Chuyên đề Ôn thi Đại học môn Sinh học: Di truyền Menđen

Câu 1. Biết gen A trội hoàn toàn so với gen a.

Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai đồng tính trội?

a. AA x AA b. AA x Aa c. AA x aa d. Cả 3 phép lai

Câu 2. Gen A trội không hoàn toàn so với gen a.

Các phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 là:

a. AA x AA và AA x AA b. AA x Aa và aa x aa

c. AA x Aa và Aa x aa d. Aa x Aa và Aa x aa

Câu 3. Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 trong trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn là:

a. Aa x Aa b. Aa x AA c. AA x Aa d. Aa x aa

Câu 4. Phép lai nào sau đây ở con lai không đồng tính về kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn?

a. aa x aa b. AA x aa c. AA x Aa d. Aa x aa

Câu 5. Cho biết thân cao (B) trội hoàn toàn so với thân thấp (b). Lai giữa hai cây thuần chủng: cây có thân cao và cây có thân thấp thu được F1 và F2. Kết quả nào sau đây đúng?

a. F1: 100% thân cao; F2: 3 thân cao: 1 thân thấp

b. F1: 100% thân cao; F2: 1 thân cao: 1 thân thấp

c. F1: 100% thân thấp; F2: 3 thân cao: 1 thân thấp

d. F1: 100% thân thấp; F2: 1 thân cao: 1 thân thấp

Câu 6. Biết A quả đỏ, a: quả vàng và không xuất hiện tính trung gian. Cho hai cây P dị hợp giao phấn với nhau. Kết quả nào sau đây sẽ không đúng đối với F1?

a. Có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng b. Có 2 kiểu gen khác nhau xuất hiện

c. Tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1 d. Xuất hiện tỉ lệ của định luật phân tính

Câu 7. Ở một loài, biết DD: quả tròn, Dd: quả bầu dục và dd: quả dài. Cho một cây quả tròn giao phấn với cây có quả bầu dục thì kết quả thu được là:

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Ôn thi Đại học môn Sinh học: Di truyền Menđen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át hiện tính trung gian. Phép lai AaBb x AaBB cho tỉ lệ kiểu hình nào sau đây ở thế hệ lai?
a. 75% hoa đỏ, cánh hoa dài : 25% hoa vàng, cánh hoa dài
b. 75% hoa đỏ, cánh hoa ngắn : 25% hoa vàng, cánh hoa ngắn
c. 50% hoa vàng, cánh hoa dài : 50% hoa đỏ, cánh hoa dài
d. 50% hoa đỏ, cánh hoa ngắn : 50% hoa vàng, cánh hoa dài
Câu 24. Ở người gen A qui định mắt đen, a : mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình : nhóm máu A do gen IA qui định, nhóm máu B do gen IA qui định, nhóm máu O tương ứng với kiểu gen IO IO qui định, , nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IA IB qui định. Biết IA và IB là trội hoàn toàn so với IO, các gen phân li độc lập. Với các cặp tính trạng trên số loại kiểu hình, kiểu gen khác nhau ở người là:
a. 16 , 32 b. 16, 24 c. 16, 54 d. 24, 54.
Câu 25. Biết hai tính trạng hình dạng quả và vị quả di truyền độc lập với nhau. AA: quả tròn, Aa: quả dẹt, aa: quả dài B-: quả ngọt, bb: quả chua. Tỉ lệ của kiểu hình quả dẹt, ngọt được tạo ra từ phép lai AaBb x Aabb là:
a. 12,5%	b. 18,75%	c. 25%	d. 37,5%
Câu 26. Tỉ lệ của loại hợp tử A-B-D- được tạo ra từ phép lai AaBbDd x Aabbdd bằng bao nhiêu?
a. 50%	b. 37,5%	c. 25%	d. 18,75%
Câu 27. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng, di truyền theo hiện tượng tính trội hoàn toàn và các gen phân li độc lập.Tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai tạo ra từ phép lai AaBb x aaBb là:
a. 37,5%	:	37,5%	:	12,5%	:	12,5%	
b. 25%	:	25%	:	25%	:	25%	
c. 45%	:	45%	:	5%	:	5%	
d. 35%	:	35%	:	15%	:	15%
Câu 28. Ở người gen A qui định mắt đen, a : mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng. Liên quan đến nhóm máu có 4 kiểu hình : nhóm máu A 	do gen IA qui định, nhóm máu B do gen IA qui định, nhóm máu O tương ứng với kiểu gen IO IO qui định, , nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IA IB qui định. Biết IA và IB là trội hoàn toàn so với IO, các gen phân li độc lập. Con của bố mẹ nào sau đây không có kiểu hình mắt xanh, tóc thẳng, nhóm máu O:
a. Bố AaBb IA IO , mẹ Aabb IA IO ï b. Bố AaBb IA IB , mẹ aabb IB IO
c. Bố aaBb IA IO , mẹ AaBb IB IO d. Bố AaBb IB IO , mẹ Aabb IO IO
Câu 29. Biết A: hoa kép, trội hoàn toàn so với a: hoa đơn. B: hoa đỏ, trội hoàn toàn so với b: hoa trắng
Giao phấn 2 cây P, thu được F1 rồi sau đó tự thụ phấn F1. F2 có tỉ lệ 56,25% hoa kép, đỏ : 18,75 hoa kép, trắng : 18,75% hoa đơn, đỏ : 6,25% hoa đơn, trắng. Kiểu gen của cặp P đã mang là:
a. AABB x	Aabb hoặc AABB x aaBB	b. AaBb x AaBb
c. AABB x	aabb hoặc AAbb x aaBB	d. AaBB x AABb
Câu 30. Biết A-: quả tròn, aa: quả dài; B-: quả chín sớm, bb: quả chín muộn. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AaBb x AaBB là:
a. 75% quả tròn, chín sớm : 25% quả dài, chín sớm.	
b. 75% quả tròn, chín sớm : 25% quả tròn, chín muộn.
c. 50% quả dài, chín sớm : 50% quả dài, chín muộn.
d. 50% quả dài, chín muộn: 50% quả tròn, chín sớm.	
Câu 31. Cho biết A-: lá dài, aa: lá ngắn; B-: lá quăn, bb: lá thẳng.
	Hai tính trạng chiều dài và hình dạng lá di truyền độc lập với nhau. Phép lai AABb x AaBb cho kết quả kiểu hình nào sau đây?
a. 75% lá dài, quăn : 25% lá ngắn, quăn	b. 75% lá dài, quăn : 25% lá dài, thẳng
c. 50% lá dài, quăn : 50% lá ngắn, thẳng	d. 50% lá dài, quăn : 50% lá dài, thẳng
Câu 32. Cho biết kiểu gen A-: quả đỏ, aa: quả vàng; kiểu gen B-: quả chín sớm, bb: quả chín muộn.
	Hai tính trạng màu quả và thời gian chín của quả di truyền độc lập với nhau.Từ một phép lai, người ta thu được ở thế hệ lai có 25% quả đỏ, chín sớm : 25% quả đỏ, chín muộn : 25% quả vàng, chín sớm : 25% quả vàng, chín muộn.Kiểu gen của cặp bố mẹ đã mang lai là:
a. Aabb x aaBb hoặc AaBb x aabb	b. AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB
c. AaBb x AaBb	d. AaBb x AABb
Câu 33. Người đầu tiên cho rằng những biến đổi trên cơ thể sinh vật là do tác dụng của ngoại cảnh và di truyền được qua các thế hệ là:
a. Lin-nê	b. La-mác	c. Đác-Uyn	d. Missurin
Câu 34. Quan niệm đúng đắn trong học thuyết tiến hóa của La-Mác là:
a. Nâng cao dần tổ chức cơ thể theo hướng phức tạp hóa là hướng tiến hóa chủ yếu của giới hữu cơ.
b. Ngoại cảnh thường xuyên biến đổi, sinh vật có khả năng tự biến đổi theo hướng thích nghi với ngoại cảnh.
c. Các biến dị tập nhiễm đều di truyền được cho các thế hệ sau.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 35. Điểm chưa thành công trong học thuyết tiến hóa của La-Mác
a. Chưa giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
b. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
c. Trong quá trình tiến hoá không có sự đào thải các dạng trung gian.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 36. La-Mác là nhà triết học và tự nhiên học người nước nào?
a. Pháp	b. Anh	c. Thụy Điển	d. Đức
Câu 37. Đác-Uyn là nhà tự nhiên học người nước nào?
a. Pháp	b. Anh	c. Thụy Điển	d. Đức
Câu 38. Học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn được trình bày trong tác phẩm nào của ông?
a. Triết học động vật	b. Nguồn gốc các loài	c. Phân loại học	d. Thế giới động vật
Câu 39. Trong các vấn đề sau đây: 1. Cơ chế phát sinh các biến dị; 2. Cơ chế di truyền các biến dị; 3. Tính đa dạng phong phú của sinh vật; 4. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi; 5. Cơ chế tác động của ngoại cảnh; 6. Nguồn gốc chung của sinh giới. Học thuyết của Đác-Uyn chưa giải đáp được những vấn đề nào?
a. 1, 2, 3	b. 1, 2, 4	c. 1, 2, 5	d. 1, 2, 6
Câu 40. Nội dung chủ yếu học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn gồm vấn đề nào?
a. Tính biến dị của sinh vật	b. Chọn lọc nhân tạo
c. Chọn lọc tự nhiên	d. Cả 3 vấn đề trên
Câu 41. Nhân tố chính qui định chiếu hướng tiến hóa và tốc độ của các giống vật nuôi cây trồng:
Đột biến, chọn lọc.	b. Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc tự nhiên	d. Phân li tính trạng
Câu 42. Điều nào không đúng đối với chọn lọc nhân tạo?
a. Là một quá trình bao gồm hai mặt song song: giữ lại các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho nhu cầu của con người.
b. Do nhu cầu và thị hiếu của con người rất phức tạp, mỗi người đi khai thác một hướng riêng dẫn đến sự phân li tính trạng.
c. Sự phân li tính trạng dẫn đến sự hình thành các loài mới từ một loài ban đầu.
d. Là động lực chủ yếu cho sự tiến hóa của vật nuôi và cây trồng.
Câu 43. Động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên là:
a. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật với các điều kiện của môi trường sống
b. Nhu cầu và thị hiếu khác nhau cả con người
c. Sự phát sinh các biến dị trong quá trình sinh sản của sinh vật
d. Tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng mới
Câu 44. Theo Đacuyn nguyên nhân của sự tiến hóa là do:
a. Sự tác động của điều kiện ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài.
b. Do sự cũng cố ngẩu nhiên của các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên
c. Do chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
d. Do sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác đọâng của chọn lọc tự nhiên được các cơ chế cách li thúc đẩy dẫn đến sự hình thành một hệ gen kín cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc. 
Câu 45. Thể song nhị bội là cơ thể có: 
a. tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n 	b. tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 4n
c. tế bào mang 2 bộ nhiễm sắc thể 2n của hai loài bố mẹ. 
d. tế bào mang 2 bộ nhiễm sắc thể n của hai loài bố mẹ
Câu 46. Trung tâm của thuyết tiến hóa hiện đại là:
a. Thuyết tiến hóa nhỏ	b. Thuyết tiến hóa lớn
c. Thuyết tiến hóa Kimura	d. Thuyết tiến hóa Đác-Uyn
Câu 47. Cơ chế của thuyết tiến hóa nhỏ là biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố:
a. Đột biến, chủ yếu là đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
b. Giao phối phát tán các đột biến gen lặn trong quần thể, tạo điều kiện cho đột biến gen lặn trong trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
c. Các yếu tố cách li dẫn đến cách li sinh sản, hình thành loài mới.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 48. Kết quả của tiến hóa nhỏ?
a. Tạo thành các loài mới	b. Tạo thành các nhóm trên loài như chi, họ, bộ, lớp
c. Tạo thành các giống mới	d. Tạo thành các nòi mới, thứ mới
Câu 49. Nghiên cứu di truyền ở mức phân tử là nội dung của học thuyết tiến hóa nào?
a. Thuyết tiến hóa nhỏ	b. Thuyết tiến hóa lớn
c. Thuyết tiến hóa Kimura	d. Thuyết tiến hóa tổng hợp
Câu 50. Sự đa hình cân bằng di truyền trong quần thể như sự di truyền các nhóm máu A, B, AB, O ở người là bằng chứng cho học thuyết tiến hóa nào?
a. Thuyết tiến hóa nhỏ	b. Thuyết tiến hóa lớn
c. Thuyết tiến hóa Kimura	d. Thuyết tiến hóa tổng hợp.
Câu 51. Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
	a. thường biến. 	b. đột biến. 
	c. đột biến NST. 	d. đột biến gen. 
Câu 52. Quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì trong quần thể có:
	a. nhiều đột biến xảy ra . 	b. gen đột biến được trung hòa. 
	c. nhiều tổ hợp gen thích nghi.	d. số cặp gen dị hợp rất lớn.
Câu 53. Để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc người ta dùng tiêu chuẩn :
	a. hình thái. 	b. địa lí - sinh thái 
	c. sinh lí - hóa sinh. 	d. di truyền.
Câu 54. Nhân 

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE ON THI DH PHAN MENDEN.doc