Chuyên đề Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Chương trình toán của tiểu học có vịtrí và tầm quan trọng rất lớn. Toán

học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và

phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sởcung cấp những tri thức khoa học

ban đầu về sốhọc, các sốtựnhiên, các sốthập phân, các đại lượng cơ bản,

giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một sốyếu tốhình

học đơn giản.

pdf28 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan 
trọng. Có thể coi việc dạy - học và giải toán là "hòn đát thử vàng" của dạy - học toán. 
Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực 
các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp 
phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa dược nêu ra một cách tường 
minh và trong chừng mực nào đó, phải biếtsuy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể 
coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí 
tuệ của học sinh. 
Dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau: 
- Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã 
học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dược vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ 
năng thực hành vào thực tiễn. 
- Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ 
năng suy luận, khêu gợi và tập dược khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. 
- Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động, 
như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể... 
Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận 
thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu 
có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực 
tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học 
sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hươn những 
lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép 
tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày 
 12 
bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai sót 
đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán 
nên đã lựa chọn sai phép tính. 
Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói 
riêng, việc học toán và giải toán có lời văn rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực 
hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, 
giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần 
tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán loogic thông qua cách trình 
bày, lời giả đúng, ngắn gọn, sáng tạotrong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, 
say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5" để nghiên cứu, với mục đích là: 
- Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán 
có lời văn. 
- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời 
văn cho học sinh lớp Năm. 
- Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có lời văn 
ở lớp Năm, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học giải toán có lời văn. 
 13 
Phần thứ hai 
NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 
1/ Cơ sở lý luận: 
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở 
bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của 
số học và số học tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, 
hình học có trong chương trình. 
Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau: 
 a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được 
giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các 
kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà 
giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến 
thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục. 
 b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông 
qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp 
giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành cần thiết trong đời sống 
hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kĩ năng đó trong cuộc sống. 
 c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở 
ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: 
việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành 
tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước anh em, trong 
công cuộc bảo vệ hòa bình của nhân dânthế giới, góp phần giáo dục các em bảo vệ môi 
trường, phát triển dân số có kế hoạch.... Việc giải toán có thể giúp các em thấy được 
nhiều khái niệm toán học. Ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng...đều có nguồn 
 14 
gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được 
các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm... 
 d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư 
duy và những đức tính tốt của người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của 
học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái 
gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài toán giữa cái đã cho và 
cái phải tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện phép 
tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra.... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán 
góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm 
việc có hiệu quả, có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, có thói quen tự kiểm tra 
kết quả công việc mình làm, có óc độc lập, suy nghĩ sáng tạo, tìm ra những lời giải 
mới, hay và ngắn gọn... 
* Nội dung chương trình Toán lớp 5: 
1. Ôn tập về số tự nhiên. 
2. Ôn tập về các phép tính số tự nhiên. 
3. Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
4. Phân số (ôn tập, bổ sung). 
5. Các phép tính về phân số. 
6. Số thập phân. 
7. Các phép tính về số thập phân. 
8. Hình học - chu vi, diện tích, thể tích của một hình. 
9. Số đo thời gian - Toán chuyển động đều. 
2/ Cơ sở thực tiễn: 
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toánđược thông 
qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến 
cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phả lược bỏ 
những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác 
là chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép 
tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán. 
a) Đề bài của bài toán có lời văn bào giờ cũng có hai phần: 
 - Phần đã cho hay còn gọi là giả thiết của bài toán. 
 15 
- Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán. 
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay 
thực chất là các mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài 
toán. 
b) Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau: 
 - Nghiên cứu kỹ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về ý 
nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt là chú ý đến câu hỏi bài toán. Chớ vội tính 
toán khi chưa đọc kỹ đề toán. 
 - Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng 
ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán, hoặc minh họa bằng sơ đồ hình vẽ. 
 - Lập kế hoạch giải toán: Học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài 
toán cần thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán 
có thể biết gì? Có thể làm phép tính gì? Phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài 
toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán. 
- Thực hiện phép tính theo trình tự kế hoạch đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi 
thực hiện phép tính cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có 
dựa trên cơ sở đúng đắn không? 
Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử lại xem đáp số tìm được có trảlời đúng 
câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một số 
trường hợp, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm xem có cách giải khác gọn hơn 
không? 
Ví dụ 1: Thùng to có 26 lít dầu, thùng bé có 18 lít dầu. Dầu được chứa vào các 
chai như nhau, mỗi chai có 0,8 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai dầu? 
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng phương 
pháp vấn đáp, kết hợp với minh họa bằng tóm tắt đề toán. 
+ Phân tích nội dung đề toán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì? 
Bài toán hỏi gì? Để học sinh thấy rõ nội dung: 
- Thùng to có 26 lít dầu. 
- Thùng bé có 18 lít dầu. 
- Mỗi chai chứa 0,8 lít dầu. 
- Hỏi có tất cả bao nhiêu chai dầu? 
 16 
+ Tóm tắt bài toán: Theo những câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn 
học sinh tóm tắt như sau: 
Thùng to: 26 lít. 
Thùng bé: 18 lít. 
Có :....... chai dầu? 
Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tự tìm ra lời giải và phép tính tương 
ứng. 
+ Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đặt câu hỏi "Muốn biết có bao nhiêu chai dầu, 
ta làm như thế nào?" Học sinh trả lời :"Trước hết ta phải tìm tổng số lít dầu có ở hai 
thùng; sau đó mới tìm tổng số chai đựng dầu". 
Bài giải 
 Tổng số lít dầu có ở hai thùng là: 
26 + 18 = 44 (lít) 
 Số chai đựng dầu là: 
44 : 0,8 = 55 (chai) Đáp số: 55 chai 
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ DẠY GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN: 
1/ Phương pháp trực quan: 
Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và 
hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiên thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái 
quát cao. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ 
xung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng và vốn hiểu biết. Đối với học sinh lớp 
5, việc sử dụng đồ dùng trực quan ít hơn các lớp trước và bớt dần đi việc dùng

File đính kèm:

  • pdfsang kien kinh nghiem.pdf
Giáo án liên quan