Chuyên đề Halogen (tiết 4)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng :

a) FeCl2 + Cl2  FeCl3

b) Cl2 + SO2 + H2O  HCl + H2SO4

c) KOH + Cl2  KCl + KClO3 + H2O

d) Ca(OH)2 + Cl2  Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Halogen (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HALOGEN
Hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng :
a) FeCl2 + Cl2 ® FeCl3
b) Cl2 + SO2 + H2O ® HCl + H2SO4
c) KOH + Cl2 ® KCl + KClO3 + H2O
d) Ca(OH)2 + Cl2 ® Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.
Có bốn bình không dán nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Hãy trình bày phương pháp hoá học nhận biết dung dịch chứa trong mỗi bình.
Cho 69,6 g mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho 1,000 lit H2 và 0,672 lit Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 38,540 g nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50,000 g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 g kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Hãy cho biết tính chất hoá học quan trọng nhất của nước Gia-ven, clorua vôi và ứng dụng của chúng. Vì sao clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven ?
Cho các hoá chất NaCl(r), MnO2(r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (dd đặc), Ca(OH)2(r). Từ các hoá chất đó, có thể điều chế được các chất sau đây hay không ?
a) Nước Gia-ven; b) Kali clorat; c) Clorua vôi; d) Oxi; e) Lưu huỳnh đioxit.
Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Để điều chế kali clorat với giá thành hạ người ta thường làm như sau : Cho khí clo đi qua nước vôi đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với KCl và làm lạnh. Khi đó kali clorat sẽ kết tinh.
Hãy viết phương trình các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao kali clorat kết tinh.
Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M, NaCl 0,1M. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.
Chứng minh rằng brom có tính oxi hoá yếu hơn clo và mạnh hơn iot.
Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.
a) Viết phương trình phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32 g Br2.
Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.
Khí hiđro, thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí clo. Để kiểm tra xem khí hiđro có lẫn clo hay không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iotua và tinh bột. Hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy ?
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3) làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.
Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất gì ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Thêm 78 ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/l. Hãy xác định phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua (đktc) cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.
Cho các chất : brom, clo, hiđro clorua, iot, bạc bromua, natri clorua.
Hãy chọn trong số các chất trên :
a) Một chất lỏng ở nhiệt độ phòng;
	b) Một chất có trong nước biển nhưng không có trong nước nguyên chất;
	c) Một chất khí màu lục;
	d) Một chất bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời;
	e) Một chất khí không màu tạo "khói" trong không khí ẩm;
	f) Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm;
	g) Một chất khí khi tan trong nước tác dụng dần với nước tạo ra hai axit;
	h) Một chất rắn khi được đun nóng biến thành khí màu tím;
	i) Một chất khí tẩy trắng giấy màu ẩm.

File đính kèm:

  • dochalogen1.doc
Giáo án liên quan