Chuyên đề Luyện thi Đại học: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là

A. mất một đoạn lớn NST. B. lặp đoạn NST.

C. đảo đoạn NST. D. chuyển đoạn nhỏ NST. Đề CĐ 2007

2. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là

A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. B. mất đoạn lớn.

C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn. Đề ĐH 2007

3. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến

A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.

C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ. Đề ĐH 2007

4. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH (2): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH

A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. Đề ĐH 2008

5. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGzHKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEGzHKM. Dạng đột biến này

A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Luyện thi Đại học: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5. NST, ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
1. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là 
A. mất một đoạn lớn NST. 	B. lặp đoạn NST. 
C. đảo đoạn NST. 	D. chuyển đoạn nhỏ NST.	Đề CĐ 2007
2. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là 
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn. 	B. mất đoạn lớn. 
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. 	D. đảo đoạn.	Đề ĐH 2007
3. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến 
A. lặp đoạn và mất đoạn. 	B. đảo đoạn và lặp đoạn. 
C. chuyển đoạn và mất đoạn. 	D. chuyển đoạn tương hỗ.	Đề ĐH 2007
4. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào? 
(1): ABCDzEFGH → ABGFEzDCH 	(2): ABCDzEFGH → ADzEFGBCH 
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. 
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.	Đề ĐH 2008
5. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEGzHKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEGzHKM. Dạng đột biến này 
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. 
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. 
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. 
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 	Đề ĐH 2008
6. Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ 
A. mắt dẹt thành mắt lồi. 	B. mắt lồi thành mắt dẹt. 
C. mắt đỏ thành mắt trắng. 	D. mắt trắng thành mắt đỏ.	Đề CĐ 2008
7. Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 
A. Hội chứng Đao. 	B. Bệnh ung thư máu. 
C. Hội chứng Claiphentơ. 	D. Hội chứng Tơcnơ. 	Đề CĐ 2008
8. Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau? 
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. 	B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. 	D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 	Đề CĐ 2008
9. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. 
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi. 
C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.	
D. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản. 	Đề CĐ 2009
10. Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là: 
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG 
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là 
A. (1) ← (3) → (4) → (1). 	B. (3) → (1) → (4) → (1). 
C. (2) → (1) → (3) → ( 4). 	D. (1) ← (2) ← (3) → (4). 	Đề CĐ 2009
11. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. Là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào
B. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi
C. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
D. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân	Đề ĐH 2009
BÀI ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
1. Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là 
A. 36. 	B. 12. 	C. 16. 	D. 6.	(Đề CĐ 2007)
2. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là 
A. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly. 
B. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. 
C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. 
D. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly. 	(Đề CĐ 2007)
3. Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó 
A. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc. 
B. một cặp NST nào đó có 5 chiếc. 
C. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.
D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần.	(Đề CĐ 2007)
4. Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở 
A. sự hình thành thoi vô sắc. 
B. việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép. 
C. nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
D. màng tế bào phân chia. 	(Đề CĐ 2007)
5. Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là 
A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x AAaa. C. AAAa x aaaa. D. AAaa x Aaaa.	(Đề CĐ 2007)
6. Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có 
A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. 
B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. 
C. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. 
D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. 	(Đề CĐ 2007)
7. Những cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n (3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây? 
A. Thể đơn bội. 	B. Thể đa bội. 
C. Thể lưỡng bội. 	D. Thể lệch bội (dị bội).	(Đề CĐ 2008)
8. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành 
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể ba nhiễm. D. thể khuyết nhiễm. 	(Đề CĐ 2008)
9. Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể phát triển thành thể 
A. bốn nhiễm. 	B. tứ bội. 	C. tam bội. 	D. bốn nhiễm kép. 	(Đề CĐ 2008)
10. Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, gặp gen B, b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AaaBb	B. Aaabb và AaaBB	
C. AaaBb và AAAbb	D. AAaBb và AAAbb 	(Đề CĐ 2009)
11. Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
	A. AAaa ´ Aa và AAaa ´ aaaa 	B. AAaa ´ Aa và AAaa ´ AAaa
	C. AAaa ´ aa và AAaa ´ Aaaa 	D. AAaa ´ Aa và AAaa ´ Aaaa	(Đề CĐ 2009)
12. Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
	A. 14	B. 21	C. 15	D. 28	(Đề CĐ 2009)

File đính kèm:

  • docTong hop trac nghiem di truyen te bao LTDH(2).doc