Chuyên đề Phương Pháp Dạy Một Số Dạng Bài Tập Hoá Học THCS “phần Các Hợp Chất Vô Cơ”

- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những thay đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.

- Chương trình sách giáo khoa được viết theo phương pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó để phù hợp với chương trình SGK mới thì phương pháp dạy học cũng cần được thay đổi sao cho phù hợp. Trong công tác giáo dục thì phương pháp dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được ngành giáo dục quan tâm, chỉ đạo nhằm từng bước đổi mới sao cho đáp ứng được với tình hình phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng, từng bậc học, từng loại hình đào tạo

- Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt việc học tập với lao động sản xuất, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

- Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói riêng là tập trung vào việc hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng các kiến thức đó, kĩ năng hoạt động một cách hiệu quả, sáng tạo .Và để đạt được mục tiêu đó thì phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, tích cực sẽ đạt được hiệu quả. Trong phương pháp dạy học tích cực thì học sinh chính là chủ thể đi chiếm lĩnh kiến thức cho ban thân thông qua sự hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên.

 

doc16 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương Pháp Dạy Một Số Dạng Bài Tập Hoá Học THCS “phần Các Hợp Chất Vô Cơ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mỗi bài dạy thì sẽ thấy môn học là khó và không có hứng thú với môn học nữa và sẽ chán môn học. 
- Đa số học sinh có lực học là trung bình, khả năng nhận thức chưa cao, vận dung không nhanh.
- Theo phân phối chương trình của bộ môn thì số giờ luyện tập là rất ít, HS không được luyện tập nhiều khả năng vận dụng kiến thức vào các bài tập sẽ lúng túng gặp khó khăn. Đặc biệt là các bài tập tính toán ( Ngoài ra trong SGK còn có những bài toán khó – bài toán “*” ). Nên vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh khả năng tự học ở nhà là rất quan trọng ( Học sinh trung bình sẽ được khắc sâu những kiến thức được học, có kĩ năng vận dụng, tính toán tốt hơn , chính xác hơn, HS khá giỏi có thể phát huy, vận dụng sáng tạo hơn). 
- Kiến thức trong chương 1: “Các loại hợp chất vô cơ” là khá lớn và dễ bị nhầm. 
II. Mục đích của chuyên đề:
- Như đã nêu ở phần lí do chọn đề tài thì phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, tích cực có vai trò vô cùng sáng quan trọng. Mục đích của chuyên đề là giúp giáo viên có cách tổ chức cho học sinh có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học, nâng cao tính tích cực, chủ động của HS, tạo thuận lợi cho HS trong việc học ở nhà được tốt hơn. HS có thể nhận dạng được một số dạng bài tập. Qua đó đạt được mục tiêu của bài học, hiệu quả của giờ dạy được cao hơn.
- Tham khảo thêm các phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy tính tích cực hoá hoạt động của HS, nâng cao được hiệu quả của giào lên lớp. 
III. Phạm vi áp dụng: 
- Lồng ghép vào các bài dạy trên lớp ( trong thời gian củng cố bài học ). 
- Trong các giờ luyện tập. 
Phần thứ hai: Nội dung
I. Một số dạng bài tập cơ bản của chương trình hoá học THCS:
1. Các dạng bài tập lí thuyết: 
- Dạng 1: Hoàn thành chuỗi biến hoá 
- Dạng 2: Bổ túc và hoàn thành các phản ứng hoá học
- Dạng 3: Xác định chất và viết phương trình
- Dạng 4: Dự đoán và giảI thích hiện tượng
- Dạng 5: Điều chế các chất
- Dạng 6: Nhận biết hoá chất
- Dạng 7: Tách – tinh chế chất
2. Các dạng bài tập định tính: 
a. Tính theo công thức hoá học 
- Dạng 1: Xác định % các nguyên tố trong hợp chất ( Dạng toán thuận ) 
- Dạng 2: Xác định công thức hoá học ( Dạng toán ngược ) 
b. Tính theo phương trình hoá học: 
- Dạng 1: Tính dữ kiện các chất khi biết dữ kiện của 1 chất
- Dạng 2: Toán lượng dư ( Biết dữ kiện của hai chất trong 1 phương trình ) 
- Dạng 3: Toán hỗn hợp
- Dạng 4: Toán tăng giảm khối lượng
- Dạng 5: Toán hiệu suất
II. Phương pháp soạn bài: 
Công đoạn soạn bài đóng một vai trò lớn trong thành công của tiết dạy. Vì qua việc soạn giáo án giáo viên đã thể hiện được những nhiệm vụ chính cần chuẩn bị, các kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất, những thao tác, kĩ năng cần hình thành cho HS trong giờ lên lớp. 
1. Đối với những giờ lên lớp tìm hiểu kiến thức mới: thì để có thể lồng ghép các dạng bài tập vào bài dạy ( Chủ yếu là các dạng bài tâp lí thuyết ) đạt được hiệu quả thì người giáo viên trước hết phải nghiên cứu rất kĩ nội dung SGK, xây dựng được mục tiêu của tiết dạy đó và lựa chọn ra được một hệ thống câu hỏi, xây dựng được cho HS một dạng bài tập nào đó ( cùng với phương pháp giảI – hướng dẫn ) sao cho phù hợp với nội dung của bài dạy đó, và phù hợp với các đối tượng HS của lớp giảng dạy, nhằm gây được sự hứng thú, kích thích sự yêu thích môn học của các em. 
2. Với một giờ luyện tập ( tự chọn ): để đạt được kết quả tốt, đạt được mục tiêu của giờ luyện tập thì người giáo viên cần làm được các công việc sau: 
- Nghiên cứu một cách tổng thể các nội dung kiến thức cần được luyện tập , xác định được kiến thức cơ bản cần được luyện tâp. Qua đó xây dựng được một hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với các đối tượng HS lớp giảng dạy ( Giỏi – Khá - Trung bình ) từ đó dẫn dắt các em đi đến được mục tiêu đã đề ra. 
- Hệ thống câu hỏi đề ra phải dễ hiểu, logic nhằm giúp các em tái hiện một cách thuận lợi các kiến thức đã được học Các em khắc sâu được các kiến thức đó. 
- Hệ thống bài tập (Có sự phân loại dạng bài ): có bài tập mang tích chất áp dụng, tạo điều kiện các HS trung bình có thể vận dụng, có bài tập mang tính chất nâng cao ( vận dụng các kiến thức đã biết vào tình huống mới ) nhằm phát huy khả năng tư duy của HS khá, giỏi Gây sự hứng thú, tích cực, sôI nổi của HS.
 Ngoài ra qua giờ luyện có thể kịp thời uốn nắn: những kiến thức mà các em bị sai lệch, chưa chính xác, kĩ năng trình bày một bài toán hoá học. 
3. Phương pháp dạy học chủ đạo khi dạy cho học sinh các dạng bài tập ( hoặc dạy trong giờ luyện tập) là: 
- Phương pháp đàm thoại – gợi mở: giáo viên đưa ra 1 tình huống có vấn đề (1 dạng bài tập ), sau đó đưa ra một hệ thống câu hỏi mang tính logíc, chặt chẽ, có dụng ý mang tính gợi mở, dẫn dắt học sinh đi đến mục đích (cách giải ) của bài toán.
- Phương pháp thảo luận nhóm: HS thảo luận để tìm ra lời giải của bài toán 
- Phương pháp hoạt động cá nhân: HS hoạt động cá nhân tìm ra lời giải của bài toán 
4. Cách tổ chức một tiết luyện tập ( tự chọn ): 
Những hoạt động của giáo viên và học sinh được thể hiện như sau:
Hoạt động 1: Nêu mục tiêu của tiết dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Có thể đưa ra mục tiêu của bài học thông qua phần kiểm tra bài cũ: 
 Đưa ra một ( 1 số ) câu hỏi nhằm hướng tới những kiến thức cần luyện tập để HS trả lời 
 Nêu mục tiêu của tiết dạy
Trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Đưa ra một số dạng bài tập 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Đưa ra một số câu hỏi lí thuyết, hay dạng bài tập lí thuyết:
+ Hỏi HS: ? để làm được bài tập này thì cần phải vận dụng những kiến thức cơ bản nào
+ Yêu cầu HS thảo luận làm bài
+ Uốn nắn những nội dung HS làm sai và sửa chữa
2. Đưa ra một số bài tập định lượng ( có phân dạng ):
 Dạng 1,2 
Tuỳ vào dạng bài tập, tuỳ vào đối tượng HS giáo viên có thể: 
(+ Yêu cầu HS nêu phương pháp làm dạng bài tập cụ thể)
+ Yêu cầu HS nhận xét bài toán 
 - Đưa ra phương pháp ( các bước ) làm bài tập 
 - Yêu cầu HS ( có thể thảo luận nhóm nhỏ hoặc HĐ cá nhân ) để làm bài tập theo phương pháp – các bước đã nêu. 
+ Chữa bài 
 Sau khi chữa xong bài giáo viên: đưa ra một số bài tập minh hoạ cho dạng bài (hoặc yêu cầu HS tự phân dạng ) trong STK yêu cầu HS về nhà tự luyện.
 Hướng dẫn HS tính nhanh khi gặp dạng bài đó trong bài thi trắc nghiệm
 Trả lời 
 Làm bài , nhận xét
 ( Nêu phương pháp )
 Nhận xét
 Theo dõi
 Làm bài, bổ sung, nhận xét
Hoạt động 3: Kiểm tra - đánh giá: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phát PHT yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành 
Thu bài chữa bài và chấm điểm, thông báo điểm của các nhóm 
Hoặc đưa ra đáp án – Yêu cầu các nhóm tự chấm chéo cho nhau
Thảo luận nhóm và hoàn thành
Tự chấm cho nhau sau đó thông báo kết quả với giáo viên 
III. Vận dụng
Giáo án chi tiết cho 1 tiết dạy tự chọn ( luyện tập )
Mục tiêu: 
 Qua tiết dạy HS có thể:
Được củng cố kiến thức về tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, vận dụng vào làm các bài tập lí thuyết
Kĩ năng làm các dạng bài tập hoá học ( 3 dạng ) 
+ Hoàn thành, bổ túc các phản ứng hoá học 
+ Dạng toán lượng dư
+ Dạng toán hỗn hợp 
- Rèn kĩ năng tính nhanh khi gặp các dạng toán được học
Có thể vận dụng các kiến thức được học vào giải thích một số hiện tượng, ứng dụng đơn giản của hoá học trong cuộc sống
Chuẩn bi:
Giáo viên: 
 - Bút dạ, máy chiếu
 - Một số dạng bài tập ( 3 dạng ) 
2. Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức chương 1: Các hợp chất vô cơ
 - Ôn lại cách làm bài toán tính theo phương trình hoá học
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu mục tiêu của tiết dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 1. ( 7 phút ) 
- Chia lớp làm 4 nhóm, mối nhóm làm 2 câu 
- Chiếu kết quả của 1 số nhóm, yêu cầu nhóm khác nhận xét và chữa bài
- Đưa ra đáp án chuẩn ( Có thể chiếu nếu cần ) 
Chiếu bài tập 2: ( 10 – 15 p)
Yêu cầu HS nhận xét bài toán ( về dữ kiện đề bài cho ) 
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Giới thiệu: đây là dạng toán lượng dư. 
Sau đó chiếu PP làm. 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2HS 1 nhóm) và làm bài theo các bước
- Quan sát và giúp đỡ những nhóm yếu 
- Chiếu kết quả của một số nhóm 
- Chiếu đáp án ( Nếu cần ) 
Chốt lại cho HS cách nhận dạng bài toán lượng dư là: Cho dữ kiện của 2chất trong 1 PƯHH
Chiếu bài tập 3. ( 10 – 15 p)
Yêu cầu HS nhận xét bài toán 
Yêu cầu 1 HS nêu PP làm bài 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập ra giấy trong 
Chiếu kết quả của 1,2 nhóm. Yêu cầu nhóm khác nhận xét
Chiếu đáp án ( Nếu cần ) 
Chiếu bài tập 4. ( 10 – 15 P ) 
Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau của bài số 4 so với bài số 3.
- Lượng H2 thu được theo đàu bài cho là của phản ứng nào hay của cả 2 phản ứng
- Chiếu PP làm dạng bài này cho HS theo dõi. 
Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài 
Chiếu kết quả của 1,2 nhóm Yêu cầu nhóm khác nhận xét
- Chiếu đáp án 
Hoạt động của HS
- Hoạt động nhóm, hoàn thành ra giấy trong 
- Nhóm khác nhận xét, chữa bài 
- Ghi bài 
- Đề cho dữ kiện của cả 2 chất trong 1 PƯHH
 - Nêu cách làm 
Theo dõi PP
HS thảo luận nhóm làm bài
- HS nhóm khác nhận xét 
- Theo dõi, ghi bài 
Nhận xét: 
- Khi cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl thì chỉ có CaSO3 tham gia phản ứng sinh ra khí
Nêu PP làm
Thảo luận và làm bài 
Nhận xét
Theo dõi, ghi bài 
Nhận xét: 
- Cả 2 chất trong hỗn hợp đều tác dụng được với H2SO4
- Đó là tổng lượng H2 thu được ở cả 2 phản ứng 
- Theo dõi 
- Thảo luận và làm bài 
- Nhận xét 
- Theo dõi, ghi bài
Nội dung
Dạng 1: Hoàn thành phương trình hoá học 
Bài 1: Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a. CaCO3 +  	Ca(NO3)2 +  +  
b.  + HCl NaCl + + 
c.  + KCl KNO3 + 
d. Fe(OH)2 +  FeSO4 + 
e. AgNO3 +  Cu(NO3)2 +
f. SO2 +  + H2O
g. FeO +   + H2O
h. FeCl2 +  KCl + 
Dạng 2: Toán lượng dư
Bài 2: Cho một dung dịch có chứa 10,6 gam Na2CO3 tác dung với một dung dịch có chứa 3,65 gam HCl. Tính thể tích khí H2 thu được( ĐKTC ). 
PP: - Quy các dữ kiện đầu bài cho về số mol 
Viết PTHH xảy ra
Lập tỉ lệ về số mol của các chất đầu bài cho theo đề bài và theo PT. 
So sánh 2 phân số vừa lập được. Suy ra chất còn dư sau PƯ
Tín

File đính kèm:

  • docchuyen de PP Day bai tap hoa hoc.doc
Giáo án liên quan