Chuyên đề Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của đề tài 3
B. Phần nội dung 4
Chương 1. Lý luận chung về ngoại giao và lịch sử đấu tranh ngoại giao của cách mạng việt nam 4
1.1. Khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao 4
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao 7
1.2.1. Quan niện về tư tưởng Hồ Chí Minh 7
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa chính sách đối nội và đối ngoại
h ngoại giao cụ thể trong một giai đoạn lịch sử cụ thể để rút ra được sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình lựa chọn, nghiên cứu đề tài tôi đã vạch ra cho mình những phương pháp nghiên cứu hợp lý, đảm bảo tính vừa sức, khoa học, sáng tạo, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Trước hết, tôi vạch ra đề cương nghiên cứu, thu thập tài liệu, thông tin qua việc tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí sau đó xử lý thông tin. Đồng thời chịu khó học hỏi kinh nghiệm, sự chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo. Trên cơ sở đó, tôi sử dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp lịch sử - cụ thể để làm sáng tỏ sự linh hoạt và sáng tạo của Đảng ta. 5. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm 3 phần chính A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1. Lý luận chung về ngoại giao và lịch sử đấu tranh ngoại giao của cách mạng Việt Nam Chương 2. Sự linh hoạt và sáng tạo của Đảng ta trên Mặt trận ngoại giao trong giai đoạn Cách mạng 1945 -1954 C. Phần kết luận B. Nội dung Chương 1. lý luận chung về ngoại giao và lịch sử đấu tranh ngoại giao của cách mạng việt nam 1.1. Khái lược lịch sử đấu tranh ngoại giao Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam á, có một vị trí địa lý chiến lược rất quan trọng: là đầu mối giao thông từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, giao lưu giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và ấn Độ. Các vua Hùng và những triều đại tiếp theo vừa dựng nước vừa giữ nước, “chỉ mong vẹn đất, cốt sao an ninh” (Nguyễn Trãi) [1, 23]. Vua Hùng đã từng cử xứ thần vượt đường xa vạn dặm, đem chim quý biếu Chu Thành Vương để tỏ lòng mong muốn hòa hiếu. Theo sách sử của Trung Quốc, sự kiện này diễn ra năm Tân Mão 1110 TCN. Vua Chu đã đáp lại bằng việc tặng sứ giả của vua Hùng 5 cổ xe có kim chỉ nam để về nước khỏi lạc hướng. Tiếc rằng sau đó, đất nước trãi qua cuộc xâm lược của quân Tần rồi đến nghìn năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938), đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và phát triển quốc gia. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, nhưng vẫn cho con đem đồ vật sang cống nhà Tống để giao hảo. Vua Lê Đại Hành đã bác bỏ chiếu dụ hàng của vua Tống và đánh bại đội quân thủy bộ của Tống sang xâm lược Đại Cồ Việt, sau đó lập lại quan hệ bang giao của nhà Tống. Vua Lê Đại Hành cũng cử xứ sang Chiêm Thành để mở tình giao hảo. Vua Chiêm Thành đã bắt giam sứ giả của Đại Cồ Việt khiến vua Lê phải cất quân chinh phạt. Khi đất nước đứng trước họ xâm lăng từ phía Bắc, Lý Thường Kiệt đánh thẳng vào các căn cứ chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống, khi nhà Tống cho quân xâm lược Đại Việt, ông chặn quân Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt và cử “biện sĩ bàn hòa”, khiến tổng binh Quyách Quỳ chịu lui binh, trả đất. Đế quốc Mông Cổ bành trướng từ Thái Bình Dương đến biển Đen, nhưng ba lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại. Hốt Tất Liệt đã 6 lần mời vua Trần sang triều cận, và Trần khước từ nhưng cử xứ thần sang nộp cống, mưu sự hòa hiếu và tạo được thế hòa hoãn. Bình định vương Lê Lợi khi lấy ngoại giao để lui quân về Lam Sơn, chỉnh đối binh mã, lúc lấy chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang để đẩy mạnh ngoại giao. Thực hiện ngoại giao tâm công, Nguyễn Trãi đã thuyết phục tổng binh Vương Thông đang cầm hơn 10 vạn quân mà chịu rút quân về nước. Chỉ một trận, vua Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh nhưng liền cứ xứ thần sang nhà Thanh xin nhận thụ phong và nộp cống khiến quan hệ giữa hai nước sớm trở lại bình thường. Lịch sử từ thế kỷ thứ X - XVIII đã chỉ rõ nước Đại Việt luôn luôn phải chống đỡ lại các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang và không có cuộc kháng chiến nào là không kết hợp quân sự với ngoại giao. Chính vì thế, nền ngoại giao Đại Việt mang tính chiến đấu rất cao, đồng thời luôn coi trọng việc “sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” và “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân thay cường bạo”. Lịch sử Đại Việt lưu danh nhiều tên tuổi ngoại giao trong đó có: Lê Văn Thịnh; Mạc Đỉnh Chi; Nguyễn Trãi; Phùng Khắc Khoan; Lê Quý Đôn; Ngô Thì Nhậm Vào thời cận đại, các nước phương Tây sau khi hoàn thành cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đua nhau tìm kiếm thuộc địa, phân chia thị trường thế giới. Trong khi Nhật Bản và Xiêm (tức Thái Lan) sôi nổi canh tân tự cường, nhà Nguyễn không chấp nhận những đề nghị cải cách của phái Nguyễn Trường Tộ, khư khư bám giữ chính sách “bế quan tỏa cảng”. Đường lối đối nội và đối ngoại của vương triều nhà Nguyễn dựa trên những giáo lý lỗi thời, tầm nhìn hạn hẹp nên tiềm lực của đất nước không được tăng cường, quân sự và ngoại giao không được phát huy. Nhà Nguyễn đã lùi bước và cam chịu đầu hàng, chịu để Pháp nắm quyền ngoại giao. Tại Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 có ghi: vua nước Nam phải đoan chịu theo chính lược ngoại giao của nước Pháp, và chính lược ngoại giao hiện lúc bấy giờ thế nào phải để nguyên như thế, không được đổi khác đi. Từ đó, Việt Nam không còn tên trên bản đồ thế giới, mà chỉ là xứ "Đông Dương thuộc Pháp”. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra kiên cường và anh dũng, phát triển khắp nơi từ Nam đến Bắc, phong trào Cần Vương mang ý thức hệ phong kiến, các cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào chống sưu cao, thuế nặng, chống bắt phu, bắt lính, đòi cải thiện các quyền dân sinh, dân chủ, các cuộc vận động mang màu sắc dân chủ tư sản Đầu thế kỷ thứ XX, nhiều nhà yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài để tìm con đường giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du “xuất dương cầu viện” trông chờ vào Nhật Bản chống lại Pháp. Phan Chu Trinh hiểu rằng “vọng ngoại tắc ngu, bạo động tắc tử” (trông chờ người nước ngoài thì chắc ngu, bạo động thì chắc chết), nhưng lại chủ trương dựa vào thực dân Pháp để khai hóa nước nhà, chung quy vẫn là “vọng ngoại”. Các cuộc đấu tranh và nổi dậy đầy tinh thần yêu nước, quật cường nhưng đều liên tiếp thất bại. Phong trào cứu nước đứng trước khủng hoảng bế tắc, vì thời thế đã đổi thay mà đường lối chính trị vẫn theo lối cũ. Từ những năm 1920, Nguyễn ái Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị Việt Nam và thế giới. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt Nam mà nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, với tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới trong thời đại mới. Đó là độc lập dân tộc gắn liều với chủ nghĩa xã hội, Cách mạng giải phóng dân tộc phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân. Đặc biệt, Nguyễn ái Quốc đã nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế giới và phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, kết hợp chặt chẽ phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa với phong trào của giai cấp vô sản ở chính quốc, đồng thời, khẳng định phong trào giải phóng dân tộc có thể “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, không ỷ lại, chờ đợi vào phong trào cách mạng của Chính quốc. Đó chính là một quan điểm sáng tạo và có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc thế giới. Đó cũng chính là một yếu tố làm nền tảng cho đường lối quốc tế và chính sánh ngoại giao của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xuyên suốt từ những ngày đầu thành lập Đảng qua các giai đoạn đấu tranh giành và giữ chính quyền, kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước. Tóm lại, trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, ngoại giao luôn được xem là một vũ khí và thứ vũ khí này đã được dân tộc ta vận dụng một cách rất linh hoạt và sáng tạo, nhờ đó mà đã góp phần không nhỏ vào việc đánh bại âm mưu của các thế lực ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao 1.2.1. Quan niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là vị anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất để lại dấu ấn trong quá trình phát triển nhân loại (Như Nghị quyết khóa họp thứ 24 của UNETSCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định) [6, 10]. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc ta một di sản quý báu đó là tư tưởng của Người về các lĩnh vực, vạch đường lối cho dân tộc Việt Nam đánh đuổi đế quốc, thực dân giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng mãi tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) thì Đảng ta mới đưa ra được một khái niệm bao quát, hoàn chỉnh nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" [7, 83]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận hợp thành của tư tư
File đính kèm:
- Ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954.doc