Chuyên đề Một vài phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính cộng, trừ số nguyên

Toán học là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh, có thể nói là chìa khoá cho các môn học khác. Nhưng với môn học có đặc thù “Khó – Khô – Khổ” này rất ít học sinh yêu thích. Mức độ khó của toán tăng dần khi học sinh bắt đầu làm quen với số nguyên âm. Càng khó hơn nữa khi các em thực hiện các phép tính trên số nguyên. Đặc biệt, khi tiếp xúc các bài toán cộng trừ số nguyên, học sinh tính toán chậm lại và rất nhiều em hầu như không biết tính. Cũng vì vậy một số học sinh bắt đầu sao nhãng học toán rồi từ từ không thích học bộ môn này.

Đây là vấn đề mà mỗi người giáo viên dạy toán 6 phải băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu,. tìm ra các phương pháp và cách thức truyền đạt dễ hiểu và dễ tiếp thu nhất để học sinh lĩnh hội một cách tốt nhất. Và tôi, mặc dù không nhiều năm dạy lớp 6 nhưng hai năm nay khi tiếp nhận lớp 6 tôi luôn tìm tòi, học hỏi, xây dựng và tích cực đổi mới phương pháp nhằm truyền đạt một cách tốt nhất đến cho học sinh. Vì lẻ đó nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Một vài phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính cộng trừ số nguyên”

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một vài phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính cộng, trừ số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP 
GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT 
CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ SỐ NGUYÊN”
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Toán học là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt đối với học sinh, có thể nói là chìa khoá cho các môn học khác. Nhưng với môn học có đặc thù “Khó – Khô – Khổ” này rất ít học sinh yêu thích. Mức độ khó của toán tăng dần khi học sinh bắt đầu làm quen với số nguyên âm. Càng khó hơn nữa khi các em thực hiện các phép tính trên số nguyên. Đặc biệt, khi tiếp xúc các bài toán cộng trừ số nguyên, học sinh tính toán chậm lại và rất nhiều em hầu như không biết tính. Cũng vì vậy một số học sinh bắt đầu sao nhãng học toán rồi từ từ không thích học bộ môn này. 
Đây là vấn đề mà mỗi người giáo viên dạy toán 6 phải băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu,... tìm ra các phương pháp và cách thức truyền đạt dễ hiểu và dễ tiếp thu nhất để học sinh lĩnh hội một cách tốt nhất. Và tôi, mặc dù không nhiều năm dạy lớp 6 nhưng hai năm nay khi tiếp nhận lớp 6 tôi luôn tìm tòi, học hỏi, xây dựng và tích cực đổi mới phương pháp nhằm truyền đạt một cách tốt nhất đến cho học sinh. Vì lẻ đó nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Một vài phương pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt các phép tính cộng trừ số nguyên”
II/ THỰC TRẠNG:
Các phép tính trong tập hợp các số nguyên là nền tảng kiến thức để các em học tốt các lớp trên. Nếu căn bản không tốt, khi lên lớp 7, 8, 9 và các lớp trên nữa các em gặp rất nhiều khó khăn trong tính toán. Thật vậy, qua điều tra học sinh lớp 8.5 trường THCS Hàm Mỹ về bài kiểm tra toán như sau: 
Đề kiểm tra: 
Không dùng máy tính cầm tay thực hiện phép tính
23 - 17 =
62 - (-14) = 
15 + (-75) =
(-9) + 15 =
-107 - 56 =
(-78) + (-65) =
(-45) - (-98) + 27 =
37 - (-13) =
35 - 78 + (-56) =
56 + 54 - 100 =
Kết qủa: 
Tổng số đối tượng điều tra: 32 học sinh
Kết quả điều tra:
Xếp loại
Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
4
7
8
13
Qua điều tra 13/32 học sinh chưa đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ 40,65 thực trạng. Điều đó cho thấy việc nắm bắt kiến thức về cộng trừ số nguyên không tốt cho nên ảnh hưởng nhiều đến việc lĩnh hội kiến thức mới. Từ đó, càng lên lớp lớn học sinh yếu toán tỉ lệ càng lớn. Do vậy, để các em yêu thích và học tốt môn toán hơn ta hãy bắt đầu từ phép cộng trừ số nguyên.
III/ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP:
1) Học sinh cần kĩ năng gì khi bắt đầu với cộng trừ số nguyên?
 Trong quá trình giảng dạy, dự giờ các đồng nghiệp tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm cũng như đã suy nghĩ một số phương pháp để truyền đạt kiến thức, giúp các em rèn luyện kĩ năng trong việc thực hiện các phép tính trong tập hợp số nguyên. Để giúp các em thực hiện thành thạo, chính xác các phép tính này tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
a. Rèn kĩ năng tính toán ở tập hợp số tự nhiên:
Khi dạy chương I: “Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên”, giáo viên cần cho học sinh thực hành tính toán nhiều để rèn cho các em kĩ năng tính toán tốt. Làm nền tảng cơ bản cho việc thực hiện tốt các phép tính trong tập hợp số nguyên tiếp theo.
b. Giúp học sinh nắm vững “Giá trị tuyệt đối của một số nguyên”:
Giáo viên không bắt buộc học sinh phải thuộc định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Bởi định nghĩa đó rất là khó hiểu đối với các học sinh có học lực yếu kém, đôi khi học sinh trung bình cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tính toán. Do đó, khi dạy phần này giáo viên chỉ cần giảng và chỉ cho học sinh rằng giá trị tuyệt đối của một số âm hay số dương đều ra kết quả là số dương.
Ví dụ: 	
Trong các quy tắc của các phép tính số nguyên, đều sử dụng đến giá trị tuyệt đối của một số. Do đó, để thực hiện tốt và nắm vững các quy tắc đó thì học sinh phải biết được giá trị tuyệt đối của một số nguyên được tính như thế nào.
2) Một vài phương pháp giúp học sinh làm tốt các bài tập cộng trừ số nguyên: 
Trong các bài học, mỗi phép tính đều có một quy tắc để học sinh áp dụng vào tính toán. Thế nhưng, các em rất dễ nhầm lẫn giữa các quy tắc, nhất là các quy tắc cộng, trừ hai số nguyên. Vì thế, giáo viên có thể chỉ cho học sinh mẹo “Không quan tâm đến dấu” hoặc “đưa ra các ví dụ thực tế” hoặc “cho phản ví dụ khi học sinh làm bài sai”…
a) Cộng hai số nguyên cùng dấu:
- Đối với hai số nguyên dương thì giáo viên không cần chỉ thêm vì đây là cộng hai số tự nhiên mà các em đã được học từ nhỏ đến giờ.
Ví dụ: 	(+3) + (+4) = (+7) hay 3 + 4 = 7
- Đối với hai số nguyên âm thì có thể chỉ mẹo cho các em là không để ý đến dấu của hai số nguyên âm, ta lấy hai số đó cộng lại với nhau ( hai số tự nhiên cộng nhau) được kết quả là bao nhiêu sau đó ghi dấu “-” vào thì sẽ ra được kết quả.
Ví dụ: Để tính (-6) + (-14) ta lấy 6 + 14 = 20 sau đó ghi dấu “-” vào số 20 được kết quả là -20.
Vậy (-6) + (-14) = -20
- Nếu học sinh làm sai ((-6) + (-14) = 20) ta đưa ra phản ví dụ: Ông A nợ bà B 6 ngàn và Ông A nợ bà B 14 ngàn nữa . Vậy ông A được 20. Ông A nói: “ Bà B đưa cho tôi 20” ?
b) Cộng hai số nguyên khác dấu:
Đối với phép cộng hai số nguyên khác dấu giáo viên có thể chỉ mẹo cho học sinh như sau: không quan tâm gì đến dấu của hai số, xét xem số nào lớn hơn thì lấy số đó trừ đi số còn lại ( hay nói cách khác là lấy số lớn hơn trừ đi số bé hơn), xem số lớn hơn mang dấu gì thì đặt dấu đó đằng trước kết quả. Nếu số lớn hơn mang dấu “+” thì kết quả là số dương, nếu số lớn hơn mang dấu “–” thì kết quả là số âm.
Ví dụ 1:
Để tính (-43) + 20, không để ý đến dấu của các số, ta xét thấy 43 > 20, lấy 43 – 20 = 23, số lớn hơn là 43 mang dấu “–” nên ta đặt dấu “–” trước số 23. Vậy (-43) + 20 = -23
Nếu học sinh chưa hiểu giáo viên cho ví dụ thực tế: Ông A mua bà B 43 ngàn gạo nếp (-43), ông A trả cho bà B 20 ngàn nữa (+20). Vậy ông A có nợ tiền bà B không? Nợ bao nhiêu? Ta làm thế nào? Nợ 23 ngàn (-23). Lấy 43 – 20 = 23, dấu của (-43). Vậy, (-43) + 20 = -23
Ví dụ 2:
Để tính 59 + (-35), không để ý đến dấu của các số, 
- Chỉ mẹo: ta thấy 59 > 35, lấy 59 – 35 = 24, số lớn hơn là 59 mang dấu “+” nên ta đặt dấu “+” trước kết quả (khỏi cần đặt dấu cũng được).
Vậy: 59 + (-35) = 24
c) Trừ hai số nguyên:
- Đối với các phép toán hai số nguyên dương trừ cho nhau:
- Nếu là số nguyên dương lớn trừ cho số nguyên dương nhỏ thì thực hiện bình thường như phép trừ hai số tự nhiên.
Ví dụ: 9 – 5 = 4
- Nếu là số nguyên dương nhỏ trừ cho số nguyên dương lớn thì ta lấy số lớn trừ đi số nhỏ và đặt dấu “–” trước kết quả.
Ví du: 25 – 36, ta lấy 36 – 25 = 9, sau đó đặt dấu “–” trước số 9 ta được: 
25 – 36 = -9
- Đối với phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm, ta không quan tâm đến các dấu “–” của bài, ta lấy 2 số cộng lại với nhau thì ra được kết quả.
Ví du: Tính 5 – ( -8) = 5 + 8 = 13
- Đối với phép trừ số nguyên âm cho số nguyên dương thì giáo viên cần chỉ cho học sinh mẹo sau: không cần chú ý đến các dấu “–” các em hãy lấy hai số (nhớ là không có dấu) cộng lại với nhau và đặt dấu trừ trước kết quả.
Ví du: (-6 ) – 8, ta không chú ý đến dấu trừ thì được hai số là 6 và 8, lấy 6 + 8 = 14, đặt dấu “–” trước 14 ta được (-6) – 8 = -14.
- Đối với phép trừ hai số nguyên âm cho nhau: không quan tâm đến các dấu có trong bài toán, ta chỉ lấy số lớn trừ cho số bé, nếu trong bài toán số lớn đứng sau phép tính thì ta kết quả là số dương, nếu số lớn đứng trước thì kết quả là số âm.
Ví dụ:
Để tính : (-9)– (-14) không quan tâm đến dấu của bài toán ở dây có hai số là 9 và 14, mà 14 > 9 nên ta lấy 14 – 9 = 5. Vì 14 đứng sau trong phép tính nên kết quả của phép tính này là 5, tức (-9)– (-14) = 5.
Ví dụ:Để tính: (-15) - (-7), không quan tâm đến các dấu có trong bài toán, ở đây có hai số là 15 và 7, vì 15 > 7 nên ta lấy 15 – 7 = 8, trong bài toán này số lớn (15) đứng trước nên kết quả sẽ mang dấu “-”. Vậy (-15) – (-7) = -8.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Khi áp dụng phương pháp này tôi không thể thống kê được số liệu bao nhiêu em hiểu và làm tốt nhưng có thể nhận thấy: Lớp học vui vẽ, hào hứng, sôi nổi hơn khi giáo viên đưa ra các phản ví dụ mang tính hài hước. Học sinh giảm bớt sai sót khi trình bày các bài toán có các phép tính cộng trừ số nguyên...từ đó các em tự tin hơn trong khi làm bài tập. 
Một vài dẫn chứng thực tế nhất đó là em Nguyễn Lê Ngọc Trúc lớp 6.8 mừng và nói với thầy: “…lúc đầu em cộng trừ số nguyên cứ sai hoài, mặc dù các quy tắc cộng trừ số nguyên em rất thuộc. Nhưng khi thầy lấy ví dụ gì mà nợ nợ… nay em hiểu được cách tính rồi…”. 
V/ HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN:
Với việc sử dụng một vài phương pháp dạy học như trên tôi đã đạt được những hiệu quả thiết thực. Và đó là phương pháp hợp lí giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tối ưu trong trong dạy học cũng như không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và đặc biệt là của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm để đề tài này được hoàn chỉnh hơn và bổ sung nhiều kinh nghiệm quý báu hơn để tôi dùng làm hành trang phấn đấu trong những năm học tới.
	 Hàm Mỹ, ngày 15 tháng 03 năm 2014
	Người viết 
	 Hồ Văn Khánh
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan