Chuyên đề Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông

Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, việc làm này phải được thực hiện thường xuyên trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều đề án đổi mới giáo dục để giáo dục Việt nam có thể theo kịp với các nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những đề án đang được thực hiện là thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình và kiểm tra đánh giá

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xuyên trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều đề án đổi mới giáo dục để giáo dục Việt nam có thể theo kịp với các nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những đề án đang được thực hiện là thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình và kiểm tra đánh giá. Đối với bộ môn Hóa học là môn khoa học Tự nhiên gắn liền với những qui luật khách quan và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống con người. Các qui luật của Hóa học gắn với các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Tại sao mía lại ngọt, chanh lại chua, khi bị ong đốt thì nên bôi vôi, trứng luộc lại bị rắn....vv và còn hàng ngàn các câu hỏi tại sao nữa, tất cả các sự hiện tượng đó đều có thể được giải thích trong quá trình học bộ môn Hóa học trong trường phổ thông. Trong nhiều kì thi học sinh giỏi Quốc tế học sinh Việt nam thường làm bài thi lí thuyết rất tốt, thậm chí đạt điểm tuyệt đối, song điểm thực hành thì còn thua nhiều so với học sinh các nước khác, điều đó đã làm cho những người làm công tác giáo dục đáng phải suy nghĩ và trong quá trình thay sách giáo khoa hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã tăng cường các thí nghiệm thực hành đối với việc giảng dạy Hóa học trong trường phổ thông. Qua việc giảng dạy bộ môn Hóa học bậc THPT có sử dụng thí nghiệm trực quan theo đúng yêu cầu của bộ môn tôi nhận thấy học sinh học tập rất tích cực. Các em có vai trò như một nhà khoa học được tìm tòi, khám phá khoa học nên các em rất hứng thú với việc học tập, từ đó việc tiếp cận kiến thức mới rất nhanh, hiểu bản chất và tiết học trở nên sôi động hào hứng. Năm học này ngoài việc thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh CNTT, đổi mới quản lí tài chính, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng trên mọi lĩnh vực của giáo dục nói chung thì đối với bộ môn Hóa học cần phải sử dụng thí nghiệm thực hành trong các giờ dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn nói riêng.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
- Thực hành thí nghiệm là một việc làm không thể thiếu đối với việc giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường phổ thông. Theo chương trình phân ban của bộ GD–ĐT thì số tiết thực hành thí nghiệm và số tiết cần phải làm thí nghiệm trực quan cho học sinh của bộ môn Hoá học được tăng lên khá nhiều so với chương trình cải cách trước đây, nhằm giúp cho học sinh được “học đi đôi với hành” từ đó giúp học sinh được hiểu sâu hơn, rộng hơn những kiến thức về bộ môn mà mình đang học. Chính vì vậy việc tăng cường cho học sinh làm các thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy Hoá học ở trường phổ thông là rất cần thiết, nhằm đảm bảo đúng qui chế chuyên môn mà bộ GD – ĐT đã ban hành và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.
2. Thực trạng của vệc sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hoá học ở trường phổ thông hiện nay.
	- Hiện nay việc làm thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học ở các trường phổ thông còn nhiều vấn đề khó khăn bất cập vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan: Ví dụ hoá chất không đảm bảo chất lượng, dụng cụ không đồng bộ, thời gian các giáo viên dành cho việc làm thử các thí nghiệm không nhiều, trong nhiều trường phổ thông chưa có cán bộ chuyên trách việc chuẩn bị thí nghiệmvv. Vì vậy việc “Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông” còn nhiều hạn chế, do đó việc thực hiện đầy dủ các thí nghiệm thực hành theo đúng qui chế của bộ GD– ĐT đối với bộ môn chưa đạt được những kết quả như chúng ta mong muốn.
	- Tại trường THPT Thái Phiên nơi tôi đang công tác Nhà trường cũng đã có một cán bộ quản lí phòng thí nghiệm và chuẩn bị các thí nghiệm thực hành cho giáo viên bộ môn và các giáo viên đều tích cực làm các thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy. Hàng tuần, hàng tháng chúng tôi đều trao đổi lên kế hoạch bài nào, khối nào thì sẽ làm những thí nghiệm gì, những điểm cần lưu ý khi là các thí nghiệm đó. Do đó việc giáo viên sử dụng các thí nghiệm thực hành để nâng cao chất lượng giảng dạy là việc làm thường xuyên và chất lượng của bộ môn ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Quá trình thực hiện
- Trong các lớp tôi tham gia giảng dạy thì việc sử dụng thí nghiệm trong các tiết dạy được tôi rất coi trọng đồng thời làm đầy đủ tất cả các thí nghiệm có thể thực hiện được và tôi nhận thấy các em học sinh rất hào hứng thú trong các giờ học có thí nghiệm trực quan. Sau đây tôi chỉ xin đưa ra một số thí dụ để chứng minh cho sự hiệu quả của việc “Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông”
- Trong bài dạy về Glucozơ chúng ta làm thí nghiệm cho dung dịch glucozơ vào Cu(OH)2 thì thấy tạo thành dung dịch xanh đậm trong suốt, sau đó đun nóng thì xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. Học sinh sẽ quan sát các hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận về tính chất của glucozơ là tính chất của rượu đa chức có nhiều nhóm –OH ở các nguyên tử C liền kề và có tính chất của nhóm chức anđehit –CHO, từ đó học sinh có thể tự viết được công thức cấu tạo mạch hở của glucozơ.
- Trong bài protein chúng ta có thể là các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Đun nóng lòng trắng trứng thì có hiện tượng lòng trắng trứng chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn
Thí nghiệm 2: Cho lòng trắng trứng vào dung dịch HNO3 đặc thấy có kêt tủa trắng xuất hiện, đun nóng thì kết tủa trắng chuyển sang màu vàng.
Thí nghiệm 3: Cho lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 thì kết tủa tan tạo dung dịch màu tím.
Từ 3 thí nghiệm trên học sinh tự kết luận được một số tính chất của protit là khả năng bị đông tụ ở nhiệt độ cao hoặc trong môi trường axit đồng thời có phản ứng màu với Cu(OH)2 và dung dịch HNO3 đặc.
- Khi dạy về tính chất hoá học của kim loại chúng ta có thể sử dụng các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Đốt dây đồng trong khí clo chứa trong bình nón, sau đó cho nước cất vào bình nón và đốt bột nhôm trong không khí học sinh sẽ quan sát thấy các hiện tượng dây đồng và bột nhôm cháy sáng, dung dịch trong bình nón có màu xanh lam. Từ đó học sinh có thể giải thích được dung dịch màu xanh đó là dung dịch muối CuCl2 và viết được các phản ứng xảy ra giữa Cu với Cl2 và Al với O2 đồng thời sẽ khái quát được tính chất của kim loại là tác dụng được với phi kim.
Thí nghiêm 2: Cho dây Mg và dây Cu vào 2 ống nghiệm đều chứa dung dịch axit H2SO4 loãng thì thấy hiện tượng Mg phản ứng và có bọt khí thoát ra còn Cu không phản ứng, từ đó học sinh sẽ nắm được kim loại phản ứng được với các dung dịch axit H2SO4 loãng, axit HCl là kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.
Thí nghiệm 3: Cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc, Zn vào dung dịch HNO3 loãng học sinh sẽ quan sát thấy các hiện tượng ống đựng dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu đỏ thoát ra và dung dịch có màu xanh còn ống đựng dung dịch HNO3 loãng có khí không màu thoát ra, sau một thời gian khí chuyển sang màu vàng nâu và dung dịch không màu trong suốt. Từ đó học sinh khái quát được kim loại phản ứng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc không tạo khí H2 và tự viết được các phương trình phản ứng.
4. Kết quả thực hiện
	- Năm học 2008–2009 này tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy 3 lớp 12 và 2 lớp 11, trong các kì thi chung của Nhà trường các lớp của tôi tham gia giảng dạy thường có chất lượng ở tốp đầu của khối, trong các kì thi vào đại học bộ môn Hóa của trường THPT Thái Phiên cũng đứng trong tốp đầu của các trường THPT trong thành phố.
	- Thống kê chất lượng của 5 lớp mà tôi đang tham gia giảng dạy trong năm học 2008–2009.
Lớp
Tỉ lệ đạt yêu cầu
Xếp thứ của khối
Học kì 1
Học kì 2
Học kì 1
Học kì 2
12A4
100%
100%
2/16
2/16
12A6
94,23%
96,15%
6/16
5/16
12B3
90,38%
92,3%
8/16
8/16
11A2
95,92%
97,96%
4/15
3/15
11A6
100%
100%
1/15
1/15
5. Một số điểm cần lưu ý khi thực hành thí nghiệm
- Đối với các thí nghiệm có sử dụng dây Cu thì dây Cu thường có lớp nhựa cách điện bao phủ bên ngoài nên phản ứng không xảy ra hoặc xảy ra rất chậm dẫn đến kết quả thí nghiệm không thành công vì vậy trước khi làm thí nghiệm với dây Cu ta phải làm sạch bề mặt nó bằng giấy nhám
- Đối với thí nghiệm cho các kim loại phản ứng với dung dịch HNO3 đặc thì cần phải chuẩn bị bông đã tẩm sẵn dung dịch kiềm để hấp thụ khí NO2 thoát ra tránh gây ô nhiễm phòng học
- Đối với thí nghiệm cho Glucozơ, lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 thì khi điều chế Cu(OH)2 nên dùng NaOH dư thì phản ứng dễ thành công hơn.... và còn rất nhiều điểm cần lưu ý khác nữa
IV. KHUYẾN NGHỊ
- Bộ GD&ĐT cần có những chỉ đạo các công ty thiết bị giáo dục sản xuất các thiết bị giáo dục đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng theo chương trình phân ban mà bộ đang thực hiện để cung cấp cho các trường THPT trên toàn quốc, giao chỉ tiêu đào tạo cán bộ chuyên trách việc thực hành thí nghiệm ở trường phổ thông cho các trường Sư phạm nhằm giúp cho việc đổi mới giáo dục được đồng bộ và đạt kết quả cao
- Các trường THPT cần có những cán bộ chuyên trách việc quản lí phòng thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm cho bộ môn Hoá học nói riêng và các bộ môn nói chung.
- Cấp trên nên giao cho các trường THPT được chủ động sử dụng tất cảc các nguồn kinh phí và tìm đối tác cung cấp các thiết bị giáo dục cho từng bộ môn.
V. TIỂU KẾT
Trên đây là một số thí nghiệm mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy Hoá học 12 nâng cao và hiệu quả đạt được là rất rõ. Tuy nhiên việc việc “Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông” không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận tiện và đạt được những kết quả như chúng ta mong muốn, vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan: Ví dụ hoá chất không đảm bảo chất lượng, thời gian các giáo viên dành cho việc làm thử các thí nghiệm không nhiều, trong nhiều trường phổ thông chưa có cán bộ chuyên trách việc chuẩn bị thí nghiệm, thiết bị chưa đồng bộ...vv. Do đó việc “Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông” phần nào cũng còn bị hạn chế. Đó cũng là một số ý kiến của riêng tôi, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học ở trường phổ thông ngày càng đạt đ

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(1).doc