Chuyên đề hoá học năm học 2009-2010 sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học ở trường trung học cơ sở

- Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên trong việc dạy và học môn Hoá học học sinh phải được trực tiếp làm hoặc quan sát giáo viên tiến hành các thí nghiệm tại lớp.

- Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không tiến hành thí nghiên thực do nhiều nguyên nhân như: Độc hại, nguy hiểm, không đủ hoá chất . thì ta có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo

- Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong trường học, với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, đèn chiếu Projector và các phần mềm tiện ích trong máy tính thì việc dùng thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm thực là hoàn toàn có thể làm được

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề hoá học năm học 2009-2010 sử dụng thí nghiệm ảo trong giảng dạy môn hoá học ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN	
Tổ Lý – Hoá	
CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC NĂM HỌC 2009-2010
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO TRONG GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên trong việc dạy và học môn Hoá học học sinh phải được trực tiếp làm hoặc quan sát giáo viên tiến hành các thí nghiệm tại lớp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không tiến hành thí nghiên thực do nhiều nguyên nhân như: Độc hại, nguy hiểm, không đủ hoá chất ... thì ta có thể thay thế bằng thí nghiệm ảo
Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong trường học, với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, đèn chiếu Projector và các phần mềm tiện ích trong máy tính thì việc dùng thí nghiệm ảo thay thế cho các thí nghiệm thực là hoàn toàn có thể làm được
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Theo tôi, thí nghiệm ảo được chia làm 3 loại: Hình vẽ tĩnh, hình vẽ động và các đoạn video. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng bài, từng tiết học mà ta sử dụng.
1/ Hình vẽ tĩnh: là loại đơn giản nhất, đây là những hình có sẵn được in thành tranh trong kho thiết bị hoặc do giáo viên tự vẽ lại. Khi giảng dạy, giáo viên kết hợp việc mô tả của mình với chỉ minh hoạ trên tranh. Loại này sử dụng đơn giản, dễ làm, có thể sử dụng rộng rãi trong mọi điều kiện nhưng hiệu quả không cao.Ví dụ: .........
* Mô hình tượng trưng cho mẫu kim loại, mẫu khí Hiđrô, khí Oxi( Hoá 8)
* Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí Hiđrô và khí Oxi tạc ra nước( Hoá 8)
* Thí nghiệm xác định thành phần của không khí( Hoá 8)
* Tranh phân huỷ nước bằnh dòng điện, tổng hợp nước bằng dòng điện ( Hoá 8)
* Tranh Natri cháy trong khí Clo ( Hoá 9)
* Sơ đồ bể điện phân Nhôm Oxit nóng chảy ( Hoá 9)
* Sơ đồ lò luyện gang ( Hoá 9)
* Tranh Hiđrrô cháy trong khí Clo ( Hoá 9)
* Tranh điều chế khí Clo ( Hoá 9)
* Sơ đồ thùng điện phân dung dịch NaCl để điều chế khí Clo ( Hoá 9)
* Sơ đồ lò quay sản xuất Clanhke (Hoá 9)
2/ Hình vẽ động: là những tranh vẽ nhưng sử dụng các hiệu ứng chuyển động và kỹ thuật trình chiếu trên phần mềm Powerpoint. Sử dụng loại thí nghiệm này sẽ hấp dẫn hơn đối với học sinh, hiệu quả cao hơn, có thể kết hợp để thiết kế trên các slide của bài giảng điện tử. Tuy nhiên hình vẽ này đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công, biết cách làm và phải có sự hỗ trợ của thiết bị điện tử. Ví dụ: ...........
* Thí nghiệm Natri cháy trong khí Clo( Hoá 9)
* Thí nghiệm Hiđrrô cháy trong khí Clo( Hoá 9)
* Thí nghiệm Natri tác dụng với H2O( Hoá 9)
* Thí nghiệm CO khử CuO( Hoá 9)
* Thí nghiệm CO2 phản ứng với H2O( Hoá 9)
* Thí nghiệm phản ứng cháy của Mêtan( Hoá 9)
* Thí nghiệm Êty len tác dụng với dd Brôm ( Hoá 9)
3/Các đoạn Video clip:chủ yếu được lấy từ chương trình Preteching mà các trường đã mua và cài đặt trong máy tính. Loại này có hiệu quả cao nhất, hấp dẫn nhất đói với học sinh và cũng rất dễ thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử. Các Video clip có thể được sử dụng độc lập như là một loại đồ dùng trong những tiết học bình thường hoặc có thể chèn vào các slide, cho chạy kèm theo trong các bài giảng bằng giáo án điện tử. Điểm hạn chế trong việc sử dụng loại thí nghiệm này là phải có thiết bị và có... điện. Ví dụ: ......
* Các thí nghiệm kim loại tác dụng với muối, Axit tác dụng với muối, Kiềm tác dụng với muối ( Hoá 9)
* Các thí nghiệm điều chế Hđrô, điều chế Oxi .... ( Hoá 8)
Sử dụng bất kỳ loại thí nghiệm nào cũng phải nằm trong hệ thống các phương pháp và quy trình tổ chức sư phạm của tiết học. Đảm bảo sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phương pháp khác nhau, huy động tối đa khả năng làm việc, tư duy của học sinh: Quan sát, mô tả, giải thích, viết phương trình hoá học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
3/ KẾT LUẬN:
	Thí nghiệm ảo là loại thí nghiệm đơn giản, dễ làm, có khả năng sử dụng lớn, nên cần được dùng thường xuyên, cho cả lớp 8 và lớp 9
	Thí nghiệm ảo không hoàn toàn thay thế cho thí nghiệm thực nên chỉ sử dụng trong các trường hợp mà không thể tiến hành làm thí nghiệm thật.
	Mặc dù hiệu quả của thí nghiệm ảo không thể so sánh được với thí nghiệm thực nhưng nó giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức trên lớp, học sinh học tập hứng thú hơn, hiểu bài tốt hơn nên việc sử dụng nó là một cách để khắc phục tình trạng dạy chay, góp phần đổi mới phương pháp dạy- học và nâng cao chất lượng bộ môn.
Nam phước ngày 10 tháng 12 năm 2009
Người viết
TRẦN THỊ PHÚC

File đính kèm:

  • docChuyen de Hoa 20092010.doc