PU = nCuS04 PU
 Mà theo bài ra nCuS04= 2nFe
 => nCuS)4 còn dư, bột sắt tan hết => nFeS)4 thu được = nFe ban đầu = 0,035mol
Vậy dung dịch sau phản ứng gồm :
 - FeSo4 = 0,035 mol
 - CuSo4 = 0,07 - 0,035 = 0,035 mol
 Vddsau pư = VddCuS04 = 0,1(l)
Nồng độ CM của chất trong dung dịch thu được là : 
 (Lưu ý :dung dịch sau pư có bao nhiêu chất tan thì phải có bấy nhiêu nồng độ ) 
 CM CuS04 dư = CM FeS04 = = 0,35(M)
Loại 6 : Bài toán tinh chế chất 
Là việc tách một chất ra khỏi hỗn hợp nhiều chất bằng các phương pháp gọi là bài toán tinh chế chất.
Phương pháp chung : Phân loại được các chất trong hỗn hợp cần tinh chế sau đó áp dụng tính chất vật lý, hóa học đặc trưng để tách.
 Ví dụ : Bài 7 (trang 72) Trình bày trong sách giáo viên
Loại 7 : Chọn chất điền vào chỗ trống, viết phương trình thực hiện biến hóa, sắp xếp thành dãy biến hóa, chọn chất cho phản ứng với nhau, tách chất.
Phương pháp chung :
Đều phải phân loại được chất, sau đó áp dụng tính chất hóa học để viết phương trình phản ứng.
Trong quá trình làm phải chú ý đến các điều kiện của phản ứng, ghi đầy đủ điều kiện.
 Thái An, ngày .tháng năn .
 Người thực hiện.
PHÒNG GD - ĐT THÁI THUỴ 
TRƯỜNG THCS THÁI AN 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
*******
CHUYÊN ĐỀ
 HOÁ THCS
***
NGƯỜI THỰC HIÊN 
ĐÀM VĂN VIẾT
TỔ KHTN
*
NĂM HỌC : 2006- 2007

File đính kèm:

  • docCD hoa 9 THCS.doc