Chuyên đề kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể trong việc dạy môn Tiếng Anh

I. Lời mở đầu:

A. Lý do :

Thông thường giáo viên dạy trên lớp chỉ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Bằng cách này thì lớp học ít sôi nổi, tiết học đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là đối với môn tiếng anh. Vì thể bản thân giáo viên phải biết cách kết hợp, vận dụng linh hoạt cả hai hình thức giao tiếp đó là ngôn ngữ hữu ngôn ( bằng lời nói) và ngôn ngữ phi ngôn ( bằng cử chỉ, điệu bộ) để giúp cho học sinh hiếu rõ hơn những gì mà giáo viên cần truyền đạt.

B. Mục đích:

Việc kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể trong việc dạy môn tiếng anh nhằm:

+ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt

+ làm cho lớp học sinh động hơn, không bị nhàm chán

+ thu hút sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú khi học bộ môn tiếng anh

II. Nội dung :

1. “Vỗ tay”

 Chúng ta thường “vỗ tay” khi biểu dương một ý kiến hay nào đó của một cá nhân hay một tập thể, hoặc khi học sinh thắng cuộc trong trò chơi. “ Vỗ tay” là một cách để khích lệ tinh thần học tập của học sinh vì nếu các em được thầy cô, bạn bè cổ vũ động viên kịp thời thì các em sẽ thấy rất thích thú và thấy tự tin hơn.

 Ngoài ra “vỗ tay” cũng là một trong những cách để giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh. Chẳng hạn khi học sinh tháo luận nhóm, cặp xong, giáo viên yêu cầu học sinh ngừng thảo luận và tập trung để lắng nghe đại diện các nhóm trình bày lại ý kiến của họ. Trong không khí ồn ào như thế nếu giáo viên chỉ nói “ Now, the whole class, stop discussing and turn back. Listen to your friends!” thì chắc chắn học sinh ít tập trung và sẽ mất nhiều thời gian hơn.Để thu hút sự chú ý của học sinh giáo viên nên kết hợp vừa “vỗ tay” vừa nói “ Now, the whole class, stop discussing and turn back. Listen to your friends!” thì học sinh sẽ tập trung hơn

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể trong việc dạy môn Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: “ KẾT HỢP NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỂ TRONG VIỆC DẠY MÔN TIẾNG ANH”
Lời mở đầu:
Lý do :
Thông thường giáo viên dạy trên lớp chỉ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Bằng cách này thì lớp học ít sôi nổi, tiết học đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là đối với môn tiếng anh. Vì thể bản thân giáo viên phải biết cách kết hợp, vận dụng linh hoạt cả hai hình thức giao tiếp đó là ngôn ngữ hữu ngôn ( bằng lời nói) và ngôn ngữ phi ngôn ( bằng cử chỉ, điệu bộ) để giúp cho học sinh hiếu rõ hơn những gì mà giáo viên cần truyền đạt.
Mục đích:
Việc kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể trong việc dạy môn tiếng anh nhằm:
+ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt
+ làm cho lớp học sinh động hơn, không bị nhàm chán
+ thu hút sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú khi học bộ môn tiếng anh
Nội dung :
1. “Vỗ tay”
	Chúng ta thường “vỗ tay” khi biểu dương một ý kiến hay nào đó của một cá nhân hay một tập thể, hoặc khi học sinh thắng cuộc trong trò chơi. “ Vỗ tay” là một cách để khích lệ tinh thần học tập của học sinh vì nếu các em được thầy cô, bạn bè cổ vũ động viên kịp thời thì các em sẽ thấy rất thích thú và thấy tự tin hơn.
	Ngoài ra “vỗ tay” cũng là một trong những cách để giáo viên thu hút sự chú ý của học sinh. Chẳng hạn khi học sinh tháo luận nhóm, cặp xong, giáo viên yêu cầu học sinh ngừng thảo luận và tập trung để lắng nghe đại diện các nhóm trình bày lại ý kiến của họ. Trong không khí ồn ào như thế nếu giáo viên chỉ nói “ Now, the whole class, stop discussing and turn back. Listen to your friends!” thì chắc chắn học sinh ít tập trung và sẽ mất nhiều thời gian hơn.Để thu hút sự chú ý của học sinh giáo viên nên kết hợp vừa “vỗ tay” vừa nói “ Now, the whole class, stop discussing and turn back. Listen to your friends!” thì học sinh sẽ tập trung hơn.
	2. “ Gậc đầu”
	Khi chúng ta đồng ý hay tán thành một câu trả lời đúng hay một ý kiến hay của học sinh, giáo viên thường đáp lại “Yes”, “Right” hoặc “OK”, …nhưng tại sao chúng ta không kết hợp với cái “gậc đầu” nhẹ để cho việc giao tếp giữa giáo viên và học sinh được tự nhiên hơn?
	Trong quá trình lắng nghe câu trả lời từ phía học sinh, giáo viên nên lắng nghe một cách chăm chú và thể hiện sự đồng tình khi học sinh trả lời đúng bằng một cái“gậc đầu”. Điều này chứng tỏ được sự hợp tác qua lại giữa giáo viên và học sinh trong môi trường giao tiếp thân thiện an toàn
	3. “ Chỉ tay”
	Thông thường khi gọi học sinh đứng lên trả lời bài, giáo viên chỉ tay vào học sinh và gọi tên học sinh đó. Ví dụ giáo viên chỉ em Hoa và nói: “Hoa, please!” hoặc là: ‘ Hoa, can you?”. Nhưng chúng ta cần lưu ý không dùng ‘một ngón tay” để chỉ học sinh. Trong giao tiếp của người Anh thì chỉ tay bằng một ngón tay được coi là “rude”, “impolite”. Vì thế để tránh trường hợp này giáo viên nên dùng cả bàn tay khi muốn chỉ vào học sinh và gọi tên học sinh
	4. Một số cách thông dụng khác
	a) Yêu cầu học sinh đóng, mở sách
	Nếu như giáo viên muốn học sinh “đóng” hoặc “mở” sách mà chỉ nói “Close / Open your books, Please!” mà không dung cử chỉ để minh họa thì thiếu tính thuyết phục minh họa. Tuy đây là câu nói thông dụng, dể hiểu nhất , nhưng đối với những học sinh yếu kém thì điều này không dễ hiểu tí nào cả. Vì vậy, để giúp cho học sinh dễ hiểu và mang tính minh họa sinh động, giáo viên nên kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. Chẳng hạn như khi giáo viên nói : “Close, your book, please!” và úp hai bàn tay lại giống như hành đông “đóng sách” thì chắc chắn rằng tất cả các học sinh đều hiểu là họ sẽ phải làm gì
	b) Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận đáp án với bạn
	Nhiều học sinh hiểu ra ngay khi giáo viên yêu cầu học sinh “ Dicuss the answers with your friends” hoặc “ Compare your answers with your friends” …nhưng cũng không ít học sinh không hiểu là mình phải làm gì. Do vậy giáo viên nên quy định với học sinh một số cách giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể để khi giáo viên làm động tác nào thì học sinh sẽ hiểu ra ngay là mình biết sẽ phải làm gì
Ví du: 
Khi giáo viên muốn học sinh trao đổi, thảo luận đáp án trước khi đưa ra câu trả lời đúng thì nên kết hợp nói “ Dicuss the answers with your friends” hoặc “ Compare your answers with your friends” và dùng hai bàn tay di chuyển qua lại giống như kiểu trao đổi với nhau
	c) Yêu cầu học sinh nói to hơn
	Trong giao tiếp, đặc biệt là đối với môn tiếng anh học sinh thường nhút nhát, rụt rè nên các em thường nói nhỏ không rõ ràng. Giáo viên thường yêu cầu các em nói to hơn: ” Louder, please!” hoặc “ Sorry, I can’t hear you, speak louder please!”
Nếu muốn học sinh hiểu được ý của mình thì giáo viên phải dạy trước cho học sinh cụm từ này ngay từ đầu. Tuy nhiên không cần thiết phải như thế vì giáo viên nào biết cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời nói và hành động thì lâu dần sẽ tạo cho học sinh thói quen và học sinh sẽ nắm bắt được và hiểu được ngay hàm ý của giáo viên
Ví dụ:
 	Cách 1: Giáo viên đưa tay lên và để vào tai làm như thể giáo viên không nghe gì cả và yêu cầu học sinh nói lại lần nữa
	Cách 2: Giáo viên dùng năm ngón tay chụm lại và mở ra hết cỡ như thể giáo viên muốn học sinh mở khẩu hình miệng to hơn nữa
	d) Một số “ Miming” trong khi dạy từ vựng hoặc dạy cấu trúc
	Đây là thủ thuật dạy từ hoặc cấu trúc mà giáo viên thường áp dụng trong khi dạy, vì vậy tùy theo cách diễn đạt của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể vận dụng một cách linh hoạt vào trong việc giảng dạy của mình. Khi giáo viên sử cử chỉ điệu bộ để giới thiêu ngữ liệu thì chắc chắn rằng học sinh sẽ thích thú hơn và lớp học càng sinh động hơn. Qua đó giúp cho học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ bài hơn và đặc biệt các em càng thấy hứng thú hơn khi học môn tiếng anh.
Ví du:
	+ Khi dạy thì hiện tại tiếp diễn: Giáo viên ngồi vào bàn và nhắm mắt lại và hỏi “ What am I doing?” (I am sleeping)
	+ Khi dạy từ “ Kick” : Giáo viên dung chân đá vào một vật gì đó và nhấn mạnh từ “Kick” [đá (banh)]
	+…
Kết luận: 
Từ thực tế giảng dạy trong những năm qua, cùng với những kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn giới thiêu một vài cách mà tôi đã sử dụng để giáo viên trong tổ cũng như đồng nghiệp của mình có thể vận dụng và góp ý thêm để từ đó chúng ta rút ra những phương pháp dạy học có hiệu quả hơn. 

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ- NGÔN NGỮ GIAO TIẾP.doc
Giáo án liên quan