Chuyên đề Môn hóa học: Vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm qua một tiết dạy môn hóa học 8 – 9

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV: HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được. Chính vì thế ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của người học.

Trong các phương pháp dạy học theo hướng tích cực mà nhóm Hóa – Sinh đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học thảo luận nhóm là phương pháp tương đối phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy của bộ môn trong nhà trường. Chính vì vậy, nhóm Hóa – Sinh đã chọn chuyên đề: “Vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm qua một tiết dạy môn Hóa học 8 – 9”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn hóa học: Vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm qua một tiết dạy môn hóa học 8 – 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS TÂN LONG
Chuyên đề môn Hóa học:
VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ 
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 
QUA MỘT TIẾT DẠY MÔN HÓA HỌC 8 – 9
Năm học: 2013 – 2014
TÂN LONG, NGÀY 20/03/2014
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM QUA MỘT TIẾT DẠY MÔN HÓA HỌC 8 – 9
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.
Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV: HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được. Chính vì thế ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của người học.
Trong các phương pháp dạy học theo hướng tích cực mà nhóm Hóa – Sinh đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy phương pháp dạy học thảo luận nhóm là phương pháp tương đối phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy của bộ môn trong nhà trường. Chính vì vậy, nhóm Hóa – Sinh đã chọn chuyên đề: “Vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm qua một tiết dạy môn Hóa học 8 – 9”.
II. NỘI DUNG:
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà trong đó GV tổ chức cho HS trong cùng một nhóm phân công, thực hiện, hợp tác cùng giải quyết một vấn đề nhất định.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung.
Thảo luận nhằm khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến bàn luận khác nhau của HS.
*Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
- Trang thiết bị, ĐDDH và các công cụ hỗ trợ phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ.
- GV đều được tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học; thường xuyên soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin.
*Khó khăn:
- Trường chưa có phòng bộ môn.
- Đa số HS sống ở nông thôn nên chưa có điều kiện tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại.
- Một số HS chưa có ý thức trong học tập, còn thiếu tự tin, rụt rè, e ngại trình bày ý kiến trước tập thể.
III. GIẢI PHÁP:
1. Qui trình thực hiện:
- Bước 1: Giới thiệu chủ đề.
- Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng.
- Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, cá nhân, GV hướng dẫn HS nhiệm vụ thảo luận, qui định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
- Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Bước 5: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Bước 6: GV tổng kết và nhận xét.
*Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm:
- Có nhiều cách chia nhóm, có thể theo số điểm danh, theo trình độ HS, theo màu sắc, theo biểu tượng; theo giới tính, theo vị trí ngồi hoặc có cùng sự lựa chọn ...
- Qui mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ (thường theo số bộ dụng cụ thí nghiệm thực hành, nội dung kiến thức cần tìm hiểu). Tuy nhiên, nhóm thường từ 4 – 6 HS là phù hợp.
- Cần qui định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm.
- Khi các kiến thức khó, trừu tượng cần có sự hợp tác thực hiện.
- Mỗi nhóm nên có một nhóm trưởng, một thư kí. HS cần thay nhau làm “nhóm trưởng”, “thư kí” và đại diện cho nhóm trình bày nghe kết quả thảo luận.
- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng tranh vẽ, phiếu học tập, bảng tường trình ...).
- Trong suốt quá trình HS thảo luận, GV cần đến các nhóm quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
- Khi dạy học theo nhóm nhỏ, GV cần chú ý bao quát lớp vì lớp sẽ rất ồn, chú ý tuyên dương nhóm làm việc tốt, động viên giúp đỡ nhóm chưa tốt. Uốn nắn các thao tác kĩ thuật cho HS.
2. Các giải pháp thực hiện ở hai tiết dạy để minh họa cho chuyên đề:
	*Môn Hóa học 8 – Bài 36: “Nước” (tiết 2) – GV dạy minh họa: Trần Anh Dũng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS quan sát cốc nước.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nước có những tính chất vật lí nào?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổng kết và nhận xét.
- HS quan sát cốc nước.
- HS thảo luận nhóm với thời gian 3 phút để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS sửa sai nếu có.
	*Môn Hóa 9 – Bài 44: “Rượu etylic” – GV dạy minh họa: Lê Thị Huỳnh Liên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 3.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổng kết và nhận xét.
- HS đọc đề bài tập 3.
- HS thảo luận nhóm với thời gian 3 phút để hoàn thành bài tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS sửa sai nếu có.
IV. KẾT QUẢ:
*Việc vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm mang lại một số kết quả như sau:
- HS bớt chủ quan khi tìm hiểu, vận dụng kiến thức; tăng tính khách quan của khoa học.
- Kiến thức của HS trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
- HS được giao tiếp, được sử dụng vốn hiểu biết bằng ngôn ngữ của mình để biểu đạt những suy nghĩ riêng. Những em nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn vì được nêu ý kiến của mình và được trân trọng lắng nghe.
- Các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe GV nhận xét ý kiến của bạn. Nhờ đó, giúp các em dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
- HS được phát biểu nhiều hơn so với câu hỏi đối thoại tiến hành trên toàn lớp.
- Đây là một hình thức dạy – học lẫn nhau. HS phát triển năng lực tự đánh giá khi có dịp so sánh với ý kiến của bạn, với kết luận của GV HS sẽ tự điều chỉnh những sai sót của mình để vươn lên.
- Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm của HS được phát triển khi cùng nhau phân công và cùng thực hiện nhiệm vụ.
- Cung cấp được nhiều thông tin phản hồi kịp thời cho GV giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy, cách tổ chức và hướng dẫn HS.
*Cụ thể: 
- Tiết dạy không áp dụng phương pháp thảo luận nhóm:
Xếp loại
Lớp 9/1
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2013 – 2014
Hóa học 9 (KT 15’)
04
(13,3%)
10
(33,3%)
11
(36,7%)
03
(10%)
02
(6,7%)
- Tiết dạy áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp Elearning:
Xếp loại
Lớp 9/2
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2013 – 2014 (HKI)
Hóa học 9 (KT 15’)
05
(16,1%)
13
(41,9%)
11
(35,5%)
02
(6,5%)
/
Trong quá trình giảng dạy, nhóm chúng tôi nhận thấy: với những cố gắng của bản thân, sự hợp tác tích cực của học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường nên việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm đã mang lại những kết quả đáng kể đã nêu trên. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này gặp phải một số hạn chế sau:
- Mất thời gian; khó tổ chức với lớp học đông; dễ bị hình thức.
- Nếu tổ chức hoạt động không tốt có thể:
+ Một số HS lười học, yếu kém không tham gia.
+ Một số HS do nhút nhát hoặc vì lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
+ Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau.
+ Thời gian có thể bị kéo dài.
+ Lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
V. KIẾN NGHỊ:
Để đảm bảo cho việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV đạt hiệu quả cao, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
* Đối với Phòng GD – ĐT Mang thít:
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị dạy học và tư liệu phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Mở nhiều lớp bồi dưỡng soạn giảng E-Learning cho CBGV.
Trên đây là những kinh nghiệm của nhóm Hóa – Sinh đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình, những nội dung đã trình bày ở trên không tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp ý kiến ở quí đồng nghiệp để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn./.
Trân trọng cám ơn! 
 Tân Long, ngày 06 tháng 03 năm 2014.
	Duyệt của tổ	 	Thực hiện 
 Trương Văn Lộc	NHÓM HÓA – SINH 
Duyệt của BGH
P. HT
Phạm Phú Quốc

File đính kèm:

  • docChuyen de Hoa.doc
Giáo án liên quan